Dịch Ngắn
|
Chào Mừng Năm
Con Chó
Chó
Bên Đường
Tôi làm một
chuyến đi, để tự mình làm quen với xứ sở của tôi,
trên một chiếc xe hai ngựa, với rất nhiều cỏ khô, và một xô nước uống
cho ngựa,
ở phiá sau xe. Tôi đi qua một vùng đồi, hai bên đường là những nhóm cây
thông,
con đường dẫn tới một vùng rừng, với những mái rạ lấp ló, ẩn hiện sau
lùm cây,
và từ mái rạ, những tụm khói bốc lên khiến có cảm tưởng đó là những căn
nhà đang
cháy. Tôi đi qua những vùng đồng, vùng ao hồ. Thật là thú vị khi cứ đi
như thế,
mặc tình cho ngựa rong ruổi, và chờ đợi, khi, vượt thung lũng tới, và
lại
nhìn một làng quê từ từ xuất hiện, hay một công viên, với một điểm
trắng của một
trang viện ở trong nó. Và đi tới đâu, bất cứ chỗ nào, chúng ta cũng
nghe tiếng
chó sủa. Con vật tỏ ra hết sức trung thành, hết sức mẫn cán, với nhiệm
vụ của nó.
Đó là khởi đầu của thế kỷ. Đó là chấm dứt của thế kỷ.
Tôi không chỉ
nghĩ đến những
con người sống ở đó, bao nhiêu thế hệ con người, mà còn nghĩ tới bao
nhiêu
thế hệ chó,
đời đời kiếp kiếp chó, cùng rong ruổi với con người, trong cái cuộc đời
một ngày như mọi
ngày. Và thế là một cái tên bật ra, vào lúc tảng sáng, trước khi lại
ngủ trở lại,
tự nó gói ghém hết ý nghĩa của nó: Chó Bên Đường. (1)
Czeslaw
Milosz: Chó Bên
Đường
[Road-side Dog, bản
dịch tiếng
Anh của tác giả và Robert Hass, nhà xb Farrar, Strauss and Giroux, New
York]
Đọc,
tôi cứ
tưởng tượng ra, không chỉ một, mà tới hai con chó bên
đường,
ở khu miền ngược. Một, là Nguyễn Chí Thiện, và những tiếng chó sủa có
tên là Hoa Địa Ngục.
Và một, Nguyễn
Huy Thiệp và những tiếng chó sủa mà Những Ngọn Gió từ
đỉnh Hua Tát, mang đi xa mãi xuống miền xuôi.
Ở đây, trên
trang Tin Văn, này, cũng chỉ là lập lại những tiếng chó
sủa, ở vào lúc tận cùng thế kỷ, và ở đầu thiên niên kỷ...
(1) Bản tiếng Anh
ROAD-SIDE DOG
I
went on a journey in order to acquaint myself with my province,
in a two-horse wagon with a lot of fodder and a tin bucket rattling in
the
back. The bucket was required for the horses to drink from. I traveled
through
a country of hills and pine groves that gave way to woodlands, where
swirls of
smoke hovered over the roofs of houses, as if they were on fire, for
they were
chimneyless cabins; I crossed districts of fields and lakes. It was so
interesting to be moving, to give the horses their rein, and wait
until, in the
next valley, a village slowly appeared, or a park with the white spot
of a
manor in it. And always we were barked at by a dog, assiduous in its
duty. That
was the beginning of the century; this is its end. I have been thinking
not
only of the people who lived there once but also of the generations of
dogs
accompanying them in their everyday bustle, and one night—I don't know
where it
came from—in a pre-dawn sleep, that funny and tender phrase composed
itself: a
road-side dog.
|