*



*



1

Monument waves of weeping
marble grain fused with blood-stained veins
Belief and youth beaten beneath
a tank's rust-chained treads
Ancient story of the East
leaks out new hope unexpectedly 

The glorious crowds have little by little disappeared
like a river that slowly, steadily dries away
landscape on both shores transformed to stone
Every throat has been strangled by fear, every
trembling has traced the dissipated niter smoke
Only the executioner's steel
helmet glints, luminous glints

2

I cannot recognize the flag anymore
The flag like an unknowing child
who's flung upon Mother's corpse
returns home weeping
I cannot tell day from night anymore
Time has been petrified by gunshots
like a paralytic without memory
Gun's muzzle presses into my back
I've lost my passport and identity card
In the bayonet-inflamed dawn
that once familiar world
cannot find a handful of dirt
to bury itself in
Naked red heart
collides with iron and steel
Earth without water without greenness
ravaged by sunlight

3

They wait and wait
wait for time to invent an exquisite lie
wait for the transformation of the bestial hour
Indeed, wait until
fingers transform to sharpened claws
eyes transform to a gun's mouth
feet transform to chained treads
air transforms to a command
It arrives
at last it arrives
the five-thousand-year awaited command
Open fire-kill people
kill people-open fire
Peaceful petition, hands unarmed
an old man's cane, a child's torn jacket
The executioner will never be swayed
Eyes burnt to red
Gun-barrels shot to red
Hands dyed red
A bullet
A mud-thick secret spills out
A crime
A kind of heroic feat
How relaxing
death's arrival
How easy
bestial desires are satisfied
Young soldiers
recently clothed in uniform
still haven't felt
the intoxication of a girl's kiss
but now in an instant
experience the bloodthirsty pleasure
of murder, their youth's beginnings
They who
cannot see the blood-soaked dress
cannot hear the struggle's scream
through steel helmets cannot perceive life's fragility
They aren't aware
of the fatuous old man
transforming the ancient capital
into another zone of Auschwitz
Brutality, iniquity rise up from the earth
like the splendor of a pyramid
while life crumbles into the abyss
where even the faintest echo cannot be heard
The massacre has engraved a nation's tradition
years, months as remote as an abandoned language
that enacts a final farewell

4

I had imagined being there beneath sunlight
with the procession of martyrs
using just the one thin bone
to uphold a true conviction
And yet, the heavenly void
will not plate the sacrificed in gold
A pack of wolves well-fed full of corpses
celebrate in the warm noon air
aflood with joy
Faraway place
I've exiled my life to
this place without sun
to flee the era of Christ's birth
I cannot face the blinding vision on the cross
From a wisp of smoke to a little heap of ash
I've drained the drink of the martyrs, sense spring's
about to break into the brocade-brilliance of myriad flowe
Deep in the night, empty road
I'm biking home
I stop at a cigarette stand
A car follows me, crashes over my bicycle
some enormous brutes seize me
I'm handcuffed eyes covered mouth gagged
thrown into a prison van heading nowhere
A blink, a trembling instant passes
to a flash of awareness: I'm still alive
On Central Television News
my name's changed to "arrested black-hand"
though those nameless white bones of the dead
still stand in the forgetting
I'm lifted up high by the self-invented lie
tell everyone how I've experienced death
so that "black-hand" becomes a hero's medal of honor
Even if I know
death's a mysterious unknown
being alive, there's no way to experience death
and once dead
cannot experience death again
yet I'm still
hovering within death
a hovering in drowning
Countless nights behind iron-barred windows
and the graves beneath starlight
have exposed my nightmares

Besides a lie
I own nothing 

Liu Xiaobo

June Fourth Elegies: Experiencing Death

Qincheng Prison June 1990

First anniversary offering for 6/4

 

Trải nghiệm cái chết

I

Bia kỉ niệm từng hồi thổn thức
Đường vân đá hoa thấm từng vết máu
Niềm tin và tuổi xuân
Ngã sóng xoài dưới xích sắt xe tăng
Câu chuyện đông phương cổ xưa ấy
Bỗng muốn nhỏ xuống từng giọt tươi rói  

Dòng người cuồn cuộn dần dần tan mất
Như con sông từ từ cạn khô
Phong cảnh hai bờ hoá đá
Tất cả cổ họng nghẹt thở bởi nỗi hãi hùng
Tất cả run rẩy bị hơi cay xua đi
Chỉ thấy lấp lánh mũ sắt đao phủ

 II

Tôi không còn biết đến lá cờ
Lá cờ giống đứa trẻ chưa hiểu sự đời
Sà xuống xác mẹ khóc kêu về nhà
Tôi không còn phân biệt ngày đêm sáng tối
Thời gian bị tiếng súng khiến cho sững sờ
Như người thực vật mất đi trí nhớ
Tôi đã vứt bỏ chứng minh và hộ chiếu
Cái thế giới từng quen thuộc kia
Trong bình minh tua tủa lưỡi lê
Tìm không ra một dúm đất
Vùi chôn chính mình  

Quả tim đỏ roi rói
Va đập với sắt thép
Mặt đất không có nước không màu xanh
Mặc tình để ánh mặt trời hiếp nhục  

III

Họ đợi ôi họ đợi
Đợi đến giờ biến thành dã thú
Đợi thời gian phịa ra lời dối trá hoàn hảo
Đợi đến khi
Móng tay biến thành vuốt sắc
Con mắt biến thành họng súng
Hai chân biến thành xích sắt
Không khí biến thành mệnh lệnh
Đến rồi
Cuối cùng đến rồi
Cái mệnh lệnh suốt năm ngàn năm đã đợi 

Nã súng - giết người
Giết người – nã súng
Thỉnh nguyện hoà bình và tay không tấc sắt
Tóc bạc chống gậy và tay nhỏ níu ngực
Chẳng thể nào làm động lòng đao phủ
Nòng súng bắn đỏ rồi
Hai tay nhuộm đỏ rồi
Đôi mắt cháy đỏ rồi
Một viên đạn
Là một sự giải toả nhơ nhớp
Một lần phạm tội
Là một cử chỉ tráng chí anh hùng  

Nhẹ nhàng làm sao
Cái chết cứ vậy mà đến
Dễ dàng làm sao
Thú tính cứ vậy mà thoả thuê
Những binh sĩ trẻ kia
Có lẽ mới vừa khoác quân phục
Chưa từng nếm trải một lần
Chút men say nụ hôn thiếu nữ
Nhưng chỉ trong khoảnh khắc
Đã trải nghiệm khoái cảm khát máu
Giết người, là cách mà họ bắt đầu tuổi thanh xuân  

Bọn họ
Nhìn không thấy máu ướt đẫm váy
Nghe không ra tiếng kêu xé giãy dụa
Họ chẳng có một tí ti cảm giác
Giữa nón sắt cứng rắn và sự sống yếu ớt
Họ không hề biết
Một lão già ngây dại
Đang biến kinh thành cổ xưa
Thành một nơi nữa của Auschwitz  

Tàn nhẫn và tội ác dậy  đất
Huy hoàng như kim tự tháp
Mà mạng sống tan rã tựa vực sâu
Nghe không th ấy một tiếng vang vọng
Giết chóc đã chạm khắc nên truyền thống một dân tộc
Tháng năm dằng dặc, như ngôn ngữ hoang phế
Đưa ra lời vĩnh biệt sau cùng  

IV

Tôi muốn gia nhập vào đoàn người tuẫn đạo
Dưới ánh sáng mặt trời
Dùng chỉ còn mảnh xương tàn
Nâng đỡ lên tín ngưỡng chân thành
Nhưng, bầu trời sẽ không bao giờ
Phủ lớp mạ vàng lên kẻ hi sinh
Một bầy sói no nê xác chết
Đang phấn chấn bừng bừng
Trong ấm áp buổi trưa chính ngọ  

Ở xa xa
Tôi đem mạng sống
Đặt vào một nơi không có mặt trời
Thoát ra khỏi kỉ nguyên Chúa ra đời
Tôi không dám nhìn thẳng vào ánh mắt trên thập tự giá
Từ một điếu thuốc đến một nhúm tàn tro
Tôi bị rượu của liệt sĩ chuốc say
Cứ nghĩ rằng mùa xuân này đã mất

Khi tôi bị hai gã chặn đường trấn lột
Trước tiệm thuốc lá lúc đêm sâu
Bập còng bịt mắt nhét miệng
Ném vào xe tù không biết chạy đi đâu
Bỗng nhiên tôi tỉnh ra: tôi vẫn sống
Khi tên tôi được phát trên đài trung ương
Biến thành “bàn tay đen” trong bản tin tức
Thì xương trắng của người vô danh dựng trong quên lãng
Biến thành tấm huy chương anh hùng
Tôi bị lời dối trá tự biên nâng bổng lên cao
Gặp ai cũng nói tôi từng trải nghiệm cái chết  

Mặc dù tôi biết
Cái chết là bí mật chưa biết
Sống, thì vô phương trải nghiệm cái chết
Mà chết rồi
Thì càng vô phương
Nhưng
Tôi vẫn vút bay trong cái chết
Vút bay trong trầm luân
Đêm tối sau vô số cánh cửa sắt
Và mộ phần ở dưới ánh sao
Bị cơn ác mộng của tôi bán đứng  

Ngoài những lời dối trá
Tôi chẳng có gì   

              Tháng 6/1990 ở nhà tù Tần Thành

Dã Viên dịch

I

Bia kỉ niệm từng hồi thổn thức
Đường vân đá hoa thấm từng vết máu
Niềm tin và tuổi xuân
Ngã sóng xoài dưới xích sắt xe tăng
Câu chuyện đông phương cổ xưa ấy
Bỗng muốn nhỏ xuống từng giọt tươi rói 

Thư tín:

Câu chuyện đông phương cổ xưa ấy
Bỗng muốn nhỏ xuống từng giọt tươi rói
DV

Ancient story of the East
leaks out new hope unexpectedly

Câu chuyện cổ của Đông Phương
Làm bật ra hy vọng mới một cách không ngờ [unexpectedly]

Trong câu này không có ý nào nói về hi vọng, mà chỉ nói lên một ý là : Câu chuyện cổ xưa của Phương Đông (những chuyện như giết chóc đổ máu, phần thư, khu nho...) như muốn nhỏ xuống, tươi roi rói như những giọt máu hôm nay.

Thử đọc, câu trong nguyên tác: 突 然 (đột nhiên) (tươi mới) 欲 滴 (dục tích : muốn/chực nhỏ xuống),
diễn đạt thành:
Bỗng muốn nhỏ xuống từng giọt tươi rói.  

Bác coi lại từng đoạn rồi trao đổi tiếp nghen bác.
Tks bác.

- Câu này có gì đó tương tự câu của Trần Mộng Tú: Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước.....  :)
DV

Tks
NQT

Quả là có sự tương tự giữa,

Câu chuyện đông phương cổ xưa ấy
Bỗng muốn nhỏ xuống từng giọt tươi rói
Liu Xiaobo

Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay
TMT

Tuy nhiên, có sự "khác biệt vô cùng khác biệt", liên quan tới thơ [TMT] và tới cái ác.

Để giải thích ý thơ của TMT, ta có câu trả lời của Brodsky: 

Chúng là một cách tái cấu trúc thời gian - ngàn năm trước nối lại với phút giây này, giây phút thần kỳ giọt lệ trời biến thành giọt lệ người: They are "a means of restructuring time". (1)

Trong bài giới thiệu tập thơ của Akhmatova, ông nói rõ hơn:

...  phép làm thơ, prosody, là “repository of Time within language” [nơi chôn cất, ký thác của Thời Gian ở trong ngôn ngữ]…. Chúng [những câu thơ] sẽ sống sót, bởi vì ngôn ngữ thì già hơn nhà nước, và phép làm thơ luôn sống sót lịch sử.
Có khi nó chẳng cần lịch sử [it hardly needs history]; tất cả những gì nó cần, là thi sĩ.

Bài Brosdky giới thiệu tập thơ Akhmatova, quả là thần sầu, với ai chưa biết, nhưng ít ra với GCC. Đọc 1 phát là GCC ngộ ra tình bạn quí của những đấng bạn quí dành cho Anh Cu Gấu, trong bao nhiêu năm trời, trước 1975 làm đệ tử Cô Ba, và sau 1975, làm tên viết muớn trước Bưu Điện Sài Gòn, hay tù đầy nơi Trại Tù VC, và, quá thế nữa, khi ra được hải ngoại, đọc "cái gọi là" Văn Học Miền Nam kéo dài, GCC ngộ ra, bài viết của Brodsky còn “tiên tri” mọi thái độ đối xử của những đấng nhà văn nhà thơ Mít chạy thoát VC ngay những ngày đầu sau 30 Tháng Tư 1975:

As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Joseph Brodsky:  Anna Akhmatova Poems' Introduction.

Như một đề tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà thơ. Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử dụng để thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những chuyến đi siêu hình làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết).

Đinh ninh nhóm Sáng Tạo, trừ Mai Thảo, đều đã, hoặc sẽ chết, phải chết, trong Trại Tù VC, VHTQ của VP mới có giọng dè bỉu, khinh khi, miệt thị, đố kỵ...  khi viết về họ.

Cũng thế, Mai Thảo mới “lầm” TTT, với một anh thợ sắp chữ, và anh này còn hỗn láo dám hỏi xin ông một điếu thuốc lá!


I asked a nearby cuckoo to say
How many years I had left to live.
The tops of the pine trees started to sway,
Sunbeams poured down as if through a sieve,
But in the woods, not a sound was heard.
I'm walking homeward now,
And the cool wind, self-assured,
Soothes my fevered brow.

1919
Akhmatova 

Gấu hỏi chú chim cu cu gần đó, mấy năm nữa thì tớ ngỏm
Những ngọn thông bắt đầu lắc lư
Nắng đổ xuống như xuyên qua một cái xàng
Nhưng trong rừng đếch nghe một tiếng động
Gấu bi giờ đi về phía nhà Mít
Và ngọn gió mát, rất tự tin về chính nó,
Phán ngay bong về cái trán sốt hừng hực của Gấu

At certain periods of history it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing it into something graspable, something that otherwise couldn't be retained by the mind. In that sense, the whole nation took up the pen name of Akhmatova-which explains her popularity and which, more importantly enabled her to speak for the nation as well as to tell it something it didn't know. She was, essentially, a poet of human ties: cherished, strained, severed. She showed the revolutions first through the prism of the individual heart, then through the prism of history, such as it was. This is about as much as one gets in the way of optics anyway.
Brodsky

Vào một vài thời điểm lịch sử, chỉ có thơ là có thể đương đầu, ăn thua đủ, hay, lèm bèm với thực tại, bằng cách nén nó lại thành một điều gì gọn thon lỏn, điều mà cái đầu đầu hàng không làm sao cất giữ.

Đó cũng là điều nhạc sến làm được!