Đi
Mưa trên lối
về, Thu đã tàn (1)
tan. thu
lời thu. nào
tàn. tạ
vàng. nhầu.
úa. cuộc tình
lá. chia tay
tháng. cũ
ấp. ủ. mùa
chim. di
trời thấp.
ngóng ai. đi
chân người.
khua xao. xác
ký. ức nào.
xác xơ
nhìn. thời
gian. thoi thóp
tì. vết người.
trong mơ
ta. thân
vàng. đổ. lá
Ðài Sử
(1)
Câu trên, tự
dưng bật ra, thật tuyệt.
Nhưng, làm gì
có chuyện tự dưng!
GCC lục lọi trí nhớ, và
sau cùng, vô Google..
Hoá ra là từ 1 câu:
Hoa Mai nở trên nấm
mồ, Xuân càng già
Ðánh Thơ,
trong Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân
Nguồn
Như vậy là
có hai câu.
Còn thiếu
hai, xin mời độc giả TV.
Sau đây là 1
bài tứ tuyệt, do GCC đề nghị:
Mưa trên lối
về, Thu đã tàn
Hoa Mai nở trên nấm mồ, Xuân càng già
Trời mùa Ðông Paris suốt đời thèm chia ly
Tóc Em chưa úa nắng Hè
Vậy là đủ 4
câu, 4 mùa.
Câu chót, còn có bản tiếng Tây, như câu số 2, có bản tiếng Tầu:
Nàng khiêu vũ chỉ 1 mùa Hè.
Elle n'a
dansé qu'un seul Été
Ðúng là
thơ Kon Kóc của
Thầy Kuốc!
Ðường Lippincott,
Toronto. Căn nhà bên kia đường, phía trước mặt, kế bên sân chơi của 1
ngôi
trường, là nơi tạm trú đầu tiên của vợ chồng Gấu.
Gặp lại cô
bạn ở đó. Cô tháo bao tay, bắt tay Gấu tự nhiên như người Hà Lội, nhưng
Gấu lại
nhớ đến cái lần cầm tay đầu tiên, trong 1 rạp chớp bóng Xề Gòn, khi
“sắp
sửa” đi lính,
[trình diện Trung Tâm Ba tuyển mộ nhập ngũ Quang Trung], được cô thương
tình nhận
lời đi ciné…
Thế là run lên như… con thằn
lằn đứt đuôi [hình ảnh này chôm của Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, của TTT, khi
chàng
lên cơn sốt, chạy dưới mưa, vô Bưu Ðiện Ðà Lạt, đánh cái điện cầu cứu
cô học trò
Oanh, SOS, SOS!...].
Gấu Cái giận run lên…
Hà, hà!
Căn nhà thuộc 1 cơ sở từ
thiện, chuyên lo tiếp nhận người tị nạn. Có
lần, cũng
đã lâu lắm, Gấu có ghé, đứng bên ngoài nhìn vô, thấy thấp thoáng mấy
người tị nạn
vùng Ðông Âu có thể, tính vô gạ chuyện tào lao, hoặc nếu có thể đi lên
lầu, vô căn phòng ngày nào chứa vợ chồng Gấu, đúng vào 1 đêm cực lạnh,
sờ vô cái ống sưởi rất xưa, nhưng ngại sao đó, bèn bỏ đi.
Con phố nhỏ, ăn
ra, phía trước mặt người đàn bà trong hình, con phố College, một phố
chính của downtown Toronto. Có tiệm sách cũ mà Gấu vẫn thường ghé, từ
những ngày đầu tới thành phố, 1994.
Lần này, ghé,
chủ yếu là để kiếm cuốn này. Sách mới xb, chỉ ở đây mới có, của những
người cần
tiền, mua xong, đọc xong, là phát mại liền, để lấy lại vốn.
Cuốn này tác
giả của nó, cũng là 1 cư dân của Toronto.
Cuốn trước Bịnh
Nhân Anh, quá hay, không biết ở trong nước có dịch?
Cuốn này cũng thật tuyệt, theo giới điểm sách.
Và chắc là tuyệt thật.
Thực sự mà nói, Gấu không
khoái Murakami. Không hiểu sao trong nước, và luôn cả
thế giới mê ông này quá.
Một phần
không ưa, là do không khoái những màn tả sex. NTV có lần nhận xét,
không hề có
tí hôn hít gì trong truyện của ông. Gấu bèn "phản biện", có cái xen cô
học trò đang
ăn, môi bóng nhẫy, Gấu thèm quá, hỏi xin, cô láu lỉnh trả lời:
Trời đánh còn tránh
bữa ăn!
Bụi
Gấu tò mò đọc ông, chỉ vì
cái câu, mà sau này biết, em Minh Tran Huy
cũng rất
mê, và viết cuốn tiểu thuyết đầu tay để vinh danh:
Nói rộng
hơn, quyển tiểu thuyết là để vinh danh Murakami,
và nhất
là, những gì người Nhật gọi là "mono no aware", “nỗi buồn cháy da,
cháy thịt của những sự vật”; (1) đó là cảm nhận xâm chiếm tâm hồn khi
nhìn lá
thu rơi, hay khi người thân đi tới một chỗ quẹo rồi biến mất. Tôi muốn
câu chuyện
«Cô Công Chúa và chàng chèo thuyền» gợi lên một cảm nhận buồn man mác
của những
gì đã có và bây giờ không còn.
Phỏng vấn MHT
Tôi cho rằng, chúng ta sống
trong một thế giới, cái thế giới “này”
(“ce” monde), trong khi còn có những thế giới khác cận kề ngay bên cái
thế giới
“này” đó. Nếu bạn thực tình mong muốn, bạn có thể chui qua tường, nhập
vào một
vũ trụ khác. Một cách nào đó, có thể vượt cái thực, cõi thực này. Đó là
điều
tôi cố gắng làm, ở trong những cuốn sách của tôi. Đây là một quan niệm
rất Đông
phương, rất Á châu, theo như tôi hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc,
người ta coi
như có hai thế giới song song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép,
không khó
khăn là mấy, qua lại giữa hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan
niệm như
vậy, thế giới-này là thế giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự
cách biệt
thật là quyết liệt, thật là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia”
đó. Bức
tường quá cao, làm sao vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á
Châu, khác
hẳn. Và “mono no aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống
này.
Trong Bài ca của sự bất khả,
có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất
và qua
thế giới bên kia - họ tự tử. (1)
Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng biết, hiểu ra là, cũng nhấp
nha nhấp
nhổm (instable), vô thường, tạm bợ mà thôi. Đó là một hình thức của
“mono no
aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt đầu viết Bài ca của sự bất khả, tôi có
ý tưởng
theo đó, ba trong sáu nhân vật sẽ biến mất, nhưng không biết là ai.
Trong khi
viết tôi tự hỏi chính mình, ai sống, ai chết.
Murakami trả lời Le Magazine Littéraire
Minh Trần Huy phỏng
vấn Murakami
*
(1) Thanh Tâm Tuyền, chắc chắn
chẳng hề biết, và, chưa từng đọc
Murakami, khi viết Một Chủ Nhật Khác,
nhưng đã để nhân vật Kiệt của
ông, đưa
tiễn người tình, Hiền, tới "chỗ đó", rồi lại trở về. Độc giả Một Chủ
Nhật Khác, dù tò mò cách mấy, cũng không hiểu được, và đều như
Duy, bạn
của
Kiệt, đều muốn hỏi Kiệt, Hìền đâu rồi.
*
Sau này Duy hiểu buổi tối ấy đang hồi nguy kịch của đôi tình nhân. Họ
quyết
định chia tay vĩnh viễn. Họ đã không thể bình thường từ biệt nhau. Cũng
không
ai đủ can đảm rời bỏ trước. Mọi quyết định đều gian nan. Duy giúp họ
lìa tách
làm hai. Để họ một mình với quyết định đau đớn chưa rõ những ngày cuối
của cuộc
tình ấy như thế nào. Họ có thể liều lĩnh nhắm mắt lao tới như kẻ ngu
ngốc,
nhưng họ cũng có thể tháo lui vội vã như kẻ tội lỗi. Cả hai đường đều
tồi tệ,
phủ nhận những ngày họ đã sống, phủ nhận điều mà họ đã tin là tình yêu
của họ
qua bao năm tháng. Duy nghĩ thế...
Em là đàn bà, em hãy tưởng
tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi
rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả
anh về cho
em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở
về, còn
nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở
về với
em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….
Một Chủ Nhật Khác
Lạ, là, sau
khi BHD đi rồi, thì Gấu mới biết ra được, cái nỗi buồn cháy da cháy
thịt, khi mất
em.
Vào lúc mất
em, thì chỉ tính bợp cho em vài cái, rồi bỏ đi.
Cái lần gặp sau cùng ở
cổng trường
Ðại Học Khoa Học, Sài Gòn.
Gấu phát hiện
Murakami, là do đọc 1 bài viết về ông, trên tờ Người Nữu Ước, nhân lần bản tiếng
Anh Ký Sự Chim Vặn Cót ra mắt
độc giả. Khi đó, trong nước, và thế giới
chưa mê ông
như bây giờ.
Oe lúc đầu cũng chê Murakami, mãi sau này, mới chịu nổi,
khi Murakami viết về những vấn đề xã hội Nhựt thực sự đang phải đương
đầu.