Nhã
Thuyên
Người đã chết,
những hơi thở tan loãng
Gửi bạn:
Mình đã nói
với bạn rằng mình chỉ yêu những người đã chết. Mình chỉ trò chuyện
không cùng với
người đã chết. Nói thế dường không hẳn đúng. Những nhà thơ mình yêu
nhất, mình
đều không bao giờ nghĩ rằng họ sống hay chết trong nghĩa sinh học, mình
không
bao giờ nghĩ một ngày nào đó thấy họ xương thịt, dù đối với mình, họ
vẫn hiện hữu
ở một nơi nào đó. Mình đã nhiều đêm trò chuyện với Raskolnikov ngày 16
tuổi âm
âm, nhưng Dostoyevsky thì mãi mãi xa thẳm, hư vô, không thực, tan loãng
dù mãi
mãi ở đó, chừng nào mình còn sống trên đời. Apollinare. Đã chết hay còn
sống
đó? Borges ở đâu cùng những đoá hồng vàng? Khi đọc tin Phạm Công Thiện
chết,
lòng mình nhẹ bẫng. Những con người của thế giới tinh thần, của mộng
tưởng, dường
như không liên quan gì nhiều lắm tới thân xác còn - mất, nếu không phải
là cuộc
li biệt của những người thân vẫn nhìn thấy họ ngày ngày.
Mình biết đến
Thiện muộn màng. Không phải Phạm Công Thiện. Mà là Thiện, ở tuổi 19,
khi mình
đang cùng quẫn trong thế giới sách vở ngột ngạt của trường Đại học, vô
hướng,
say sưa, tin tưởng, tuyệt vọng, bơ vơ. Mình thờ ơ với bản in mà người
bạn Sài
Gòn chuyển qua email cho một người bạn của mình, mà bạn ấy quý như một
thứ gì
thiêng liêng và bí mật. Họ kẹp những trang viết của Thiện trong những
cuốn sổ
kín đáo. Những cái tên. Như những mật tự về tình bạn. Họ gọi Thiện, như
thể của
riêng họ, như thế mình không nên can dự vào, không cho phép sự xâm
phạm. Mình
thờ ơ như một kẻ khinh bỉ tất cả những thứ sách vở rườm rà không chạm
được đến
trí não và tâm hồn mình lúc đó. Mình là kẻ đã bị nhồi nhét quá nhiều,
đã uống
thuốc ngủ quá liều, và đang tìm một cái gì mạnh mẽ của đời thực xốc
mình dậy, đẩy
mình ra đường.
Nhưng lẽ ra
lúc ấy mình nên đọc Thiện, mà mình đã nhất quyết không đọc.
Tôi khinh bỉ
mùa thu trên tóc em...
Đầu óc mình
và trái tim mình bỗng trở nên hời hợt với xung quanh, nó không còn bén
nhậy được
trước những cảm xúc của chính nó. Mình đã ngập chìm quá lâu trong một
thứ di sản
văn chương hỗn tạp, cả những thứ giáo điều và những mơ mộng lạ lùng dồn
đến cùng
một lúc từ những ngày chập chững thời trung học. Kể từ đó, người bạn
thân của
mình luôn sợ hãi mình sẽ để mất cuộc sống. Vậy mà mình đã luôn say sưa
tin rằng
mình sẽ bước vào cuộc sống một cách tự nhiên như thể mình là cỏ cây.
Văn chương
dường như đẩy chúng ta rời xa cuộc đời, trong mắt nhìn của những kẻ
thực dụng,
những kẻ luôn nói chúng ta “không biết sống”, nhưng chúng ta lại biết
rằng mình
sẽ đến được với cuộc sống thực và rộng rãi, phóng khoáng, để vừa đắm
chìm, vừa
bung thoát.
Mình chẳng
biết gì thêm về Thiện từ độ ấy. Thiện, một sở hữu vô hình của tuổi trẻ,
kẻ mọi
tuổi trẻ đều muốn giành cho mình, gọi bằng tên như gọi một người bạn,
một người
yêu, một bí mật, một của riêng. Mình không nói về Thiện với bạn và bạn
cũng
chưa từng nói về Thiện với mình. Chúng ta đều đọc theo kiểu đôi lúc nảy
ra một
câu, một trang, một từ, một huyễn hoặc, một giấc mộng, một cái tên, một
cuộc
trò chuyện bất thần trong đêm. Khi bạn gửi cho mình đường link website
của Phạm
Không-Lộ, con trai của Thiện, mà mình cũng vẫn tưởng Thiện chẳng bao
giờ còn hiện
diện xương thịt trong đời. Những kẻ thuộc về huyền thoại hình như đều
tan loãng
như hơi thở.
Sau khi thơ,
các tác phẩm của Phạm Công Thiện bắt đầu được phổ biến trên Talawas,
trên Tiền
Vệ và các trang mạng, sau khi có thể tìm các bản photo sách Phạm Công
Thiện ở
Hà Nội từ tay người này người khác, năm 2009, mình mới lần đầu được cầm
trên
tay sách của Phạm Công Thiện. Khi đó, Thiện đã thành một thứ thương
hiệu, một
thứ của quý mà người ta đi tìm, ở Sài Gòn, các bạn như thể coi Thiện là
“của
riêng”, cũng như coi Thanh Tâm Tuyền, coi Bùi Giáng là của trời cho
riêng Sài
Gòn. Bọn mình đôi khi trích những câu của Thiện trên blog, làm status,
hoặc đôi
khi mình gặp người này người kia khoe những cái bìa của những ấn bản
cũ... Một
cuốn sách photo bọc bìa da đen của Thiện, hình như cuốn về Nikos
Kazantzakis
khi đó đã có giá 2 triệu VNĐ. Mình mua được cuốn Ý thức mới. Rồi lại
được bạn tặng
một cuốn y chang, khi ở quán café Bông Giấy ấy, ngồi nhìn nắng chảy
loang trong
cơn mưa, bạn phóng vội ra để đưa cuốn duy nhất bạn có của Thiện, mình
bỗng trở
nên một kẻ... ngẩn ngơ vui. Dù sau đó, mình cũng vẫn chỉ đọc kiểu nảy
từng
trang, cuốn sách này trở thành một trong những cuốn mình yêu nhất, bởi
nó hoá
thạch giây phút bỗng nhiên mình ngước lên, ở vỉa hè đêm ấy, vô tình
chạm gặp
đôi mắt sáng và trong lành đến nỗi mình bối rối, đến nỗi mình phải cúi
xuống, một
thứ ánh sáng riêng có của tình bạn mà hiếm hoi mới rạng lên. Nhưng sao
ánh sáng
cũng biết run rẩy?
Từ sau đó,
chúng ta không có một cuộc trò chuyện nào thêm nhưng trong mình đã tự
nhiên thức
dậy một nỗi xao xuyến lẫn hi vọng về tình bạn, cái dây đàn thèm bạn,
thèm sống
của mình đã bất ngờ rung lên. Những người bạn cùng sống vẫn ở đâu đó
quanh ta
trong cuộc đời này.
Mình vẫn ước
mình gặp Thiện sớm hơn, ở tuổi 16 chẳng hạn, khi còn quên ăn quên ngủ
chỉ để
thao thức trò chuyện cùng các nhân vật trong tiểu thuyết về tuổi trẻ,
tình yêu,
ý nghĩ cuộc đời, về văn chương, về tội ác, về sự cao cả, về lòng
thương, về lý
tưởng, về tất cả... Mình thèm cái cô đơn cái rồ dại cái say sưa của
những tình
bạn tình yêu ở cái thời thèm sống lẫn thèm chết ấy.
Trong những
ngày này, những ngày tháng tư rả rich mưa Hà Nội, mình thèm cảm nhận
lại được sự
rỡ ràng của tình yêu, mình thèm bừng cháy, thèm tan chảy, thèm những
thao thức
mới. Mình thèm ngồi chết lặng ở Đà Lạt mà nghĩ và mơ tưởng. Mình nghĩ
ngợi,
mình phải sẵn sàng một tâm thế đón nhận những trả giá để tìm lấy cuộc
sống thực
sự của mình, hoặc sẽ là kẻ nô lệ cho sự trơ lỳ, cho thói quen, cho sự
lười biếng,
ngu muội, cho những xúc cảm nhợt nhạt, những suy nghĩ nửa chừng, cho
những con
đường quen, những suy tư vờ vĩnh vô đích. Mình như một kẻ mất khả năng
chia sẻ
và bộc bạch. Một khối âm u, bóng tối, bàn tay không đợi ai. Mình lẻ
loi, u uẩn,
rồ dại trong lòng, mình muốn lao xuống vực.
Vực thẳm là
một từ mời gọi. Nhưng mình không muốn ngộp trong hố thẳm của Thiện.
Mình đã từng
mến yêu những người yêu Thiện như một thứ bùa ngải. Nhưng mình không
chịu được
cảm giác đó. Không lẽ, chúng ta lại lang thang hoài như thế, vô vọng
qua các đại
lộ tư tưởng của nhân loại...
Có lẽ, là
mình đợi được những giọng hát vang lên. Trong sáng và khoẻ khoắn. Miệng
bạn mở
tròn. Mình không muốn luẩn quẩn lại Ngô Thụy Miên, lại Lê Uyên Phương,
Vũ Thành
An... Có lẽ mình đợi một hình ảnh đường phố Sài Gòn mà bạn có thể ôm
hôn từng
giọng ca ngay giữa đường phố, và vui nhảy.
Mình ngột ngạt
quá. Cả một thế hệ hoài niệm nhiều quá rồi. Vẫn không sao thoát ra
được? Không
thấy hình ảnh của những người mới, lột xác... Mình sợ kỉ niệm. Có lần,
nhận được
thư một người bạn lớn tuổi, nói rằng mình (tức thế hệ chúng mình) may
mắn vì
hoàn toàn không còn thấy ràng buộc bởi một thế hệ cũ, bởi quá khứ...
Lời nói đó
làm hân hoan đôi lúc. Chúng ta đâu có cần phải chôn quá khứ. Chúng ta
biết về
nó, chúng ta để nó yên và không giày xéo nó. Chúng ta không cần “giải
hoặc” nó
để vinh danh một cá nhân, hay phỉ báng một thời đại đã chết, đã lầm
lỗi. Lịch sử
có bao giờ nhầm lẫn đâu. Chúng ta vui vẻ đón nhận nó như một nguồn mạch
của tâm
hồn chúng ta khoẻ khoắn, một cách thành thực, và đau đớn cũng thành
thực, riết
róng.
Thế rồi có dấn
thân không? Mình vẫn thấy dấn thân là một từ vui tươi lắm. Nó đẩy chúng
ta đi
trong mơ mộng... Rồi chúng ta lại buồn bã, lại cảm thấy xa lạ với mọi
người và
xa lạ lẫn nhau, rồi lại mơ mộng sang Mĩ hay sang hay Phi châu để cảm
thấy đầy đủ
sự cần thiết của cái xa lạ.
Mình viết
thư này đã lâu, nay lại viết lại, lại cho mình những giờ phút được “tâm
trạng”
và dài dòng. Khi mình viết bất cứ điều gì, mình cảm thấy nó không còn
là riêng
tư nữa, mình không gửi cho bạn, cũng vì muốn được trò chuyện cả với
những người
bạn đâu đó, đang thở chung một khí quyển, một thời kì, đang bơi trong
hồ nước lạnh,
đang ngồi trong đêm tối, đang khao khát lao mình vào nỗi tuyệt vọng,
đang tìm
câu chuyện của mình, đang tự huỷ để khai sinh.
Người ta thường
đến với văn chương rất trong, rồi dần dà trở nên rườm lời. Thà cứ ôm
nhau giữa
đường mà nhảy múa như những kẻ rối loạn tâm thần và sướng vui và
cuccuru về những
cơn mộng.
Mình thèm nắm
tay bạn, để biết lòng mình thuần giản.
Mình thèm
hôn một nụ hôn tình yêu như chết, ở một nơi hoàn toàn xa lạ không nghe
tiếng
nói cười.
Hà Nội,
15/4/09 – 15/03/2011
Nhã
Nguồn
Note: Cái này thấy Hậu Vệ gọi là truyện
ngắn, tùy bút.