Tribute
|
Đọc bài
viết của NCK, Gấu
nhận ra một sự thực "chói lòa":
Đối với lũ chúng tôi, TTT là
thần tượng, không phải văn chương, mà đời thường, và qua bài viết này
của NCK, đời tù!
Mấy thằng ngu, thấy Gấu này
hay nhắc tới ông, hay nhắc tới Faulkner, bèn tức điên lên, tại sao mày
không
nhắc đến chúng tao, cũng thi sĩ, cũng nhà văn, cũng bạn quí!
Chúng đâu có hiểu, cả trong
đời sống lẫn trong cõi mộng, Gấu này bảnh hơn chúng rất nhiều: Đều có
Thầy!
*
Gấu đã từng nghe, một vì giáo
sư Ăng Lê, đã từng dậy một ông bạn quí của Gấu. Gấu quen ông, những
ngày cuối
đời, ở hải ngoại. Có lần, nhân nhắc đến đấng bạn quí, ông bèn kể, có
lần thầy
gặp lại trò, trong một chốn đông người, và có thể, không có cách nào để
tránh
mặt thầy, ông học trò bèn lừ lừ đến, chìa tay bắt tay vị thầy ngày nào,
gật gù:
Ngày trước moa có học toa!
Câu chuyện trên Gấu nghe
"đích thân" ông giáo sư Ăng Lê, kể, nhưng cách kể của Gấu “đểu", so
với thái độ "minh triết" của vị giáo sư.
Steiner, nhiều học trò như
thế, vậy mà khi được hỏi, ông chỉ nhớ, một em sinh viên, nói
thắng vào
mặt
Thầy, moa chán những bài học
minh triết của toa quá rồi, moa đếch thèm
học nữa.
Cô bỏ đi, lặn lội đến một nơi tận cùng trái đất, để làm một cô giáo
tỉnh lỵ,
chắc thế, chân trần... Trên Tin Văn hình như có nhắc tới chuyện này
rồi. (1)
(1) Trong đời tôi,
tôi đã gặp được năm hoặc sáu sinh viên phú bẩm (doués), sáng láng
(créatifs)
hơn tôi. Một lần ở [Đại học] Cambridge, một trong những nữ sinh viên,
con chim
đầu đàn của khóa học, đã nói với tôi: "Tôi ghê tởm tất cả những gì thầy
dậy
tôi; tôi quá chán tất cả những gì mà thầy đại diện; tôi chẳng bao giờ
thèm nghe
nói về văn hóa, và tôi bỏ đi làm một người y sĩ chân trần ở Trung
quốc." Vài
năm sau, tôi được mời thăm Bắc kinh, và vị Đại sứ Anh quốc đã cho tôi
tin tức
về người đàn bà này. Bà là một y sĩ, trong một làng quê không điện
không nước…
Vậy đó, bà ta có lẽ là một thành công độc nhất của tôi.
Văn hóa
không làm tăng tính người
*
Liệu
Miền Bắc có được một thứ
nhà văn, như thế? Nguyễn Tuân ư? Ông thuộc thế hệ tiền chiến, chúng ta
kính nhi
viễn chi, đọc ông, và… đọc ông. Còn những ông sau tiền chiến, thời xây
dựng Miền
Bắc XHCN, đánh địa chủ, đánh Thiên Chúa giáo, đánh Miền Nam…
lương tâm
ông nào, bà nào hình như cũng có tí kít.
Miền Nam,
gần như “tuyệt đại” đa số nhà văn của nó, chưa từng phải viết một dòng
nịnh bợ
nhà nước. Có chăng, là trường hợp nịnh tướng Râu Kẽm, vốn mê Cô Gái Đồ
Long,
chưởng Kim Dung, và nhân cuộc tình “Kỳ Duyên Mai”, một ông nhà thơ nhà
binh [phải
là nhà binh, chứ nhà thơ dân sự, đừng hòng!], bèn đi một đường "Ông về
ông
kẻ lông mày tí chăng?". Áo thụng vái nhau, có, trong khi đó, thử đọc lý
lịch trich ngang của bất cứ nhà văn Miền Bắc, hay, đọc chân dung của
họ, qua
Xuân Sách, hay gần đây nhất, đọc hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh là thấy tởm!
Tầng lớp
tinh anh như thế, làm sao không ảnh hưởng đến tất cả xã hội?
Đâu có phải tự nhiên mà PTH
phán, rũ bụi không dám làm quen!
Câu này có hai nghĩa, xuôi, và
ngược.
Nghĩa ngược, cay đắng, tủi nhục, và đúng, với trường hợp PTH. Nên nhớ,
bà này đã
từng xổ
toẹt cả đám Nhân Văn, tác phẩm để lại cho đời của họ đâu có nhiều nhặn
gì, và đâu
có ghê gớm gì?
Gấu, trước, cố gắng
tìm cách ‘giao lưu hoà giải’, nhưng nay, thất vọng hoàn toàn, đành xổ
toẹt hết:
Chẳng hy vọng gì ở đám này nữa!
Đành phải nói theo HNH: Cái nước
mình nó thế!
*
Viết văn là phải có Thầy, ông anh dậy. Đúng quá. Đúng với cả một nền
học vấn, giáo dục, như ở trong nước hiện nay.
Đếch có thầy!
*
Anh Tâm rất hiểu tôi là người
ham mê đọc tiểu thuyết. Anh cũng biết, tôi thích cuốn sách anh đã viết,
nên
chiều đó, với nguồn cảm hứng trong văn chương, anh rất vui lắng nghe
tôi nói về
cuốn tiểu thuyết của anh. Lúc này, tôi nhắc đến Thạch, Ðồng, An, Liên,
và Nga
là những nhân vật trong cuốn Ung Thư. Và, trong Ung Thư có một chi tiết
thật
cảm động, tôi rất thích đó là bối cảnh Hà Nội trong cơn hấp hối, thành
phố sắp
tan rã, suốt đêm Thạch đi tìm Liên khắp Hà Nội, nhưng không có nàng,
sau đó anh
trở về lại con hẻm cũ nơi có nhà nàng ở, đứng đầu hẻm với nỗi nhớ người
yêu
Thạch bụm tay lên miệng cất tiếng hú gọi tên Liên... Liên... Liên,
tiếng hú vang
dội đã làm bầy chó rống lên, sủa ran cả một khu phố. Tôi gợi lại chi
tiết nhớ
được đó, anh Tâm mỉm cười nhìn qua tôi, tôi đọc được ở trong cặp mắt
anh một
niềm vui rất thơ trẻ.
*
Gấu cũng nhớ đoạn văn trong Ung
Thư, và nhờ nó, viết đoạn sau.
Đoạn Gấu tả, thực sự xẩy ra, và
Gấu nghĩ, đoạn văn trên, cũng vậy.
Ông em TTT cho biết, những nhân
vật của TTT, đa số đều có thực. Liên, có thực. Thạch, chắc là Vũ Đạo
Ánh, người được đề tặng Bếp Lửa, sau tử trận. Đoạn mở Ung Thư, là cảnh
Thạch rời quân trường Nam Định, nếu Gấu nhớ không lầm.
*
Nhiều lần tới nhà khi đã quá
khuya, trong nhà đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết
sức muốn
gặp. Muốn nhìn thấy bóng dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách
mở cửa.
Rồi tiếng nói, tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô
hốt hoảng
trở dậy, vội vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải
nói, phải
gật đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc...
Hoặc không hề có ý định gặp.
Không hề trông mong cô sẽ giúp đỡ, thông cảm... Đứng yên lặng trước mái
hiên
hàng giờ, nghe tiếng chuột chạy trên đám lá khô, tiếng mèo kêu thảm
thiết trên
mái ngói, chờ cơn cuồng nộ vô ích tàn lụi dần rồi thất thểu rời con ngõ.
Cõi
khác
*
Đây là tác phẩm "đầu tay", khi vừa tái định cư tại Đệ Tam quốc gia, tái
ngộ cô bạn
Văn Khoa ngày nào (1), nhờ vậy, mà đẻ ra được nó, đăng lần đầu trên một
tờ báo địa phương, thời gian bán nước miếng, và một em du học sinh Bắc
Kít đã đọc, đã điện thoại cho Gấu, mơ màng, thủ thỉ, ui chao, giá mà
cháu cũng viết được như thế, nhỉ, chú nhỉ, nhỉ, nhỉ, và cúp máy đánh
cụp khi nghe nhắc đến Gấu Cái!
(1)
Nghe nói mùa Thu ở đây đẹp
lắm
Tụi
mình chạy xe đuổi theo lá
đổi mầu
Trên xa
lộ
Trong
thơ Nguyễn Du
Trong
hạnh ngộ.
Thơ Gấu
*
Chúng
ta là những người sinh ra để đi một mình suốt đời. Thanh hãy can đảm
nhận lấy
điều ấy. Đi một mình suốt đời khó nhọc đấy chứ. Không có một sự gì ràng
buộc
ta, thật là bất hạnh.
Những buổi trời lạnh, tự sửa soạn bữa ăn lấy, anh nhớ
Thanh hơn hết. Anh chỉ còn có Thanh và chắc Thanh chỉ còn có anh. Hãy
cho anh sự
tin tưởng khi anh có dịp trở về quê hương, anh đã có sự ràng buộc, ấy
là Thanh.
Không phải những người bạn. Bạn chưa đủ. Buộc vào quê hương phải là
những người
cùng máu mủ với mình.
Bếp
Lửa
Câu văn
kết thúc Bếp Lửa, “Buộc vào quê hương phải
là những người cùng máu mủ với mình”, sau này, đọc
Benjamin viết về con bọ của Kafka, Gấu "nghi", cả hai [TTT &
Benjamin] đều cùng dòng suy tưởng:
"Không phải ngẫu nhiên,
Gregor Samsa thức giấc, như một con bọ, ở trong nhà bố mẹ, mà không ở
một nơi
nào khác."
Walter Benjamin viết về Franz Kafka, nhân ngày giỗ
thứ mười,
(trong Illuminations, nhà xb
Schocken Books, New York).
Thành thử cái đám bỏ chạy, không đọc nổi TTT.
Luôn cả cái thứ "Tôn Phu Nhân qui Thục", thì cũng rứa!
V/v
"buộc với quê hương
phải là những người máu mủ ruột thịt... ".
The Paris
Review: Vai trò của nhà phê bình?
Faulkner: Nghệ sĩ không có
thì giờ nghe phê bình gia lải nhải. Chỉ những kẻ muốn trở thành nhà văn
thì mới
đọc điểm sách. Những người muốn viết chẳng có thì giờ đọc điểm sách.
Phê bình
gia cũng cố nói điều này, “Kilroy thì ở đây.” Phận sự của anh ta không
nhắm vào
chính người nghệ sĩ. Nghệ sĩ bảnh hơn phê bình gia, bởi vì nghệ sĩ viết
ra một
điều gì đó gây ấn tượng, làm cảm động nhà phê bình. Nhà phê bình viết
ra
một
điều gì đó, gây ấn tượng, làm cảm động mọi người, trừ nghệ sĩ.
Những
nhà phê bình cho rằng,
có cái gọi là liên hệ máu huyết, và nó là trung tâm, trong những tác
phẩm
của ông.
Thì cũng là một quan điểm,
nhưng tôi nói rồi, tôi đâu đọc họ.
*
Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài phỏng vấn Faulkner, của The Paris Review. Một
bài phỏng vấn hách xì xằng nhất, trong tất cả những bài phỏng vấn.
Pamuk đã nhờ nó mà vượt qua cơn đại nạn, khi bị đồng bào của ông chửi
là thằng mất gốc. Trong bài viết, được sử dụng làm bài giới thiệu tuyển
tập những bài phỏng vấn của tờ The Paris Review, vol II, ông kể lại
kinh nghiệm này.
Driven by Demons
*
Luôn mơ và bắn cao hơn là
mình nghĩ rằng mình có thể. Đừng ngu si so bì với mấy gã cùng thời, hay
mấy tên
đi trước. Hãy cố mà so bì, kèn cựa, với chính mình. Nghệ sĩ là loài bị
quỉ
truy. Anh ta không hiểu tại sao quỉ lại chọn anh ta, và thường quá bận
rộn nên
cũng chẳng có thì giờ để mà tìm hiểu. Anh ta hoàn toàn vô hạnh đến nỗi
trấn
lột, mượn đỡ, xin xỏ, hay trộm cắp, bất cứ ai, bất cứ điều gì, miễn sao
xong
việc.
Nghệ sĩ chỉ có mỗi bổn phận,
là nghệ thuật của mình. Anh ta sẽ khốn kiếp vô cùng [ruthless: nhẫn
tâm, độc
địa] nếu là một tay bảnh, có thớ. Anh ta có một giấc mộng. Nó hành anh
ta, cho
tới khi anh ta rứt ra khỏi nó. Chỉ tới lúc đó, anh ta mới có được cái
gọi là
hòa bường, bường an [peace]. Mọi chuyện coi như pha: danh dự, danh giá,
hãnh
diện, đoan trang, lịch sự, an toàn, bảo đảm, hạnh phúc... tất cả, bởi
vì bằng
mọi giá, miễn sao viết xong cuốn sách. Nếu nhà văn phải trấn lột bà cụ
thân
sinh ra mình, anh ta cũng sẽ chẳng có chút ngần ngại; chẳng bà già nào
so được
với "Ode on a Grecian Urn". [Tụng Thi
về một Bình Cổ Hy Lạp. Tên một
bài thơ của John Keats]
Nghệ
thuật
giả tưởng
*
It was consoling to read
these words in a country where the demands of the community came before
all
else.
Pamuk
Thật ấm lòng khi đọc những
dòng trên, trong một xứ sở mà đòi hỏi của cộng đồng là trước tiên, là
số 1.
*
INTERVIEWER Can writing for
the movies hurt your work?
FAULKNER
Nothing can injure a man's
writing if he's a first-rate writer. If a man is not a first-rate
writer,
there's not anything can help it much. The problem does not apply if he
is not
first-rate because he has already sold his soul for a swimming pool.
INTERVIEWER
Does a writer have to compromise
when writing for the movies?
FAULKNER
Always, because a moving
picture is by its nature a collaboration, and any collaboration is
compromise
because that is what the word means-to give and to take.
INTERVIEWER Which actors do
you like to work with most?
FAULKNER
Humphrey Bogart is the one
I've worked with best. He and I worked together in To Have and Have Not
and The
Big Sleep.
INTERVIEWER Would you like to
make another movie?
FAULKNER
Yes, I would like to make one
of George Orwell's 1984. I have an idea for an ending that would prove
the
thesis I'm always hammering at: that man is indestructible because of
his
simple will to freedom.
*
Ông vẫn còn mê làm một cuốn phim khác?
Ừ. Cuốn phim về 1984 của
Orwell. Tôi có một cái kết rất thú, chứng thực một đề tài mà tôi quần
quật với nó: rằng, con người thì bất khả huỷ diệt, giản đơn là do ý chí
kiên cường của nó, về tự do.
William
Faulkner
The Art
of Fiction
William
Faulkner was born in
1897 in New Albany,
Mississippi,
where his father worked as a
conductor on the railroad that was built by the novelist's
great-grandfather,
Colonel William Falkner (without the u), author of The
White Rose of Memphis. The family soon moved to Oxford, thirty-five miles
away, where young Faulkner, although a voracious reader, failed to earn
enough
credits to graduate from the local high school. In 1918 he enlisted as
a
student flyer in the Royal Canadian Air Force. He spent a little more
than a
year as a special student at the state university, Ole Miss, and later
worked
as postmaster at the university station until he was fired for reading
on the job.
Encouraged
by Sherwood
Anderson, he wrote Soldier's Pay
(1926). His first widely read book was Sanctuary (1931),
a sensational novel that he claims he wrote for
money after his
previous books-including Mosquitoes (1927), Sartoris (1929), The Sound and
the Fury (1929), and As I Lay Dying (1930)-failed
to earn enough royalties to support
his family.
A
steady succession of novels
followed, most of them related to what is now known as the
Yoknapatawpha saga: Light in August (1932), Pylon (1935), Absalom, Absalom!
(1936), The Unvanquished (1938), The
Wild Palms [If I Forget Thee, Jerusalem)
(1939), The Hamlet (1940), and Go Down,
Moses, and Other Stories (1941).
Since World War II his principal works have been Intruder
in the Dust (1948), A
Fable (1954), and The Town
(1957). His Collected Stories received
the National Book
Award in 1951, as did A Fable in
1955. In 1949 Faulkner was awarded the Nobel Prize in Literature.
Although
shy and retiring,
Faulkner has recently begun to travel widely, giving talks under the
auspices
of the United States Information Service.
This
conversation took place
in New York City,
early in 1956.
-Jean
Stein, 1956
INTERVIEWER
Mr.
Faulkner, you were saying
a while ago that you don't like being interviewed.
WILLIAM
FAULKNER
The
reason I don't like
interviews is that I seem to react violently to personal questions. If
the
questions are about the work, I try to answer them. When they are about
me, I
may answer or I may not, but even if I do, if the same question is
asked
tomorrow, the answer may be different.
INTERVIEWER
How about
yourself as a writer?
FAULKNER
If I
had not existed, someone
else would have written me, Hemmingway, Dostoyevsky, all of us. Proof
of that
is that there are about three candidates for the authorship of
Shakespeare's
plays. But what is important is Hamlet
and A Midsummer Night's Dream-not who
wrote them, but that
somebody did. The artist is of no importance. Only what he creates is
important, since there is nothing new to be said. Shakespeare, Balzac,
Homer
have all written about the same things, and if they had lived one
thousand or
two thousand years longer, the publishers wouldn't have needed anyone
since.
[còn tiếp]
*
Ông nhận xét thế nào về ông,
như là một nhà văn?
Faulkner: Nếu không có tôi,
thì cũng sẽ có một người nào đó. Hemingway, Dos, tất cả chúng ta. Chứng
cớ: Có
chừng 300 ứng viên nhận mình là tác giả những vở kịch của Shakespeare.
Nhưng
điều quan trọng, là, Hamlet, là Giấc Mộng
Đêm Hè - chứ không phải ai viết
chúng. Có một người nào đó viết, vậy là OK. Nghệ sĩ không quan trọng.
Chỉ cái mà người đó sáng tạo ra, quan trọng, kể từ khi mà chẳng có gì
mới được nói ra. Shakespeare,
Balzac,
Homer, tất cả viết về cùng một
điều, và nếu họ sống dai như đỉa, một ngàn năm, hai ngàn năm, những nhà
xb chẳng cần ai nữa, kể từ đó.
*
Hà Nội
Buổi
sáng mùa đông ngây ngất, trưa còn xa.
Tôi
nhớ vừa rồi đi cạnh tôi trên vỉa hè nhiều lá vàng lăn chạy, Thanh rất
đẹp.
Bếp
Lửa
It
is a mistake
to think of Oliver
Twist as a
realistic story: only late in his career
did Dickens learn how to write realistically of human beings; at the
beginning
he invented life... these characters in Oliver Twist are simply parts of
one huge invented scene, what Dickens in his own preface called "the
cold
wet shelterless midnight streets of London."
Graham
Greene: The Young Dickens
Thật
lầm lẫn khi coi Oilver Twist là một câu chuyện hiện thực. Chỉ muộn màng
trong nghề Dickens mới đành phải học, làm thế nào viết về những con
người một
cách hiện thực; lúc thoạt vào nghề, ông phịa ra cuộc đời... những nhân
vật
trong
Oliver Twist giản dị chỉ là
những phần của một khung cảnh
lớn được bịa đặt ra, mà, trong lời mở đầu của chính tác giả, ông gọi là
"những con phố nửa đêm không nơi trú ẩn, ướt, lạnh của London".
G.
Greene: Dickens trẻ
Tôi
tin rằng, những người Hà Nội bây giờ, đọc Bếp Lửa, sẽ nghĩ, đây là một
chuyện phịa, theo nghĩa, không hiện thực!
*
Đoạn
văn tả cuộc nói chuyện giữa ông Chính
và Tâm, và nói rộng ra, toàn thể chương I của Bếp Lửa, đã tiên đoán,
sửa soạn
cho mọi biến động diễn ra sau đó. Tất cả những nhân vật quan trọng đều
xuất
hiện, và nhất là, hồn ma của một bà mẹ, cũng xuất hiện. Nhưng không thể
thiếu
nhân vật, tuy thứ yếu, nhưng đóng vai xúc tác, không có là phản ứng hóa
học
không thể xẩy ra. Nhân vật xuất hiện chỉ một lần rồi bỏ đi vĩnh viễn,
bởi đã
hoàn tất phần số của nó: Mưa.
Mưa
Hà Nội.
Tác
giả, miêu tả những xúc động của hai nhân vật, hai thế hệ "gần nhau
nhất cũng không thể hiểu nhau", bằng âm thanh, cường độ của trận mưa.
Chi
tiết là Thượng Đế ở trong văn chương
là như vậy.
Bạn
nào đã từng xem phim OK Corral,
chắc là còn nhớ, trước khi xẩy ra trận
thanh toán, nhân vật chính ra thăm thú nơi mình có thể chết. Như tình
cờ, anh
ta châm ngọn đèn dầu trên chiếc xe. Khi trận đấu súng xẩy ra, anh ta
bắn vô cây
đèn, chiếc xe bốc cháy, đám người ẩn sau nó phải chạy ra.
Trong
phim Shane, hình ảnh con chó
từ từ rời khỏi chỗ, nhường sàn gỗ cho
hai tay đấu súng.
Mưa
trong Giã Từ Vũ Khí của
Hemingway.
Bùn
trong Bẩy Hiệp Sĩ, Seven Samourai...
Với
bậc thầy, cái sự sửa soạn mới là cần
thiết, mới là quan trọng.
Trong
Kim Dung, Lãnh Nguyệt Bảo Đao,
cuộc gặp gỡ thứ nhất giữa Miêu Nhược Lan
và Hồ Phỉ, xẩy ra, khi ông bố Miêu Nhân Phượng bế con gái chạy theo vợ,
bỏ đi
theo trai, đuổi kịp tại Thương Gia Bảo khi tất cả mọi người bị cơn mưa
cầm
chân. Cô bé khát sữa mẹ, khóc ngất, bà mẹ rời tình nhân, đi vài bước
tới tính
cho con bú, nhưng tàn nhẫn quay ngược lại, ngồi xuống kế bên đống lửa,
kế bên
anh bồ đẹp trai. Thằng oắt Hồ Phỉ cáu quá, chạy ra mắng, tại sao lại có
người
đàn bà tàn nhẫn như thế, Miêu Nhân Phượng nhìn, nản quá, bèn bế con trở
về, tha
cho cả hai.
Sau
đó, trong lần gặp sau cùng, cô nói với anh:
Tôi sẽ không như mẹ tôi
đâu.
Như
thể, cô nhìn thấy và còn nhớ hoài, cảnh tượng lần đầu gặp nhau tại TGB.
Cuộc
gặp gỡ giữa cô bé còn nằm trong nôi, với người yêu còn là thằng nhóc tì
làm Hai Lúa nhớ đến bài ca dao sau đây.
Sao Vua chín cái nằm
kề,
Thương Em từ thuở Mẹ
về với Cha.
Sao Cày ba cái nằm
ngang,
Thương Em từ thuở Mẹ
mang trong lòng.
Sao Vua chín cái nằm
chồng,
Thương Em từ thuở Mẹ
bồng trên tay.
Sao Cày ba cái nằm
xoay,
Thương Em từ thuở Em
hay khóc nhè.
Và nhớ luôn cả vẻ
mặt của ông bạn thân, và còn là người đưa thư, khi thấy thằng
bạn mình mê BHĐ:
-Làm
sao mà mày có thể mê nó? Tao đã từng thấy nó ỉa đùn, từ trên đầu cầu
thang
chảy xuống tới mãi mấy bực bên dưới hồi nhà nó còn ở đường PĐP!
Bếp
Lửa_Hà Nội
*
Bà vợ của Đả Biến
Thiên Hạ Vô Địch Thủ Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng, sở dĩ tàn nhẫn đến
mức như
vậy, là cũng có lý do.
Độc
giả Kim Dung thường
chỉ mê những tác phẩm nổi cộm của ông, nhưng với riêng Gấu này -
và chắc
chắn, còn khá đông độc giả - cuốn tuyệt nhất của ông phải là câu chuyện
về chú bé Hồ Phỉ, tức Tuyết Sơn Phi
Hồ.
Nếu
Bích
Huyết Kiếm
được coi là một
trong Tân Lục Tài Tử, thì Tuyết Sơn Phi Hồ sợ còn xứng đáng hơn nó
nhiều.
Thời
gian ở tù tại
nông trường cải tạo Đỗ Hoà, bổng lộc ngoại của Gấu, ngoài thăm nuôi mỗi
tháng một
lần của gia đình, là do kể chuyện chưởng mà có được. Và bổng lộc ngoại
này
mới thật là tuyệt vời, thuờng là trà, thuốc lào, và đồ ăn mặn, thí dụ,
mắm cá
linh, ba khía.
|