Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi
Thành
thực chia buồn cùng
tang quyến. Cầu chúc linh hồn nhà thơ sớm siêu thoát.
Tin
Văn
Niên học cuối của Lan Hương ở
bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ
tôi tìm
lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như
đang run
rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã
hết.
Những địa danh như Hà Nội, Việt Trì, Sơn Tây, Ba Vì, Yên Bái, Đồn Vàng…
chẳng
gây ở nơi Mai một xúc động nhỏ nhặt, nhưng đã trở thành một phần của
thân thể
tôi, và tiết trời giá lạnh đã đốt cháy nén hương làm tất cả sống dậy.
Những
buổi học trong rừng, trên những căn nhà sàn miền thượng du Bắc Việt,
xen lẫn
tiếng thầy giáo giảng bài có tiếng chim kêu kỳ lạ, tiếng người hú gọi
nhau vang
âm khắp thung lũng, ngày nào tản cư rời xóm làng miền quê nội ngoại ven
sông
Hồng, đi sâu mãi vào vùng núi Tản Viên Ba Vì, đi bộ suốt đêm, một chiếc
chiếu
gấp đôi choàng qua vai làm ấm ngực, đứa trẻ vừa đi vừa ngủ gật, một lần
đi qua
một khu rừng thông, tiếng thông reo, và còn reo mãi cho tới bây giờ.
Những buổi
chiều một mình lang thang trên những ngọn đồi vùng Phú Thọ, những khóm
sim mọc
hỗn độn trên những ngọn đồi chập chùng chạy dài mãi phía xa, lẫn dần
vào bóng
chiều đã xẫm, (bây giờ, đôi lần tình cờ đọc câu, "qua những đồi hoa
sim,
mầu tím hoa sim tím cả những chiều hoang biền biệt", toàn thân bị dĩ
vãng
ấu thời chiếm đoạt, run đến nổi gai ốc…). Những buổi sáng thơ thẩn
trong rừng
lần theo một tiếng chim lạ, hoặc loay hoay dò theo một vết nứt tìm giò
măng
dưới mặt đất… những năm tản cư trở thành những năm du lịch miền núi đồi
thượng
du Bắc Việt. Những giếng nước do những viên đá sắp xếp, buổi sáng hơi
nước bốc
lên nghi ngút, nhúng tay sâu, hơi ấm theo bàn tay thấm vào hết người.
Mùa hè
chợt tới, những dòng suối trong vắt, nước lạnh buốt, những viên sỏi
dưới dòng
suối long lanh như những viên ngọc, đàn gà rừng mầu sắc rực rỡ bay tán
loạn khi
thấy bóng người, sườn núi phía trước sương mù che phủ trắng xoá, lấy
hai tay để
lên miệng làm loa, cất tiếng hú, âm thanh vang rền, đập đi đập lại, một
hồi lâu
sự yên tĩnh mới trở lại, tuổi thơ của tôi không có gì đáng phàn nàn…
Những
ngày ở Sài Gòn
*
PD: Hai nhạc sĩ Dzũng Chinh và Anh
Bằng phổ
nhạc bài thơ “Màu tím hoa sim” một cách rất tốt, nhưng dùng hình thức
“tiểu
khúc” bình dân, ngắn ngủi chỉ có một đoản khúc Pop Boléro, Slow Rock
giản dị,
dễ nghe, dễ hiểu...
Và cũng vì lý do
các ông không có kinh
nghiệm đi kháng chiến nên không đem được nhiều cảm xúc buồn thương hay
hùng vĩ
vào âm nhạc.
Còn tôi, tôi muốn soạn một “đại khúc”
(grand music) bi hùng dài tới 5-7 đoạn, một “chant patriotic”. Có thế
thôi!
Nguồn
Bài Mầu Tím Hoa Sim của Phạm
Duy quả là có
chất hùng ca, epic, nhưng không phải là một “chant patriotic”, bài ca
ái quốc,
theo GNV.
“Ái quốc” là phải “Thề phanh thây uống máu quân thù”, cơ!
Đoạn hùng ca trong bài nhạc của PD, ‘những đồi sim, những đồi sim… “
thì đâu có
dính dáng gì tới… ái quốc?
Nhà đại nhạc sĩ tuyên bố nhiều
câu rất
nhảm, về chính thiên tài của ông! Bài Thuyền Viễn Xứ của ông,
cũng thế, ông phán rất nhảm về nó, trong DVD chào mừng sự trở về của
ông. Hình như trước đây, ông đánh bài vờ
về lời
thơ phổ nhạc của nó, cho đến khi bị tay biếm văn số 1 hải ngoại chửi,
thì ông
mới xì ra, là, được một cô Bắc Kít nho nhỏ, ngồi bán hàng ở Chợ Bến
Thành, nhớ
Đất Bắc quá bèn sáng tác bài thơ, đưa ông nhạc sĩ tài hoa phổ nhạc. Tuy
nhiên,
theo Gấu, lời thơ cho thấy, không thể nào của một em Bắc Kít nho nhỏ
được. (1)
(1)
(nguồn: phamduy.com)
Trước khi gần một triệu người
sẽ di cư vào miền Nam và ai cũng sẽ đều nhớ tới cảnh vật, sự việc và
con người
của thôn quê miền Bắc, tôi làm quen với một cô em bán vải ở Chợ Bến
Thành tên
là Huyền Chi. Cô ''Bắc Kỳ nho nhỏ'' này có một bài thơ nhớ quê hương cũ
nhan đề
THUYỀN VIỄN XỨ và đưa cho tôi phổ nhạc...
Hơn nữa cuộc di cư 1954 không
đẻ ra thứ tình cảm”lưu vong”, sầu viễn xứ
[le mal
du pays] khủng khiếp như thế được.
GNV mò trên net ra bài thơ gốc (2), thành thử khó mà có chuyện em mi
nhon
Bắc Kít
nho nhỏ tặng cho Bác, Chú PD!
Chán thế!
(2)
Thơ Huyền Chi [lục bát]
Lên khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ [hay rủ ?] bóng tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
...
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi
Nhạc PD, Tù VC
*
Trong cuốn DVD đúp, Ngày
Trở Về, Phạm
Duy cho biết, bài Thuyền Viễn Xứ được sáng tác, trong dòng những bài
trước đó,
của Hoàng Quý, của Đặng Thế Phong... ra đời trước nó 10 năm, tuy nhiên,
ông
nhấn mạnh, nếu những bài hát kia mang chất Lãng Mạn, biểu hiện một thứ
tình cảm
cá nhân, thì bài TVX có tính hiện thực, không biểu hiện một cõi tôi cá
nhân.
Thí dụ như câu:
Sóng Đà giang thuyền qua xứ người.
Theo Gấu, bài Thuyền Viễn Xứ là
một bản nhạc không mang tính hiện thực, mà là
tính tiên tri. Nó đã được sáng tác ra, cho những người Việt ở hải
ngoại, mãi
sau này, ngay cả khi PD đã trở về, và họ, không thể trở về, chỉ còn
cách hát
bản nhạc của ông, cho đỡ nhớ quê hương:
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ
cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống
đời
Biết là bao sầu trên xứ
người.
*
Khủng khiếp thật, quyền năng, sức mạnh tiên tri.
Của, chỉ một bản nhạc!
*
Trong một video, đài VNCR phỏng vấn PD trước khi ông trở về, Đài này
trích một
câu ông nói, tôi thương hại những người chỉ trích tôi, phê bình tôi, vì
họ
không hạnh phúc như tôi... . Chính vì câu này mà Gấu phải tò mò nghe
cho hết
cuộc phỏng vấn. Hóa ra ông thương hại họ là người không có cái hạnh
phúc của
một thằng nghệ sĩ, nắm bắt đúng cái bước đi của thời gian, và đẻ ra
được những
sáng tác thật là tuyệt vời, như ông.
Nhưng có những người rất đau lòng vì chuyện PD trở về, đó là những
người nâng
niu những khúc nhạc tuyệt vời trên, và cái đa số thầm lặng này không hề
chỉ
trích, không hề phê bình PD. Họ chỉ đau lòng, PD, người nghệ sĩ luôn
nắm bắt
kịp cái hạnh phúc, chẳng lẽ không bắt kịp cái đau xót của những người
yêu mến
ông, trân trọng tài năng của ông?
Gấu nghĩ đám đa số thầm lặng này rất thương hại PD, như PD thương hại,
không
phải họ. NQT
*
Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa
sổ, đối
với K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh
hát. Một
buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột
nhiên
anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ
đây cơn mộng tan rồi"...
Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến
còn
nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung,
lần đầu
tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn. Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không
hiểu những
ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn
tù...
Mùa
thu, những di dân
Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of
pride, 'he is
one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi
là
tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
"Ở bẩn sống lâu" hay "không thành công thì thành nhân",
bạn muốn thứ nào?
Trong "Lessons of the Masters" [Harvard University Press, bìa mỏng,
2005], ông 'nghiên cứu sinh' Steiner vinh danh Alain, một trong những
Vị
Thầy Suy Tưởng, Maitres à Penser. Steiner viết, Alain - thầy
của
Simone Weil, André Maurois - dậy học trò một câu thật quái dị:
đừng thành
công [ne pas réussir]. Và đây là, theo Alain, luật tối thượng về đạo
đức, the
supreme moral rule.
Bởi vì "thành công", có nghĩa
là, phải... bẩn! Phải chiều theo
luật "ông mất của kia bà chìa của nọ", nghĩa là phải biết điều, phải
thỏa hiệp.
"Nỗi khổ" của PD, đúng như một độc giả trên talawas đã nhận ra, chính
là sự thành công vượt bực của ông: trở thành một thiên tài, "một người
nghệ sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước".
Thiên tài lớn lao của thế kỷ 20 của Việt Nam, sống thì có sống, thành
công thì rất
ư là thành công, nhưng không... sống sót!
Nhưng cũng vẫn Alain, đã gặt
hái đuợc, nhân đọc Lagneau viết về Spinoza [Thầy
đọc Thầy đọc Thầy..] định nghĩa này, về Cái Thiện Cao Cả Nhất Của Con
Người,
[man's highest good], đó là:
[Hãy] kinh nghiệm niềm vui của tư tưởng và [hãy] tha thứ cho Lão Tặc
Thiên. Tha
thứ cho ông trời già độc địa.
[to experience the joy of thought and to pardon God].
Trời kia mà còn "tha thứ", nữa là ba "vụ án" lẻ tẻ!
Vụ Án
Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho
khúc ruột
ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm
tới khúc
ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò
cải
tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho
dù
chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu,
thính
giả đích thực của bản nhạc TVX, là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng
không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích
dẫn
Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên
'quê
hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh
nghiệm
về khổ đau" (1), mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời.
"Ở nơi đó, cũng vậy, giữa những ống khói, trong những
quãng ngừng của
khổ đau, có một cái gì giống như là hạnh phúc.... Vâng, đúng là nó đấy,
hạnh
phúc ở trại tập trung, điều mà tôi sẽ nói tới sau này, khi có người
hỏi. Thì cứ
giả dụ như sẽ có người hỏi. Thì cứ giả dụ như chẳng bao giờ tôi quên
nổi, hạnh
phúc."
Kertesz
(1) Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về khổ đau.
W. Faulkner
*
Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản TVX, và miệng
lẩm bẩm
hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ
rằng,
lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng
cái bản
nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và
tấu nó
lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu
Rừng Sát
ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là
trùng trùng
lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang
đổ
xuống....
Nguồn
*
Và cũng vì
lý
do các ông không có kinh nghiệm đi kháng chiến nên không đem được nhiều
cảm xúc
buồn thương hay hùng vĩ vào âm nhạc.
Còn tôi, tôi muốn soạn một “đại khúc” (grand music) bi hùng dài tới 5-7
đoạn,
một “chant patriotic”. Có thế thôi!
PD
Một ông theo kháng
chiến bỏ về thành, chạy qua Mẽo, rồi lại trở về vào lúc chót đời, vì
ngửi ra mùi
đô la đỏ, vậy mà còn tự hào như thế về kinh nghiệm Khiến Chán của mình
như vậy,
làm sao mà những ông VC từ đít đến đít không tự hào về những đóng góp
của họ để
làm nên một nước Mít như hiện nay?
V/v cụm từ “đô la
đỏ” này, nó có ít lắm là hai nghĩa, một, là để chỉ thứ đô la Mẽo trả
tiền mua
vui cho mấy em bướm snack bars ngày nào, rồi bất thình lình, đóng cửa
trại quân,
ra lệnh đổi tiền, thế là biến thành mớ giấy lộn!
Hồi đó, nhà nước
VNCH cũng bị nặng vì cú này!
*
V/v… “tôi thương hại những người chỉ trích
tôi, phê bình tôi, vì họ không hạnh
phúc như tôi...”.
Gấu tặng PD câu này, thuổng của tay nhà văn Cesare Pavese, trong một
bài viết
về ông, trên tờ Le Magazine
Littéraire, Oct 2008:
“Il
est une chose
plus triste que d’avoir raté ses idéaux: les avoir réalisés”
Le Métier de vivre
“Nỗi
buồn ‘buồn ơi
là buồn’ vì làm hỏng những lý tưởng lớn lao của mình, là: thực hiện
chúng”
Cái tít của cuốn
sách, Nghề sống, Le Métier de vivre,
cũng có thể áp dụng cho PD!
Có vẻ như câu của tay
Pavese
này tương tự câu của Alain: Thực hiện những lý tưởng của mình xem ra dễ
hơn là
làm hỏng chúng!
Sống đã khó, sống sót lại càng khó.
Cả đời PD chưa bao giờ ông được
hưởng cái thú thất bại!
Tuy nhiên, những kẻ thất bại,
thí dụ như Gấu, cảm ơn ông rất nhiều, khi đi tù VC!
Nhà
thơ Hữu Loan đã ra đi
Màu tím hoa sim
Hữu Loan
Nàng có ba người anh đi bộ
đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy
bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến
trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước
sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong
chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao
nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa
khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với
nhau
Chiều hoang tím có chiều
hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu
da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa
khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình
trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu
quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng
những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm
thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị
Ninh)
Trích Net
Trong
bài thơ Mầu Tím Hoa
Sim, có mấy chi tiết, rất đỗi bình thường, nhưng đúng là thứ ‘chi tiết
là
Thượng Đế trong văn chương’, chúng là điềm triệu, tiên báo tai ương,
của
không
phải chỉ một đôi bạn đời:
Được tin em gái mất
Trước khi em lấy chồng
Hai câu
thơ, hai cái tin, đảo
ngược trật tự thời gian, phá bỏ quy luật ‘bôn lưu đáo hải bất phục
hồi”, "bất
thuận nghịch", irreversible…
Tuy nhiên, chúng còn nói lên
ý của Brodsky, thơ là thời gian được cấu trúc lại, "a means of
restructuring time".
Hình ảnh “anh chồng độc đáo”
trong đám cưới trong bộ đồ nhà binh, nói ra cái thái độ của ông với chế
độ.
Thi sĩ,
như thế, còn là một
con người với những chi tiết rất đỗi đời thường. Những người yêu thơ
Hữu Loan, đa
phần bị cuộc tình đẹp, đau thương, cuộc đời đau thương nhưng thật dũng
cảm,
‘độc đáo”
của ông, lấn lướt, không đọc tới cái phần rất ư đời thường của nó.
*
Đẩy lên một mức nữa, chính những
chi tiết rất đỗi đời thường làm nên thơ.
Thơ là bề mặt của đời sống, bề mặt
hiểu theo nghĩa, nhưng thắc mắc, băn khoăn siêu hình phải ngoi lên đó
để mà thở.
Italo Calvino, nhà văn Ý, trong bài viết về thi sĩ Pháp, Francis Ponge,
đã nhắc
đến những vần thơ thần sầu vì quá đỗi bình thường này.
Những
vì vua không đụng vô những
cánh cửa.
Họ không biết thứ hạnh phúc đó….
Les rois ne touchent pas aux
portes.
Ils ne connaissent pas ce bonheur:
pousser devant soi avec douceur ou rudesse l’un de ces grands panneaux
familiers, se retourner vers lui pour le remettre en place – tenir dans
ses
bras une porte.
*
PD: Hai nhạc sĩ Dzũng Chinh
và Anh Bằng phổ nhạc bài thơ “Màu tím hoa sim” một cách rất tốt, nhưng
dùng
hình thức “tiểu khúc” bình dân, ngắn ngủi chỉ có một đoản khúc Pop
Boléro, Slow
Rock giản dị, dễ nghe, dễ hiểu...
Và cũng vì lý do các ông
không có kinh nghiệm đi kháng chiến nên không đem được nhiều cảm xúc
buồn
thương hay hùng vĩ vào âm nhạc.
Còn tôi, tôi muốn soạn một
“đại khúc” (grand music) bi hùng dài tới 5-7 đoạn, một “chant
patriotic”. Có
thế thôi!
Bằng
thái độ nói không với
chế độ, cả một đời, chỉ một người… nhìn theo cách đó, đại
khúc,
‘grand music’, khúc ca ái quốc, ‘chant patriotic’ của PD, quả là “làm
hỏng’, raté, thay vì ‘thực
hiện’, réalisé, nó. (1)
Chán thật!
“Il est une chose plus triste
que d’avoir raté ses idéaux: les avoir réalisés”
Cesare Pavese
*
Cũng lạ, là, VOA đi tới hai
bài
về Hữu Loan ra đi, BBC hình như vờ?
Chi tiết đời thường bất thường?
Sự
ra đi của một thi sĩ, là sự kiện đau buồn nhất, cho
một ngôn ngữ, dân tộc. Khi Brodsky mất, vào năm 1996, Tolstaya viết,
tuy sống
lưu vong gần như suốt đời, ông được coi là nhà thơ vĩ đại của cả nửa
thế kỷ, và
chỉ cầu mong ông sống thêm 4 năm nữa là "thế kỷ của chúng ta" có được
sự tận cùng vẹn toàn. Ông rời Nga-xô đã hai chục năm, cái chết của ông
khiến
cho căn nhà Nga bây giờ mới thực sự trống rỗng.
Cái chết của Pasternak mà chẳng
ghê gớm sao?
The explosion of
grief and celebration at Pasternak's
funeral in 1960 marked a turning point in Soviet history.
*
Người
thơ bận việc làm người
Nguyễn Duy
Ông là
nhà thơ đàn anh, người
đồng hương xứ Thanh của tôi, nơi nổi tiếng “địa linh, nhân kiệt”. Ông
cũng
thuộc loại “nhân kiệt”, không chỉ là “hào kiệt” mà còn là “cùng kiệt”,
một
thường dân kiệt quệ theo nghĩa đen.
//
Hồi còn ở quê, Ðò Lèn, huyện
Hà Trung, giáp với huyện Nga Sơn quê ông, tôi chỉ biết ông qua lời đồn
và giai
thoại. Cha tôi từng đẩy xe thồ suốt những năm 1960, từng quen biết với
ông Tú
Loan – tức nhà thơ Hữu Loan một thời. Có lần cha tôi hỏi: “Mày đi học
có biết
thơ của ông xe thồ này không?”. Tôi nói không (nhà trường hồi đó không
dạy thơ
Hữu Loan).
Cha tôi
nói ông Tú Loan hay
chữ lắm, đỗ tú tài Tây, làm quan cách mạng thời khởi nghĩa bốn lăm,
thời kháng
chiến chống Pháp, làm thơ nổi tiếng, nhưng rồi chỉ vì cái tính ngang
tàng,
ngang bướng mà bỏ về làm dân đen, đi thồ đá, thồ dưa, thồ chiếu, đủ
thứ… Cho
đến đầu thập niên 1970, sau mấy năm làm lính, khi theo học khoa văn Ðại
học
Tổng hợp Hà Nội, tôi mới được đọc thơ Hữu Loan.
Rồi gần
20 năm sau tôi mới
được gặp ông…
TP.HCM,
một ngày thu năm
1988. Tôi đang điều hành cuộc họp cơ quan thường trú của báo Văn Nghệ,
tại trụ
sở 43 Ðồng Khởi, chợt có người đến tìm gặp, xưng là nhà thơ Hữu Loan,
từ quê
vào. Lật đật chạy xuống phòng khách, tôi thấy một ông già hom hem, râu
tóc lam
nham, áo quần xốc xếch, hao hao giống thi sĩ Bùi Giáng, ngồi co một
cẳng lên
ghế. Cái cách đó đích thị Hữu Loan rồi, theo hình dung của tôi.
//
Tôi ôm chầm lấy ông như
người quen thân lâu ngày chưa gặp. Ông nói tuy chưa gặp tôi nhưng có
đọc thơ
tôi và rất vui mừng vì xứ Thanh bây giờ có “đứa” làm thơ được như vậy.
Ông có
người con đang làm thợ ở Ðồng Nai, vào thăm con, rồi đạp xe đi lang
thang thăm
những ai mà ông muốn gặp…
Tôi xin
ông ngồi uống trà,
chờ cho tôi kết thúc cuộc họp trong chốc lát nữa. Chừng 15 phút sau,
tôi trở
lại phòng khách cơ quan, thấy lão thi sĩ đang nằm thẳng cẳng trên ghế
xalông,
đầu gối lên cái cặp giả da to đùng, ngáy ngon lành. Chiếc xe đạp lấm
láp của
ông dựng giữa phòng khách và cạnh đó có đôi dép nhựa sứt quai.
Tôi gọi
cho mấy người bạn văn
nghệ, những người sùng bái thơ Hữu Loan. Chúng tôi quyết định đãi ông
một bữa
trưa sao cho ông thích thú. Một bữa tiệc “hùng vĩ” – như cách gọi của
ông. Tiếp
đến tiệc trà. Chúng tôi ngẩn ngơ nghe ông đọc thơ vanh vách, giọng sang
sảng. Một
bữa tiệc thơ “dữ dội”, những Ðèo Cả, Màu tím hoa sim, Hoa lúa, Trung
đoàn đi
qua…
Hữu
Loan kể vắn tắt về những
năm tháng ông sống, cả trong kháng chiến, sau hòa bình và nhất là thời
gian cực
kỳ gian nan, lận đận ở chính quê nhà, sau khi ông bỏ Hà Nội về làng.
Một cuộc
đời thật ngang tàng, ngang trái mà cũng thật hiên ngang. Một cuộc đời
tất tả,
bận rộn. Chúng tôi hỏi, ông bận việc gì nhất? Ông thản nhiên trả lời:
“Bận việc
làm người”…
//
Sau này, tôi đã mấy lần về
thăm ông tại làng quê ông. Chuyện đời, chuyện thơ dài lắm, nhưng lần
gặp đầu
tiên năm 1988 ấy vẫn để lại trong tôi những ấn tượng mạnh nhất về ông.
Cũng sau
lần gặp đó, tôi có làm bài thơ bốn câu tặng ông mà đến nay mới có dịp
chép lại:
Thơ
tặng cụ Tú Loan
Ngang
tàng… ngang trái…
nghênh ngang
Hồn sim tím một chiều hoang
bên đời
Người thơ bận việc làm người
Một mai thánh hóa lên trời
làm sao
(TP.HCM,
19-3-2010)
Blog Quê Choa
Bài này thật tuyệt!
Đúng là thi sĩ viết về thi sĩ.
Tks. NQT
*
Hữu Loan, đúng là týp người mà Hàn Lâm Viện Thụy Điển vinh danh, khi
phát Nobel
cho Cao Hành Kiện:
Lịch sử của cá nhân chống lại lịch sử của đám đông, của tập thể.
Của
bè lũ Bắc Kít!
Hà, hà!
*
Hình ảnh “làm sao” thần sầu,
tuyệt bút!
Sao ở đây là “star”. Làm sao, là "trở về ngôi", ngày nào, của thi si sĩ:
Bao
giờ ta trở về ngôi,
Hồn thơ còn lại luân hồi
thế gian.
*
What gets left of a man
amounts
to a part. To a spoken part. To a part of speech.
Những gì
còn lại của một
người dồn
một mảnh. Mảnh ngôn. Mảnh lời.
Joseph Brodsky (A Part of Speech).
*
Ta còn để lại gì không,
Kìa non đá lở, nọ sông cát bồi.
....
Ta van cát
bụi bên đường,
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.
Để ta trọn một kiếp say,
Cao xanh liều một cánh tay với trời.
Nói chi thua được với đời,
Quản chi những tiếng ma cười đêm thâu.
Tâm linh đốt nén hương cầu,
Nhớ quê rằng rặc ta sầu đó thôi
Bao giờ ta trở về ngôi,
Hồn thơ còn lại luân hồi thế gian.
Một phen đã nín cung đàn,
Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm.
Vũ Hoàng Chương: Nguyện cầu
Lấy câu dưới đây,
của Steiner, vinh danh Koestler, tặng Hữu
Loan, cũng thú:
Có những con
người, đàn ông hay đàn bà, ở vào những thời đại, ở vào những xã hội, họ
đưa
mình ra, “đành làm” chứng nhân thiết yếu, cần thiết, không có không
được, và
chính là nhờ vào hiện hữu cá nhân, cảm quan riêng tư của một con người
như thế
mà những ý nghĩa lớn lao, rộng rãi hơn của thời đại được tập trung,
được xoáy
chiếu, và trở nên sáng sủa, visible.
*
Hình như tờ
Khởi Hành, của Viên Linh có
tặng HL giải thưởng Thơ thì phải?
*
Phan Nhiên
Hạo: Được biết
gần đây báo Khởi Hành có giải thưởng
Văn Chương Toàn Sự Nghiệp, xin anh cho biết thêm về giải thưởng này?
Viên Linh: Giải văn chương Khởi Hành hay
giải Toàn
Sự Nghiệp của Khởi Hành hai năm tổ chức một lần, trị giá 5.000 mỹ kim,
trong có
3.000 hiện kim, còn 2.000 dùng để mua vé máy bay, di chuyển, cho tác
giả được
giải tới lãnh. Giải không nhất thiết, tuy chủ yếu, nhằm trao cho một
nhà văn
nhà thơ có sự nghiệp hoạt động lâu dài, và hiện còn ở Việt Nam
nhưng không
được phép xuất bản sách. Năm 2005, chúng tôi đã tổ chức trao giải cho
nhà văn Nguyễn
Thụy Long, tác giả Loan Mắt Nhung, và nhất là năm truyện ngắn xuất sắc
đăng trên
Khởi Hành năm đó. Năm 2007, chúng tôi đã tổ chức trao giải cho nhà thơ
Hữu
Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim. Cả hai tác giả đều đã có thư gửi qua cảm
tạ văn
nghệ sĩ và đồng bào hải ngoại. Năm nay 2009, Khởi Hành đang thăm dò bạn
đọc về
giải này, mời bạn đọc đề cử, góp ý với chúng tôi qua địa chỉ sau đây:
Email: vienlinh@khoihanh.com ; hay
phamcongkh@yahoo.com
Thư gửi về : P.O. Box 670, Midway City, CA,
92655, U.S.A.
http://khoihanh.com
Phan Nhiên
Hạo: Anh có thể
cho biết nguồn tài chính khá
lớn cho giải thưởng này đến từ đâu được không?
Viên Linh: Tất cả đều do độc giả đóng
góp, với danh
sách công khai trên báo Khởi Hành.
Nguồn
Nhà Thơ Hữu Loan: Giải thưởng
văn chương Khởi Hành 2007
Tên
Quảng Trường Ba Đình là
do tôi đặt. Đó là một địa danh ở huyện Nga Sơn, sao lại đặt cho nơi
chôn của ông
Hồ?
Hữu Loan
Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi
Nhà Thơ Hữu Loan: Giải thưởng
văn chương Khởi Hành 2007
Cái cú
giải thưởng VL này, thật
là tuyệt vời. Gấu chỉ nhớ mài mại, bèn gõ Google, ra liền. Ra cái cú
PNH phỏng
vấn VL, mò ra trang net của Khởi Hành, đọc cái cuộc nói chuyện
giữa hải ngoại và Hữu Loan, thú quá, bởi vì đây không phải chỉ là hải
ngoại nói chuyện với trong nước không thôi, mà
còn là thế hệ đàn em nghe thế hệ đàn anh dặn dò, ui chao vậy mà cả hải ngoại lẫn trong nước đếch có một thằng
nào con nào nhắc tới cái cú giao lưu thần sầu này.
Trong nước, đám BVVC của Gấu rét quá, đã đành, đám hải ngoại, cộng mấy
cái loa “vòa là”, lông hồng [hồng mao] gì gì cũng vờ, thế mới tếu!
*
Bài thơ Mầu Tím Hoa Sim sở dĩ
được quí mến nâng niu trân trọng, bởi vì nó hay, nó thực, nó tự nhiên,
nó chi
tiết đời thường… tất nhiên, nhưng nó càng trở nên của quí của hiếm, ấy
là vì
khi nhà nước bắt nhà thơ làm tự kiểm, thì ông bèn nghỉ chơi với nhà
nước, và về
nhà làm anh thơ nặng thợ đẽo đá, thồ đá.
Trong thế giới CS trên toàn thế giới,
chưa hề có một trường hợp như vậy. Ông Trùm Mác Xít Lukacs phải khai tử
cuốn Tân Thánh Kinh của chủ nghĩa CS, là cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai
Cấp, Nguyễn Tuân
phải bye
bye Vang Bóng Một Thời, Nguyễn Đình Thi phải từ bỏ thơ tự do, còn nhiều
nữa…
*
Những gì Italo Calvio viết về
Conrad xem ra có thể áp dụng vào trường hợp Hữu Loan, theo nghĩa này:
Chính cái
sự nói không với chế độ, và cùng với nó, cuộc sống cực kỳ khó khăn sau
đó, “bảo
đảm” thơ của ông.
Thơ của tao đẹp như thế, vì đời của tao còn đẹp hơn thế.
Tao
bận làm người đến quên làm thơ!
*
Những vì đại
uý thuyền trưởng của Conrad
Italo Calvino
Conrad
mất đã được 30 năm, vào
ngày 3 Tháng Tám 1924, trong căn nhà nhà quê của ông ở Bishopsbourne,
gần Canterbury.
Ông thọ 66 tuổi. Ông dùng 20 năm trong số đó để đi biển, và 30 năm để
viết. Thành công từ khi còn
sống nhưng phải liền sau khi ông vừa nằm xuống thì mấy nhà phê bình mới
viết về ông: Vào
tháng Chạp năm 1924, trên tờ Nouvelle
Revue Francaise, số đặc biệt dành trọn cho
ông, có bài của Gide và Valéry: Cái xác chết của vì thuyền trưởng theo
sóng đưa
đi nằm phơi trên bãi cát bờ biển được phủ bằng những vòng hoa vinh danh
nhất
mực của giới tinh anh nghệ sĩ trí thức. Ngược lại, ở Ý, những bản dịch
của ông được
xếp vào thể loại phiêu lưu mạo hiểm của nhà xb Sonzogno, nhưng Emilio
Cechchi đã
đánh động
giới thưởng ngoạn thứ thiệt.
Nhà thơ
Hữu Loan đã ra đi
Hình ảnh đưa nhà thờ (1) Hữu
Loan về nơi an nghỉ
Note: Cái tít đánh máy sai.
Nhà thơ
Boris Pasternak mất
ngày 30 Tháng Năm 1960. Đám tang của ông là một sự kiện lạ thường, và
phải nói, kỳ bí, mystical event: dấu hiệu đầu tiên cho thấy quyền lực
vô biên của nhà
nước không thể vượt nổi thi ca.
Cái thông báo của nhà nước thì rất ư là khiêm tốn,
chiếm một chỗ thật khiêm nhường, và thật nhỏ xíu, và cái lời nhắn,
advice, độc
nhất về đám tang, thì là một mẩu giấy viết tay, vô danh, dán bên cạnh ô
cửa bán
vé tầu ở ga Kev Station ở Moscow, nơi những hành khách mua vé đi
Peredelkino,
thuộc địa của nhà văn, the writers’colony, ở ngoại vi Moscow.
Mẩu giấy ghi:
“4 giờ chiều ngày Thứ Năm, 2
Tháng Sáu, đám tang Boris Pasternak, nhà thơ vĩ đại nhất của nước Nga
ngày này, the present day, bắt đầu cử hành”.
Lời nhắn tin bị gỡ đi nhiều lần, và
lại được dán lên bởi một bàn tay vô danh.
Nghi lễ Chính Thống giáo được
cử hành thầm lặng tại nhà, dacha, Pasternak, chiều hôm trước. Sáng hôm
sau, bốn
dương cầm gia hàng đầu, leading pianists – Stanislav Neigauz, Andrei
Volskonky,
Marya Yudina (bà này đã từng gọi Stalin là tên tội lỗi lớn, a great
sinner), và
Sviatoslav Richter – trình diễn mấy giờ đồng hồ. Trong số những người
khiêng hòm
ra khỏi nhà, có Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel (sau bị bắt vì những
bài viết ly khai), và Lev Kopelev. Vừa ra bên ngoài là họ đụng đầu với
một biển
người, trên mặt người nào cũng đượm nét đau thương - bạn bè, sinh viên,
công nhân,
thợ thuyền và dân quê. Một ông Hữu Thỉnh mũi lõ, thuộc Hội Nhà Văn Liên
Xô, mở
cửa chiếc xe limousine lớn, mầu đen, và tính ghé vai khiêng hòm, nhưng
đám sinh
viên la lớn, đi chỗ khác chơi. Rất nhiều người nài nỉ cho ghé tí tay,
tí vai vô
hòm, đưa thi sĩ tới nghĩa trang.
D.M. Thomas: Cái chết của một
thi sĩ, Death of a poet [in Alexander
Solzhenitsyn: A
century in his life]
Nhà thơ
HL hình như cũng gọi
Bác Hồ của chúng ta bằng cái tên gì gì đó!
*
Thứ
Sáu, ngày 8 tháng 3 năm
1996, vào lúc 5 giờ chiều, buổi tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky (tháng
Năm 24,
1940 - tháng Giêng 28, 1996), Nobel văn chương 1987, tại nhà thờ St.
John the
Divine, New York, có lẽ đã đúng như ý nguyện của ông. Thay vì cuộc sống
vị kỷ,
những người bạn của ông đã nhắc nhở nhau về những chu toàn, the
achievements,
ngôn ngữ - the language - của người quá cố:
Death
will come and will find
a body
whose silent peace will
reflect death's approach
like any woman's face
(Chết sẽ tới và sẽ thấy một
xác thân
mà sự bình an lặng lẽ sẽ phản
chiếu cái chết tới gần
như gương mặt của một người
đàn bà nào đó).
Tuy
sống lưu vong gần như
suốt đời, ông được coi là nhà thơ vĩ đại của cả nửa thế kỷ, và chỉ cầu
mong ông
sống thêm 4 năm nữa là "thế kỷ của chúng ta" có được sự tận cùng vẹn
toàn. Ông rời Nga-xô đã hai chục năm, cái chết của ông khiến cho căn
nhà Nga
bây giờ mới thực sự trống rỗng.
Ông sang Mỹ, nhập tịch Mỹ,
yêu nước Mỹ, làm thơ, viết khảo luận bằng tiếng Anh. Nhưng nước Nga là
một xứ
đáo để (Chắc đáo để cũng chẳng thua gì quê hương của mi...): Anh càng
rẫy ra,
nó càng bám chặt lấy anh cho tới hơi thở chót.
-Bao
giờ ông về?.
-Có thể, tôi không biết. Có
lẽ. Nhưng năm nay thì không. Tôi nên về. Tôi sẽ không về. Đâu có ai cần
tôi ở
đó?
-Đừng nói bậy, họ sẽ không để
ông một mình đâu. Họ sẽ công kênh ông trên đường phố... tới tận Moscow... Tới
Petersburg...
Ông sẽ cưỡi ngựa trắng, nếu ông muốn.
-Đó là điều khiến tôi không
muốn về. Tôi đâu cần ai ở đó.