*
  



Georg Lukacs và tờ hợp đồng với Quỉ
George Steiner
(trong Ngôn Ngữ và Câm lặng).

Ở thế kỷ 20, một kẻ chân thật, thật khó mà là một nhà phê bình văn học. Có quá nhiều điều khẩn cấp hơn phải làm. Phê bình chỉ là phụ thuộc. Bởi vì nghệ thuật phê bình là làm độc giả quan tâm tới tác phẩm văn học; khổ một nỗi, "quí độc giả" có khi không cần lắm, tới sự giúp đỡ này. Liệu ai đó đọc phê bình thơ ca, văn chương, kịch nghệ, một khi quá rành về nó?  Hơn thế, "hai tay" còn khổ, vì hai cám dỗ. Về phía tay phải, là Lịch sử Văn học, với cái vẻ chắc nịch, và những uy thế hàn lâm. Tay trái, trò Điểm Sách - không thực sự một nghệ thuật, chỉ là kỹ thuật dựa vào một lý thuyết thật chẳng đáng tin cậy, rằng phải có cái gì đáng đọc được in ra hàng năm. Ngay cả một tay phê bình tốt nhất cũng có thể bị nó cám dỗ, thôi thì cứ xiêu phải, hoặc quẹo trái. Như Sainte-Beuve chẳng hạn; hỡi ơi, làm thế nào tạo được sự vị nể trí thức, một thế đứng khoa bảng, nhà phê bình bèn trở thành nhà văn sử (literary historian). Thế là cứ hùa theo những đòi hỏi của một cuốn tiểu thuyết, và của tính tức thời; cái phần có ý nghĩa trong những phát giác mang tính phê bình tác phẩm của Henry James, đã không sống lâu hơn những điều tầm phào được gạt bỏ. Những bài điểm sách tốt cũng làm xàm như những cuốn sách tồi.
Tuy nhiên còn một lý do cơ bản nữa cho thấy tại sao khó, đối với một đầu óc nghiêm túc, sinh nhầm thế kỷ (sinh trong thế kỷ nhiễu nhương và hiểm nguy này), muốn cúc cung tận tụy với phê bình văn học. Thế kỷ của chúng ta, khỏi cần nói thì ai cũng biết, được mùa môn khoa học tự nhiên. Chín chục phần trăm những nhà khoa học đều đang còn sống. Thắng lợi ròn rã của khoa học, chân trời lùi dần trước tinh thần tra hỏi, đâu còn chỗ cho quá khứ? New Americas [Những Tân Thế Giới], được kiếm thấy mỗi ngày. Tâm tính con người do đó cũng bị ảnh hưởng bởi giá trị khoa học. Ảnh hưởng và sự mê hoặc của chúng vượt quá bờ cõi khoa học, theo nghĩa cổ điển của từ này. Lịch sử và kinh tế học cũng khoa học, theo một tiêu chuẩn nào đó. Cũng vậy, luận lý học và xã hội học. Nhà nghệ sử gọt rũa tinh vi những dụng cụ và kỹ thuật ông coi là có tính khoa học. Nhà soạn nhạc thập nhị cung (twelve-tone) qui chiếu khổ công tu luyện của mình về những thực tập của những nhà toán học. Durrell, trong lời tựa cho Tứ Khúc [BHD] của mình, phán, ông cố gắng chuyển vào ngôn ngữ và vào dòng kể, his narrative, viễn tượng của thuyết Tương Đối. Ông nhìn thành phố Alexandria theo không gian bốn chiều.