Cuộc
sống thê thảm của hậu duệ thi sĩ Tản Ðà tại Sài Gòn.
Sunday, July 11, 2004
11:16:42 AM
Từ
vào Thu đến nay,
Sương Thu lạnh,
Trăng Thu bạch,
Khói Thu xây thành
Lá Thu rơi rụng đầu ghềnh...
(Trích thơ Tản Ðà)
Quả
thật tôi không biết dùng danh từ nào hơn là hai chữ “thê
thảm” trong hoàn cảnh của gia đình người con gái cụ Tản Ðà - Nguyễn
Khắc Hiếu,
hiện đang sống rất lầm than cơ cực, nếu không muốn nói là “sống dở chết
dở”
giữa con đường Công Lý của thành phố Sài Gòn này. (Nói đến tên cụ Tản
Ðà chắc
bạn đọc đã thừa biết đó là một thi sĩ tiền bối rất nổi danh và rất đáng
kính
trọng trong làng văn học Việt Nam, cho nên tôi không cần phải chứng
minh thêm).
Và, tôi cũng chưa bao giờ ngờ được rằng giữa thành phố Sài Gòn, trên
con đường
được gọi là Công Lý bây giờ được sửa chữa thênh thang với những ngôi
nhà bề
thế, những biệt thự nguy nga của các “anh Ba” “anh Bốn” nằm bên những
shop thời
trang choáng ngợp lại còn một khu nhà hoang tàn xơ xác đến như thế.
Cái
hang cho con người? Cái biển số nhà 192 Công Lý nằm
khiêm nhường trên chiếc trụ gạch nham nhở, góp mặt với con đường cho nó
có tên
chứ chẳng làm ai chú ý mặc dù nó chiếm một khoảng đất khá rộng trong
cái thời
buổi giá nhà đất ở Sài Gòn này đúng nghĩa là tấc đất tấc vàng. Và cái
tên đường
Công Lý đã được đổi thành đường “Nam Kỳ Khởi Nghĩa” từ lâu rồi vậy mà
cái biển
vẫn cứ còn chềnh ềnh cái tên Công Lý đủ chứng tỏ nó “lỗi thời” đến thế
nào.
Chiếc cổng sắt đen nhẻm chẳng biết có từ thời nào cũng chỉ là thứ còn
sót lại
nằm đó chứ chẳng để làm gì. Nhìn vào phía trong là một hàng cơm bình
dân cũng
tối tăm, èo uột vắng ngơ ngác, dường như người ta bày ra chỉ để chiếm
chỗ sợ
người khác chiếm mất, thế thôi. Bước qua hàng cơm là một lối đi trải
nhựa đã
quá già cũ lỗ chỗ nham nhở, đất đá lổn nhổn chẳng khác những con đường
làng ở
nhà quê thời xa xưa. Nhìn lên là những tầng lầu cao, tường đen loang
lổ, cửa
ngõ không cánh toang hoác, cứ tưởng như ta đang sống trong thời kỳ
chiến tranh
bom đạn tàn phá, nhưng nhìn kỹ đó là vết thời gian in hằn, chẳng ai
thèm ngó
ngàng đến.
Ði
vào vài chục mét nữa là những hành lang tăm tối hoang
phế, nhưng trong cái hoang phế ấy lại chính là nơi cư ngụ của một số
gia đình
đói rách vô gia cư. Họ sống lặng lẽ, lam lũ, lay lắt che chắn bằng đủ
thứ vỏ
hộp các tông, liếp tre, vải bố rách miễn là tạm thời có thể che chắn
nắng mưa,
mà che chắn cũng chỉ là tạm bợ, được chút nào hay chút ấy. Mưa tạt vẫn
ướt,
nắng càng khổ hơn vì cái nóng hầm hập như trong lò nướng. Có thể hiểu
đây là
“cái hang cho con người” chứ không thể gọi là một chỗ để ở. Trong số đó
có gia
đình người con gái thi sĩ Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu. Chúng tôi lần mò vào
một
hành lang phía trong, trên một khoang hẹp chừng 3 thước vuông, kê hai
chiếc
giường và một chiếc bàn với hai ba chiếc ghế nhựa nhỏ xíu nằm kẹt vào
giữa.
Chị
Hương Thu đón tôi và Thái Phương dù đã được hẹn trước mà
cũng chẳng biết nên mời chúng tôi ngồi vào chỗ nào cho thuận tiện. Tôi
kéo
chiếc ghế nhựa con ngồi sát vào đầu chiếc giường gỗ nơi một bà lão đang
nằm.
Chị Hương Thu lay mẹ dậy tiếp chuyện với tôi. Ðó là bà Nguyễn Thúy
Ngọc, năm
nay đã 75 tuổi. Tôi hỏi ngay:
- Thưa bà, có phải bà là con gái cụ Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu
không?Bà lão gật đầu:
- Ðúng thế. Ông thân sinh tôi mất năm 1939 tại số nhà 45 Ngã
Tư sở, Hà Nội. Tôi theo chồng vào Nam
năm 1954 cùng gia đình người chị gái là bà Quất hiện cũng đang sống ở
Sài Gòn.
- Hiện nay bà sống với những ai? Bà lão chỉ sang chiếc
giường tre bên cạnh:
- Con gái tôi đó, nó là Thúy Lan bị bại liệt. Còn một đứa
con trai bị tâm thần, ở đây không còn chỗ nên phải cho nó nằm ở cuối
hành lang
phía bên kia. Một đứa con trai lớn cũng chớm bị thần kinh đã từng làm
công nhân
vệ sinh nhưng nay thất nghiệp.
- Vậy gia đình cụ sống như thế nào? Bà chỉ chị Hương Thu –
là người đã tiếp đón chúng tôi:
- Nhờ nó, con gái tôi, nó lấy chồng ở Miếu Nổi nhưng vẫn
phải nuôi cả gia đình nhà này. Tôi quay sang hỏi chị Hương Thu:
- Chị làm thế nào mà nuôi nổi một lúc bốn người già yếu bệnh
tật như thế này?
- Cháu đi bán vé số và có khi bán báo, cứ sáng sớm là ra đi,
bán được đồng nào chạy vội về mua gạo thổi cơm mang sang cho mẹ và các
em. Buổi
chiều cũng bán vé số rồi lại về chăm sóc tắm rửa cho mẹ và các em xong
mới trở
về nhà chồng được. Thú thật với chú là gia đình nhà chồng cháu cũng
thông cảm lắm
mới cho cháu làm những công việc này. Mà cháu không làm thì ai làm đây.
Cháu
phải mang hết sức cháu ra thôi. Thái Phương xen vào:
- Chị Thúy Lan bị bại liệt lâu chưa? - Em Thúy Lan trước năm
1975 làm ở Bộ Chiêu Hồi, sau năm 75, em cháu đi bán bánh ú về nuôi mẹ.
Nhưng
một thời gian sau em bị bại liệt, không tự mình làm bất cứ cái gì được,
tất cả
mọi việc đều phải có người giúp. Khi cháu không có mặt ở đây thì chú em
thất
nghiệp giúp đỡ, nhưng đôi khi nó có việc làm thì đành chịu vậy thôi.
Mọi công
việc cứ bừa phứa ra đó rồi dọn dẹp sau. Những người “không biết ốm” .
Tôi ngậm ngùi hỏi:
- Hàng ngày gia đình chị có đủ ăn không? Chị Hương Thu cúi
đầu, đắn đo trước câu trả lời:
- Có lẽ nói là “đói” thì chưa đúng hẳn, nhưng dĩ nhiên là
cũng có khi đói. Nhưng hầu như cháu chỉ lo chủ yếu là làm sao có đủ gạo
cho bốn
miệng ăn là tạm yên tâm rồi. Những ngày mưa gió thì đi vay đi mượn cũng
bù đắp
vá víu cho qua ngày thôi chú ạ, chúng cháu không dám mơ tới một bữa ăn
ngon mà
chỉ là một bữa cơm đủ no. Nhưng bây giờ giá cả mỗi ngày một đắt đỏ, mớ
rau con
cá trước kia chỉ năm đồng, bây giờ phải mười đồng. Gia đình lao động
bình
thường còn lo thiếu, huống gì nhà cháu.
- Còn thuốc men khi đau ốm?
- Ðiều đó thì ngoài sức của cháu. Ai đau ốm gì cũng cố gắng
im lặng để không làm khổ đến những người khác. Nhiều khi mẹ cháu nằm
rên, nhưng
đến khi cháu về đến nơi thì bà cố nhịn, các em cháu mách lại, bà vẫn cố
gắng
nói chuyện bình thường cho cháu yên lòng về với gia đình nhà chồng.
Những lúc
ấy cháu chỉ biết khóc thầm. Các em cháu thì chẳng bao giờ “ biết đau
ốm” là gì!
Nhìn vào những người ngồi quanh, tôi có thể hình dung ra ngay cái thảm
cảnh đó.
Những khuôn mặt im lìm chịu đựng như họ đã từng quen chịu đựng từ bao
năm nay.
Bất chợt Thái Phương hỏi:
- Thế chính quyền địa phương có giúp đỡ gì gia đình chị
không? Chị Hương Thu trả lời như người ta thường vẫn trả lời:
- Ấy có chứ, chính quyền cũng “quan tâm” xếp nhà cháu vào
diện “gia đình khó khăn, xóa đói giảm nghèo” đấy. Mỗi năm cứ Tết đến
nhà cháu
lại nhận được một phần quà của địa phương.
Tôi hỏi:
- Trong đó gồm có những gì?
Chị Hương Thu hỏi mẹ cho chính xác, bà cụ nhẩm tính:
- Một trăm ngàn, 10 ký gạo, 1 chai dầu ăn, 1 ký đường. Chị
Hương Thu nói lảng:
- Thôi thì cũng thêm cặp vào được một hai ngày Tết Gọi là
“có hương có hoa” thôi. Những ngày đó mẹ cháu thường kể lại những kỷ
niệm khi
ông ngoại chúng cháu còn sống. Ông cụ khó tính lắm, ăn uống cũng khó
tính. Cuộc
sống đạm bạc nhưng rất thảnh thơi. Ông ngoại cháu chẳng ham muốn điều
gì cả
ngoài việc làm thơ và bạn thơ của ông. Ấy mẹ cháu cũng làm thơ đấy chú
ạ. Ðể
cháu lấy tập thơ của mẹ cháu làm từ ngày xưa cho chú coi.
“Tính gia truyền” của gia đình thi sĩ.
Bà Thúy Ngọc vui vẻ moi ở đống gối đầu giường ra đưa cho
chúng tôi xem tập thơ mỏng của bà sáng tác. Tôi liếc qua vài dòng trong
bài
“Hồi ký “ có thể cảm nhận được ngay đó là tâm hồn của một cô nữ sinh Hà
Nội
thuở nào:
“ Dưới mái nhà tranh tắm ánh trăng
Lòng tôi nhớ lại thuở non măng
Ðôi môi mọng đỏ chưa từng được
Ðôi mắt tròn đen mớ tóc bằng.
Ngày
đó tôi còn dại ngẩn ngơ
Chỉ là cô bé gái ngây thơ
Tôi hay bắt bướm yêu hoa đẹp
Thích chuyện thần tiên, thích chạy đua
Trong những ngày hè tôi thích đi
Dưới chiều nhạt nắng bước trên đê
Tâm hồn ngây ngất bay theo gió
Ðồng ruộng say sưa chẳng muốn về” .
Tất
nhiên những câu thơ đó không thể so sánh với thơ của ông
bố siêu thoát, tuyệt tác hơn nhiều Nhân đây mời bạn đọc thưởng thức lại
bài thơ
rất nổi tiếng cụ đã để lại cho đời sau, chính là cho chúng ta vậy:
Tống
Biệt
Lá
đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ duyên thừa có thế thôi
Ðá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động, đầu non, đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.
Tản Ðà (1889-1939)
Ðọc
hai bài thơ có thể thấy được cái “tính gia truyền” trong
gia đình thi sĩ ấy. Bà bảo chị Hương Thu:
“Con
mang photocopy biếu hai chú mỗi chú một tập. Tôi cảm ơn
bà đã có lòng cho chúng tôi được hân hạnh giữ lại một kỷ niệm của bà.
Trong khi
cô con gái đi làm photocopy, bà lại cho chúng tôi xem tập hình ảnh ngày
xưa, bà
lôi cả cái giấy khai sinh của bà ra chỉ cho tôi xem chỗ có tên bố là
Nguyễn Khắc
Hiếu, bà rất tự hào về điều này. Bà dặn chúng tôi khi nào có thì giờ cứ
đến
thăm bà, bà thích trò chuyện với những nhà văn nhà báo.
Toàn
bộ cư dân trong khu nhà sắp phải ra đ
Ghé sang thăm người con trai bị thần kinh của bà nằm tận
cuối hàng lang phía trong, chị Hương Thu cho biết thêm:
- Toàn bộ khu này là một cái building của Mỹ trước năm 1975
đang làm dở chừng thì bỏ lại, không ai làm tiếp nữa. Hầu hết những gia
đình ở
đây là người không có nhà cửa, cứ vô ở đại rồi sau đó chính quyền đành
phải để
họ ở như thế này thôi, chẳng ai chăm sóc đến nó nữa. Nghe nói chỉ nay
mai thôi,
người ta sẽ “giải tỏa trắng” khu nhà này, cho người nước ngoài thuê
lại, khối
tiền.
- Như thế người ta sẽ phải đền bù cho người phải ra đi? Chị
Hương Thu gật đầu:
- Tất nhiên nhà nước sẽ đền bù hoặc cho một số tiền, nhưng
chỉ đền bù cho những người đã được chính quyền địa phương công nhận cho
ở trong
phòng chứ còn gia đình nhà cháu chỉ là người đến sau, xin người đến ở
trước cho
trú ngụ ngoài hành lang chứ có được ở trong phòng đâu. Dân ở ngoài hành
lang
vẫn là dân ăn nhờ ở lậu nên chắc sẽ không được xu nào đâu chú ạ. Chỉ
nay mai
thôi, người ta sẽ “dọn dẹp” hết khu này, tất cả cư dân ở đây sẽ khăn
gói ra đi.
Ðến lúc đó chưa biết gia đình cháu sẽ phải trôi dạt tới đâu nữa!
Tôi ra về trong lòng nặng trĩu, bước ra ngoài đường, xe cộ
dập dìu tấp nập mà ở trong khu tạm gọi là cái “chung cư” tối tăm này
lặng lẽ
chẳng khác gì một nấm mồ nằm ngay mặt con đường lớn vào bậc nhất thành
phố!
Ngay buổi sáng hôm sau, một nhà văn nữ ở San Jose về Sài Gòn
chơi, chị ghé thăm tôi trong khi tôi đang chuẩn bị viết bài này, tôi kể
lại câu
chuyện của gia đình con gái cụ Tản Ðà, cô bạn tôi (xin giấu tên) yêu
cầu tôi
chuyển ngay 100 USD đến cụ Thúy Ngọc. Tôi gọi cho Thái Phương nhờ mang
tới, anh
la lên:
- Một trăm đô đối với gia đình họ lúc này quý lắm đấy anh ạ.
Rồi nay mai lại phải chuyển đi nơi khác, chẳng biết họ phải xoay xở ra
sao! Làm
thế nào để chị Hương Thu có một chút vốn để “tậu” được một quầy sách
báo, bán
vé số thì may cho chị ấy quá. Vừa có chỗ buôn bán vừa có thể chăm sóc
cho mẹ và
các em.
Vâng, chỉ cần một số vốn nhỏ thôi là gia đình con gái cụ Tản
Ðà có thể có được một cuộc sống tương đối đầy đủ rồi. Tôi xin gửi thông
tin này
đến với bạn đọc để nếu có thể vui lòng giúp đỡ hậu duệ của cụ Tản Ðà
Nguyễn
Khắc Hiếu, chắc chắn linh hồn thi sĩ cũng được an ủi rất nhiều.
Mọi liên lạc xin gửi về địa chỉ của cháu gái cụ:
Chị: Nguyễn Hương Thu
Lô A2/42 Chung cư Miếu Nổi
Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Ðiện thoại: 5104750 (Ðó là nhà chồng chị)
Vài
lời nói thêm cho rõ:
Nhân đây tôi cũng xin nói thêm về một bài báo đã viết về
hoàn cảnh của hậu duệ cụ Tản Ðà và đã có một hai tờ báo ở Mỹ đăng tải.
Bài báo
cũng đã được một số độc giả chú ý, nhưng trong số đó lại có một hai độc
giả
nghi ngờ về sự chính xác của nguồn tin nên điện thoại đến tòa báo hỏi
lại (cụ
thể là tờ Thời Luận ở Los Angeles) và cho rằng đó là một nguồn tin
không đúng
sự thật. Hơn thế vị độc giả còn cho biết thêm rằng “bà Hương Thu là
cháu ngoại
cụ Tản Ðà thật nhưng hiện bà rất giàu, có 2 căn nhà, một ở chung cư
Miếu Nổi và
một ở 192 Công Lý . Và bà Hương Thu không cần đến sự giúp đỡ của ai”.
Lập tức tờ Thời Luận ở Los Angeles gửi ngay e mail nhờ tôi
đến những địa chỉ trên xác nhận sự việc Tôi và anh Thái Phương đã đến,
phải mấy
lần đi lại chúng tôi mới gặp được chị Hương Thu để xin một cuộc hẹn gặp
cả gia
đình ở 192 Công Lý như tôi đã tường trình ở trên. Vì thế nên mới có sự
tiếp đón
chúng tôi đông đủ để xác minh sự việc này. Tôi hỏi chị Hương Thu về
nguồn tin
trên, chị ngạc nhiên nói ngay:
- Cháu chưa hề gặp ai hỏi về chuyện này và cũng chưa từng
nói với ai như vậy, còn căn nhà ở chung cư Miếu Nổi là ở khu nhà cũ chứ
không
phải khu chung cư mới xây dựng. Nhà đó của gia đình nhà chồng cháu cũng
không
có gì khá giả, nếu khá giả thì cháu đâu có phải đi bán vé số, còn nhà
192 Công
Lý thì đây, cái hành lang này như chú đã thấy đấy. Quả thật cháu không
hiểu tại
sao lại có nguồn tin đó. Rất có thể là do một sự hiểu lầm nào đó thôi.
Cháu rất
cần sự giúp đỡ của các cô chú trong hoàn cảnh này. Chị suy nghĩ một
chút rồi
nói tiếp:
- Vài tháng trước đây có mấy ông đến với thiện chí giúp đỡ
gia đình cháu, cháu rất biết ơn. Cháu nghe nói các ông ấy về Mỹ có gửi
bài đăng
báo. Lúc này chúng tôi đã nhìn ra sự việc và bài này góp thêm tiếng nói
với
những vị đã từng viết về sự việc này, đó là sự chính xác của nguồn tin
và chúng
tôi vẫn mong được sự giúp đỡ của bạn đọc cho gia đình hậu duệ của cố
thi sĩ Tản
Ðà, lúc này là lúc cần thiết hơn bao giờ hết.
Bài viết của Văn Quang.
Trích Người
Việt online