*










*


*

[CHAPTER 5]

Albert Einstein, Superstar

HE BRITISH ANNOUNCEMENT that Einstein's theories had been vindicated was a watershed not just in Einstein's life but also in the history of the world. He was accustomed by that time to being a prominent figure within the specialized and even somewhat occult field of physics. But now his fame would make an exponential leap into a realm of worldwide celebrity, even among people who had only the foggiest grasp of what relativity was all about. "The world is a curious madhouse," Einstein wrote to his mathematician friend Grossman. "At present every coachman and every waiter argues about whether or not the relativity theory is correct."

Người của thế kỷ & Nhà văn của Thế kỷ

Thời gian, không gian, và cái răng cái tóc

Peter D. Smith dự triển lãm Albert Einstein, Người Của Thế Kỷ, Viện Bảo Tàng Do Thái, Camden Town [TLS 11 Tháng Một 2005].

Tuyệt vời nhất, là bức hình, nhỏ hơn tấm postcard, rõ ràng để dùng cho một album gia đình. Chụp khi ông đi thăm Thượng Hải vào năm 1922-3. Một Einstein không giống như những Einstein mà mọi người từng nhìn thấy, hay tưởng tượng ra: nhỏ thó, lanh lẹn, trong bộ đồ thể tháo, với một cái mũ đen kiểu cọ. Vào những năm đầu của tuổi bốn mươi, nhà khoa học trông thật tự hào, giữa bức hình, chung quanh ông là cộng đồng Do Thái địa phương. Ông vừa được Nobel, và đang băng băng đi trên con đường trở thành "một người Do Thái vĩ đại nhất trên quả đất", như  David Ben-Gourion gọi ông sau đó. Hay như ông khôi hài về mình, một "ông thánh Do Thái".

Tài liệu trưng bầy trong cuộc triển lãm là từ Thư Khố Albert Einstein tại Đại Học Hebrew ở Jerusalem. Mặc dù thiếu những vật dụng hoàn toàn cá nhân, cuộc triển lãm quả là đã cho người coi một cái nhìn tuyệt vời vào cuộc đời của một thánh tượng khoa học.

Có một cái thư của một anh chàng Ăng lê, xin ông trấn an anh ta, về tác động, và ảnh hưởng của trọng lực lên con người trong lúc trái đất quay. Anh ta viết, 'trong khi một cá nhân chổng đầu xuống đất, tức là lộn tùng phèo, liệu có phải, chính vào lúc đó, anh ta mê gái, và có thể còn làm nhiều trò khùng điên khác?", Einstein lịch sự trả lời, "Mê gái mê trai, nói cho cùng, không phải là điều ngu xuẩn nhất con người làm, nhưng trọng lực [sức hút của trái đất] không có trách nhiệm gì về chuyện này".

Nhìn thấy hình của ông trên nhật báo, một em bé sáu tuổi, Ann G. Kocin, đã viết thư, "Ông nên đi cắt tóc, như vậy trông ông sẽ còn đẹp hơn".

Những bức thư của trẻ em như thế chứng tỏ ông ngày càng nổi tiếng, trở thành một bậc hiền giả, nửa tiên tri, nửa phù thuỷ.

Theo huyền thoại thời hậu chiến, ông là một Prometheus, ăn cắp lửa của Thần Mặt Trời cho nhân loại, nhưng nhân loại ngu quá, hay ác quá, thay vì dùng để nấu nướng, lại dùng vào việc chế tạo bom nguyên tử!

Có trưng bầy thư ông viết cho tổng thống Mỹ, đưa đến thành lập dự án Manhattan Project và sau đó, bom nguyên tử ra đời, và hai trái bom được thả xuống đất Nhật. Ông nhìn nhận, ký tên vào thư là "sai lầm lớn nhất trong đời tôi". Sự thực, do ông quá sợ trước viễn tượng Nazi sẽ có bom nguyên tử.

Thư ông từ chối tranh cử tổng thống nước Israel, khi được mời, mới thú vị, tuyệt vời làm sao. Đúng là một cái thư khó viết! Khi nhận được thư, me-xừ Thủ Tướng Do Thái Ben-Gourion mừng quá, nói với đệ tử ruột: "Mày biểu tao, tao phải làm gì, nếu ông ta nói, ừ, tớ sẽ ra tranh cử tổng thống?" 

Tuần báo Time đã chọn nhà bác học Einstein là Người của Thế kỷ. Bên cạnh ông, là thánh Cam Địa (Gandhi). Thật ra, bất cứ một lựa chọn nào cũng không hoàn toàn. Có người cho rằng, Einstein chỉ có thể coi là "Người của nửa đầu thế kỷ", do ông đã không hiểu một số lý thuyết khoa học sau ông. Câu nói nổi tiếng của Einstein: Thượng Đế không chơi xí ngầu (I am convinced that He [God] does not play dice), là do Einstein tin vào định mệnh thuyết, trong khi một số khoa học gia tin rằng thuyết xác xuất, hay nói nôm na, chính là do cơ may, mà có loài người, và những chủng loại. Chúng ta tin tưởng có một Thượng Đế, nhưng trong khoa học, một định mệnh thuyết như vậy, đã tỏ ra không đúng. Trong cuốn "Những tư tưởng gia đích thực của thời đại chúng ta" (Les vrais penseurs de notre temps), tác giả Guy Sorman đã phỏng vấn Mooto Kimura, một khoa học gia người Nhật. Ông này tin rằng Darwin (cha đẻ của thuyết tiến hoá đưa tới chủ nghĩa Cộng Sản) đã sai lầm. Chính cơ may mới là chìa khóa của tiến hóa. Cũng theo ông, Einstein là nhà bác học cuối cùng còn tin rằng Thượng Đế không chơi xí ngầu và Thiên Nhiên tuân theo những định luật mang tính định mệnh. (Tiến hoá không có tận cùng mang tính đạo đức: L'évolution n'a pas de finalité morale, Stephen Jay Gould). Theo Kimura, cũng như theo Ilya Prigorine (nhà tư tưởng này cho rằng trật tự phát sinh từ hỗn mang: L'ordre est né du chaos): Thượng Đế chơi xí ngầu, mà chơi rất hay!

Nhìn lại những ngày cuối thế kỷ, và cơn hoang mang, nỗi sợ hãi về một tận thế vào năm 2000, về con bọ Y2K, mọi người đều thở phào, khi ngồi trước máy truyền hình, chứng kiến từng nơi trên mặt địa cầu đón thiên niên kỷ, theo vòng quay của trái đất. Có thể, trước đó, hầu hết mọi người đều lo lắng, hoang mang, nhưng thâm tâm, họ vẫn tin rằng sẽ chẳng có chuyện gì xẩy ra hết. Đây không phải là lần đầu, lẽ dĩ  nhiên. Nhược điểm, biết đâu, đây chính là hạnh phúc của con người, đó là trí nhớ của nó ngắn ngủi lắm! Vào những ngày nhân loại sắp tiến đến điểm zero (countdown), có mấy ai nhớ gì, về cuối thế kỷ trước đó? Đa số đều nghĩ, "rồi cũng rứa", cho dù cũng sửa soạn rối rít, cũng ra nhà băng rút mớ tiền mua thức ăn dự trữ, hy vọng sống dôi ra vài ngày, sau... tận thế!

Nhưng sự thực, thế kỷ chấm dứt không như nhau. Nhà khoa học Stephen Jay Gould, trong cuốn Tra Hỏi Thiên Niên Kỷ (Questioning the Millennium: A Rationalist's Guide to a Precisely Arbitrary Countdown, nhà xb Harmony Books, 1998), ghi nhận rằng, vào những ngày tháng cuối năm 1799, người Mỹ đã cùng nhau than khóc cái chết của George Washington. Nhưng thay vì âu lo về "chấm dứt chế độ cũ" (the fading of an ancien regime), ngược lại, cái chết của một con người đã mở ra một điều gì thật sự mới mẻ: đây là một xứ sở trẻ trung tưởng niệm một người hùng của đất nước. Thời kỳ Cách mạng Pháp, Robespierre và những bạn bè của ông đã coi những năm 1790 không phải là thập niên cuối cùng của một thế kỷ, nhưng mà là đầu tiên. Ngày cả từ "chấm dứt thế kỷ" (fin du siècle), trước năm 1890 chưa có trong tự điển tiếng Anh. Nó cũng chẳng già nua gì lắm, ngay cả đối với chính tiếng Pháp. Điều mà Gould thích thú nhất, khi tra hỏi thiên niên kỷ, đó là văn hóa đại chúng (pop culture) đang thắng thế văn hóa cao (high culture).

Về đề tài văn hóa đại chúng thắng thế văn hóa cao, chữ điện tử (như các bạn đọc trên máy điện toán, trong "trang nhà" trên lưới internet) thắng thế chữ in ra giấy, có mùi thơm của mực, người viết xin hẹn một dịp khác. Ở đây, chỉ xin đưa ra câu hỏi: ai là nhà văn của thế kỷ vừa qua?

Đa số đều cho rằng, ba nhà văn đại diện cho thế kỷ 20 là James Joyce, Marcel Proust, và Franz Kafka. Trong ba nhà văn này, người viết xin được chọn Kafka là nhà văn của thế kỷ 20.

Thế kỷ 20 như chúng ta biết, là thế kỷ của hung bạo. Những biểu tượng của nó, là Hitler với Lò Thiêu Người, và Stalin với trại tập trung cải tạo. Điều lạ lùng ở đây là: Kafka mất năm 1924, Hitler nắm quyền vào năm 1933; với Stalin,  ngôi sao của ông Thần Đỏ này chỉ sáng rực lên sau Cuộc Chiến Lớn II (1945), và thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Bằng cách nào Kafka nhìn thấy trước hai bóng đen khủng khiếp, là chủ nghĩa Nazi, và chủ nghĩa toàn trị?

Gần hai chục năm sau khi ông mất, nhà thơ người Anh Auden có thể viết, không cố tình nói ngược ngạo, hay tạo sốc: "Nếu phải nêu một tác giả của thời đại chúng ta, sánh được với Dante, Shakespeare, Goethe, và thời đại của họ, Kafka sẽ là người đầu tiên mà người ta nghĩ tới." G. Steiner cho rằng:  "(ngoài Kafka ra) không có thể có tiếng nói chứng nhân nào thật hơn, về bóng đen của thời đại chúng ta." Khi Kafka mất, chỉ có vài truyện ngắn, mẩu văn được xuất bản. Những tác phẩm quan trọng của ông đều được xuất bản sau khi ông mất, do người bạn thân đã không theo di chúc yêu cầu huỷ bỏ. Tại sao thế giới-ác mộng riêng tư của một nhà văn lại trở thành biểu tượng của cả một thế kỷ?
 

Theo Steiner, sự kiện-chìa khoá về Kafka là như thế này: ông bị chế ngự (possessed), bởi một linh cảm đáng sợ, rằng ông nhìn thấy, từng li từng tí, cơn kinh hoàng đang tích tụ lại... Kể từ khi Kafka viết, tiếng đập cửa ban đêm cứ thế tới muôn nhà, những con người bị lôi ra, chết "như một con chó", cứ thế nhân lên mãi. Huyễn tưởng biến thành sự kiện cụ thể: Thân quyến gần gụi nhất của Kafka chết trong phòng hơi ngạt. (Người yêu) Milena, và Miss Grete B (người có thể đã có với Kafka một cháu nhỏ), chết trong trại tập trung. Chúng ta tự hỏi: Làm sao ông có thể tiên tri như vậy?

Tóm ngay lấy một câu nói bóng gió trong "Ghi Chú Dưới Hầm" của nhà văn Nga Dostoevsky, Kafka mô tả con người bị giản trừ thành một con bọ quằn quại. Cuộc hóa thân của nhân vật Gregor Samsa này, thoạt đầu được một số người hiểu như là câu chuyện về một giấc mơ ghê rợn, là số phận "theo nghĩa đen", của hàng triệu con người. Từ "con bọ", Ungeziefer, tiếng Đức, chính nó là một tiên tri bi đát, bởi vì đám Nazi đã dùng để chỉ những con người chúng đẩy vô phòng hơi ngạt. Tác phẩm "Xứ Trừng Giới" của Kafka thông báo, không chỉ một kỹ thuật học về lò sản xuất cái chết (Lò Thiêu), mà luôn cả nghịch lý lạ lùng của chế độ toàn trị hiện đại: sự hợp tác thật chi ly, thật tục tằn giữa nạn nhân và kẻ tra tấn. Như Vaclav Havel chỉ ra, chế độ toàn trị đặc biệt ở chỗ: khác hẳn chế độ phong kiến, hay bạo chúa truyền thống, ở đây không có chuyện một thiểu số áp bức đa số, mà là, mỗi cá nhân đều bị cuốn hút vào guồng máy, đều trở thành một bộ "nạn nhân-đao phủ", "tù nhân-cai ngục". Ngay cả mấy ông Trung Ương Đảng cũng không thoát khỏi "qui luật" này: một phần thân thể, tôi chịu đựng hệ thống, phần kia tôi điều khiển nó.

Nhà phê bình Mác-xít G. Lukacs cho rằng, trong những phát kiến (inventions) của Kafka, có những dấu vết  đặc thù, của phê bình xã hội. Viễn ảnh của ông về một hy vọng triệt để, thật u tối: đằng sau bước quân hành của cuộc cách mạng vô sản, ông nhìn thấy lợi lộc của nó là thuộc về bạo chúa, hay kẻ mị dân. Cuốn tiểu thuyết "Vụ Án" là một huyền thoại quỉ ma, về tệ nạn hành chánh mà "Căn Nhà U Tối" của Dickens đã tiên đoán. Kafka là người thừa kế nhà văn người Anh Dickens, không chỉ tài bóp méo các biểu tượng định chế (bộ máy kỹ nghệ như là sức mạnh của cái ác, mang tính huỷ diệt), ông còn thừa hưởng luôn cơn giận dữ của Dickens, trước cảnh tượng người bóc lột người.

Chọn Kafka là tiếng nói chứng nhân đích thực, nhà văn của thế kỷ hung bạo, là chỉ có "một nửa vấn đề". Kafka, theo tôi, còn là người mở ra thiên niên kỷ mới, qua ẩn dụ "người đàn bà ngoại tình".

Thế nào là "người đàn bà ngoại tình"? Người viết xin đưa ra một vài thí dụ: một người ở nước ngoài, nói tiếng nước ngoài, nhưng không thể nào quên được tiếng mẹ đẻ. Một người di dân phải viết văn bằng tiếng Anh, nhưng đề tài hoàn toàn là "quốc tịch gốc, quê hương gốc" của mình. Một người đàn bà lấy chồng ngoại quốc, nhưng vẫn không thể quên tiếng Việt, quê hương Việt. Một người Ả Rập muốn "giao lưu văn hóa" với người Do Thái...

Văn chương Việt hải ngoại, hiện cũng đang ở trong cái nhìn "tiên tri" của Kafka: đâu là quê nhà, đâu là lưu đầy? Đi /Về: cùng một nghĩa như nhau?

Jennifer Tran