Người đẹp
trong tranh.
Qua
trao đổi giữa bạn đọc và ban biên tập VHNT và bạn đọc,
Jennifer tôi nhận ra một điều, càng ngày càng có nhiều “đơn đặt hàng“,
ấn bản
“thứ thiệt” của VHNT.
Như
thể VHNT là một người đẹp trong tranh.
Và
bất cứ một độc giả nào cũng một mong ước một… Bích Câu Kỳ
Ngộ!
***
Năm
ngoái, Thư viện Anh, để tiết kiệm chỗ, đã “bỏ vào thùng
rác” phần lớn bộ sưu tập đã một thời là niềm hãnh diện của họ, là những
nhật
báo không phải của Anh, và thay thế bằng vi phim, băng từ, CD… Thế là
độc giả
la làng: Người đẹp trong tranh làm sao bằng người thật!
“Not
the real thing”, đúng như nhan đề một bài viết trên tờ
TLS số đề ngày 24 tháng Tám 2001.
Ngay
khi xẩy ra “vụ việc”, trên tờ Người Nữu Ước, số đề ngày
18 tháng Bẩy 2000, Nicholson Baker đã đi ngay một đường tố cáo những
tên phá
hoại công trình văn hóa (“Vandals of Colindale”), và liền có ngay độc
giả phụ
họa. Lynne Brindley, Giám đốc Điều hành Thư Viện Anh, “đại diện cho
những tên
phá hoại văn hóa”, phải lên tiếng biện hộ cho quyết định “đáng thương
hại” của
họ.
Nỗi
thê lương, cũng đành chấp nhận phó bản thay thế “the
real thing” ngày càng lây lan và tăng trưởng, trong thế giới thư viện,
theo G.
Thomas Tanselle, tác giả bài viết trên TLS. Và những lời bào chữa của
bà giám
đốc “đã thất bại, vì không nhận ra vai trò chủ yếu của những nghệ phẩm,
trong
việc nghiên cứu quá khứ, và cái bổn phận bắt buộc phải gìn giữ, bảo
quản những
nghệ phẩm, là của thư viện.”… “Sách và nhật báo có thể làm chúng ta tốn
thì giờ
và tiền bạc, để cất giữ, bảo tồn chúng, nhưng đây chính là nhiệm vụ của
thư
viện. Nếu không, thư viện có đó để làm gì?”
Một
số lý do, theo đó, người đẹp trong tranh không thể bằng
người đẹp bằng xương bằng thịt ở ngoài đời, theo tác giả bài viết: (1)
Phó bản
đủ loại có thể hư hỏng, hay không đầy đủ, và có thể có những phần đoạn
không
đọc được (như rất nhiều vi phim quá “đát” tại thư viện hiện nay). (2)
Chỉ
nguyên bản mới đủ thẩm quyền nói lên tính trung thực tối hậu, để quyết
định
những vấn đề mà phó bản chắc chắn sẽ gặp phải. (3) Làm sao phó bản có
thể thay
thế được những cái gì không thể thay thế, thí dụ như giấy in báo, cách
đóng
báo, mùi mực… Ấy là chưa kể cái tác dụng “đặc biệt” của nó, thí dụ như
tác dụng
“làm chứng” cho những lời thề non hẹn biển của một đôi tình nhân, tương
tự như
ông trăng và cái giếng trong truyện “Trăng Thề” của Tô Hoài. “Tờ báo kể
chuyện
mình”, một bài luận văn như vậy, chúng ta đa số đã từng làm, nhưng “vi
phim kể
chuyện mình”, cái này hơi khó!
Đa
số báo điện tử là đàn em, sinh đẻ muộn, của một tờ báo có
thực ở ngoài đời, thí dụ như những tờ Partisan Review, TLS… hay Văn,
Văn Học,
Hợp Lưu… của độc giả người Việt ở hải ngoại. Thành thử, những độc giả
“order”
VHNT chắc cũng nghĩ, “bắt buộc” phải có một tờ VHNT có thực ở ngoài đời.
Hiện
hữu có trước yếu tính (L’existence précède l’essence),
nói theo ngôn ngữ triết học!