Nàng
Kha Lệ Ninh tân thời.
Kha Lệ Ninh, phiên âm tiếng Việt "Anna Karenina",
tác phẩm của nhà văn Nga, Tolstoy. Tân thời, là do tác phẩm này vừa có
một bản
dịch tiếng Anh mới (dịch giả Richard Pevear và Larissa Volokhonsky, nhà
xb
Viking). Bản dịch mới này vén màn, cho thấy từng lớp xiêm y của người
đẹp; nói
rõ hơn, nó cho thấy cấu trúc vô hình của cuốn tiểu thuyết.
James Wood, trong bài viết "Bốn bể là nhà"
("At home in the world"), trên tờ "Người Nữu Ước" số đề
ngày 5 tháng Hai 2001, cho rằng, bất cứ một độc giả, khi đọc Tolstoy,
đều cảm
thấy, có cái gì khang khác, về mức độ và thể loại, so với tiểu thuyết
của những
tác giả khác. Thế giới tiểu thuyết của ông, những nhân vật, hành động,
hoàn
cảnh của họ… "thực như đếm". Hiện thực ở đây như khí trời. Tìm cách
giải thích, là rơi vào vòng luẩn quẩn. Ngay chính Tolstoy cũng lúng
túng, khi
bị ép buộc phải bảo vệ tác phẩm của ông. Trong một thư gửi bạn, là
Nicolai
Strakhov, viết khi đang sáng tác "Anna Karenina", ông khẳng định,
những gì ông viết không phải là những thu gom (collections) tư tưởng;
và những
tư tưởng như thế có thể tách ra khỏi bản văn; nhưng đây là một mạng
lưới (a
network): "tự thân, mạng lưới này không dệt bằng tư tưởng (hay là do
tôi
nghĩ như vậy), nhưng bởi một điều gì khác, và tuyệt đối không thể diễn
tả cốt
lõi mạng lưới, một cách trực tiếp bằng những con chữ: chỉ có thể làm
một cách
gián tiếp, bằng cách sử dụng những con chữ để miêu tả những nhân vật,
hành
động, hoàn cảnh."
Thư
trên, được dịch giả Richard Pevear trích dẫn trong lời
giới thiệu bản dịch mới của ông và Larissa Volokhonsky.
Độc
giả có thể tự hỏi, tại sao một tác phẩm cổ điển, được
nhiều người đọc, và đã được dịch ra tiếng nước ngoài, nhiều lần, trở
thành một
tác phẩm của thế giới, vậy mà vẫn có người dịch lại?
Theo
Wood, những dịch phẩm lớn đều "lão hoá",
trong khi những cuốn tiểu thuyết lớn thì cứ thế trưởng thành mãi lên.
Gừng càng
già càng cay. Thành thử cỡ những ông như Tolstoy, lại càng cần một bản
dịch
đương thời.
(Những
độc giả mê truyện chưởng Kim Dung chẳng hạn, đọc bản
dịch của Hàn Giang Nhạn, đã xuýt xoa, so với bản dịch của Tiền Phong Từ
Khánh
Phụng. Nhưng hiện nay trên trang web có một dịch giả mới là Nguyễn Duy
Chính,
ông này dịch kỹ, theo sát bản chính hơn, so với Hàn Giang Nhạn - dù sao
vẫn chỉ
là phóng tác. Người viết tin rằng, nếu có một "nhà văn" sử dụng bản
của Nguyễn Duy Chính, rồi thổi vào đó "hồn văn" của chính mình, nó sẽ
trở thành một tuyệt tác. Bởi vì cho tới bây giờ, chưa có một "nhà
văn" nào chuyển Kim Dung thành một tác phẩm văn học tiếng Việt. Trước
đây,
Đỗ Long Vân mê Kim Dung, cặm cụi học chữ Nho để đọc ông; phải chi Đỗ
quân thêm
được vài tuổi trời, biết đâu có một Kim Dung "cây nhà lá vườn" rồi!
Và đây là một thách đố văn chương, đối với những nhà văn Việt Nam rành
Trung
văn).
Trên
nói, độc giả bình thường hiện nay cần một bản dịch
tiếng Anh bình thường hiện nay. Bản dịch mới này hơn những bản dịch cũ,
bởi vì
dịch giả, ngoài việc dịch cẩn thận, còn có riêng văn phong của họ. Nhờ
vậy, hơn
bao giờ hết, so với trước đây, độc giả đương thời đã có thể nắm bắt cái
chất
lãng đãng, chập chờn (the palpability) của những "nhân vật, hành động,
hoàn cảnh" của Tolstoy.
"Mạng
lưới" của Tolstoy được dệt bằng những chi
tiết, và những chi tiết này được miêu tả rất đỗi thực; hơn thế nữa,
những chúng
được xô đẩy bằng chức năng – bằng việc làm (work). Còn điều này, không
như
những nhà hiện thực hiện đại, Tolstoy chẳng thèm để ý đến chuyện nói
cho chúng
ta biết, những sự vật giống như cái gì đối với ông, hoặc giống như cái
gì đối
với chúng ta. Chính vì vậy, [mượn câu nói của Goethe được Benjamin
trích dẫn,
"tất cả sự kiện tính thì đã là lý thuyết"], trong khi miêu tả những
chi tiết, Tolstoy chuyển vào trong đó: ẩn dụ. Trong tiểu thuyết của ông
cũng
như của Chekhov, thực tại xuất hiện, như nó xuất hiện, không phải với
nhà văn,
mà với những nhân vật.
Tolstoy
khởi sự viết "Anna Karenina" vào năm 1873,
tuy nhiên trước đó, vào năm 1870, ông nói với vợ, ông dự tính viết về
một người
đàn bà có chồng nhưng bị ô nhục do ngoại tình. Như trường hợp "Bà
Bovary" của nhà văn người Pháp, Flaubert, một chuyện thực đã gây hứng
cho
cuốn tiểu thuyết. Vào tháng Giêng 1872, Anna Stepanovna Pirogov, bồ của
ông chủ
đất láng giềng, đã lao mình xuống dưới bánh xe lửa, sau khi bị nhân
tình bỏ
rơi. Tolstoy đã ra sân ga để chứng kiến tận mắt thi thể người đàn bà.
Có
những điểm tương tự, trong một số tiểu thuyết nửa sau thế
kỷ 19. Như Bà Bovary, Anna cũng thích đọc tiểu thuyết. Như Tess, trong
"Tess of the Urbervilles" của Hardy, Anna cũng phơi phới đang độ. Mấy
bà "xồn xồn" này đều căng tràn nhựa sống đến mức trở thành vô trách
nhiệm. Đàn ông không làm sao thoát khỏi tay mấy bà. Tuy nhiên cả ba,
trong khi
mang trong người cái mầm "làm đàn ông khốn khổ khốn nạn, sống dở chết
dở", đồng thời, họ cũng sản sinh ra một thứ "kháng sinh", bởi
vậy, những nhân vật trầm luân như thế đó [thứ đàn bà trời đánh, cướp
giật chồng
người… như người Việt mình thường gọi] cuối cùng lại gợi sự thương xót,
làm
người đọc có cảm tình hơn là bị xét đoán một cách nghiêm ngặt.
Thời
đại lớn lao của nhân vật tiểu thuyết, tức thế kỷ 19,
cũng là thời đại lớn lao của những nhân vật nữ, bị cầm tù bởi xã hội,
và cố
gắng chạy trốn, vượt ra khỏi nó. Chính vì họ cố gắng chạy trốn một xã
hội đã
đóng cứng họ vào những từ như là con đĩ thối tha, đồ cướp chồng người…
cho nên
họ đã trở thành những nhân vật thực.