Đáp lời Vũ Huy Quang
Cháo Rắn, đọc
đã lâu, Hai Lúa chỉ nhớ đại khái, nhưng những chi tiết thuộc loại chìa
khóa của câu chuyện thì làm sao quên.
Đây là thứ truyện ngắn, tác giả kể rông rài, đủ thứ "phiếm" trên đời,
chỉ để bất thình lình, ngay lúc độc giả không ngờ nhất, "phạng" ra một
chi tiết, một hình ảnh. Chi tiết này, hình ảnh này, sau này sẽ đọng lại
mãi ở trong trí nhớ bạn đọc. Bảnh hơn nữa, cái chi tiết hình ảnh đó, có
khi không thực sự xẩy ra, không thực sự "có mặt" ỏ trong truyện ngắn,
nhưng với một độc giả "mắt xanh", là bắt buộc phải cảm nhận ra. Đây là
những chi tiết chìa khoá, những câu văn chìa khoá, ngay cả với tác giả,
chứ đừng nói gì độc giả.
Không thực sự xẩy ra, không thực sự có mặt?
Thí dụ, chi tiết anh chàng lỡ độ đường, đứng bên cái lu nước, ôm bọc
quần áo, trong truyện ngắn
Dọc
Đường của Thanh Tâm Tuyền. Độc giả, nhất là độc giả miền
nam, để
nhớ hình ảnh đó, "bèn" viện dẫn tới hỏa châu, hay trái sáng bắn
lên trời, trong một
cuộc công đồn đả viện. Kèm luôn hình ảnh anh chủ quán vội vàng nhẩy lên
chuyến xe chót.
Và cái hình ảnh chưa từng có mặt ở trong truyện ngắn, là hình ảnh anh
chàng
lỡ lộ đường, lom khom đứng bên lu nước, cùng với bọc quần áo, hình ảnh
này rực sáng lên, trong trí tưởng người đọc, nhờ hoả châu
chiếu nó sáng lên, đóng chặt mãi nó vào nền trời đêm của cái huyện nhỏ
bé bên
cạnh một con lộ, bên cạnh một cánh rừng cao su....
Tác giả đâu có viết gì, về
một hình ảnh được găm vào nền trời đêm, vào
hồi ức "đêm đen giữa đêm đen" [mô phỏng
Darkness at Noon của
Koestler],
của độc giả, nhất là những độc giả miền nam, nhất là những độc giả
không thể nào lìa bỏ cuộc chiến đó, kể từ khi nó "có mặt", cũng như bi
giờ, "vắng mặt"?
Hay là hình ảnh này.
Đọc Đêm hay
Ngày, ngay những ngày đầu vô Nam, Gấu chỉ còn giữ được một hình
ảnh của nó. Đó là khi Rubachov bị đồng chí tống vô tù, trong phòng
giam, nghĩ tới những cú tra tấn sắp sửa, anh "VC", "nhiều tuổi Đảng hơn
cả Đảng" bèn dí cái đầu điếu thuốc đang cháy bỏng vô lòng bàn tay. Đang
say sưa lịm người với thú đau thương, giật mình ngó lên, chàng thấy tên
lính gác đang đăm đăm nhìn bằng con mắt cú vọ, qua lỗ hổng ở
cửa phòng giam. Tên gác "bèn" nhếch mép cười khinh bỉ, đóng sập lỗ hổng
lại, và bỏ đi.
Koestler
Có thể, bạn sẽ hỏi, tại làm sao mà mi nhớ hình ảnh
đó, hơn là những
hình ảnh khác? Có phải, chính mi, cũng thích thú ba cái ["trò thú"] đau
thương? và chính vì thế, mà mi... viết văn?
Đúng như thế, Hai Lúa đã đòi phen tự hỏi mình những
câu hỏi như vậy?
*
-Mầy không thấy trực thăng quần nãy giờ sao
mầy. Bộ
mày muốn tao chết…
-Còn tôi dễ không chết hả. Cứ đi hoài tiền đâu chịu cho thấu.
-Tao là đàn ông mầy nghe chưa? Ở nhà để lỡ như lần trước chúng vô bắt
kéo thây về rừng cho chúng. Một mình tao phải kéo bốn cái thây mầy nhớ
không, cả đêm cả ngày tới chừng về phát đau còn bị người ta kêu lên kêu
xuống hỏi hoài… Mầy chịu vậy không? Tao ở nhà… Đ. m. thứ đàn bà ngu!
Người vợ kéo quần lên tới bắp vế, gãi....
Thanh Tâm Tuyền,
Dọc Đường.
Quá khứ là không xác thực,
bởi vì chúng ta không thể nào xác định được,
thực sự, quá khứ nó ra làm sao, nó như thế nào, cho dù cố gắng cách
mấy. Hơn nữa, ngay cả sự kiện 'thực' mười mươi, ở trong cuộc đời, khi
được một nhà văn lôi vào trong tác phẩm, lập tức nó biến thành giả
tưởng. Đây là một trong những tính chất thật hàm hồ, và cũng thật đáng
yêu của văn chương. Bởi vậy, nhà văn Nabokov đã từng phán, coi giả
tưởng là sự thực, là làm nhục cả hai. Sự kiện, lính VNCH đeo tai người
đi 'shopping', như được miêu tả trong tác phẩm của NMG chẳng hạn, phải
được coi là giả tưởng.
Vấn đề ở đây, là, một sự kiện, khi được đưa vào trong
một tác phẩm văn học, là phải có một mục đích nào đó. Và cái mục đích
này, thường liên quan tới cái tâm của người viết.
Nếu
đi hết biển 10
Nietzsche đã từng phán, không có sự kiện, chỉ có diễn giải, là theo
nghĩa đó.