V/v bài viết
Sức Nén Của Ngôn Từ của Hà Sĩ
Phu
trên talawas
10. 2004
© 2004 talawas
9.11.2004
Dương Phúc An
Hà Sĩ Phu viết về ngôn ngữ cũng sâu, sắc như Nguyễn Hưng Quốc. Không có
những yếu tố „động trời“(spectacular) như Nguyễn Hưng Quốc,
nhưng Hà Sĩ Phu lại nhiều xác thực (truth, authenticity) hơn.
12.11.2004
Nguyễn Quốc Trụ
Hà Sĩ Phu viết về ngôn
ngữ cũng sâu, sắc như Nguyễn Hưng Quốc. Không có những yếu tố “động
trời”(spectacular) như Nguyễn Hưng Quốc, nhưng Hà Sĩ Phu lại nhiều xác
thực (truth, authenticity) hơn.
Đọc so sánh của Dương Phúc An, tôi thật sự ngạc nhiên. Làm sao những
yếu tố động trời lại có thể rong ruổi bên cạnh những xác thực được; ấy
là chưa kể, lấy một tính từ, spectacular, so sánh với một danh từ,
truth, thật sự mà nói, là không ổn.
Vả chăng, bài của HSP, tuy ngắn, tuy bàn về sức ép của ngôn từ, nhưng,
“xác thực” mà nói, đây là bàn về sức ép, hay phản ứng của đời sống, lên
ngôn từ. Trước đây, cái cứt gì cũng là được, được đi bộ đội, được chết,
được khổ… chẳng có bị gì hết. Bây giờ, bị sướng, bị đểu, bị, nhất quyết
bị là cứt, chứ không thèm vịn gió cho đỡ được là cứt. Động trời như thế
đấy, làm sao nói không được?
Pankaj Mishra, trong bài viết Bombay: The Lower Depths, Đáy Tầng Xã
Hội, điểm cuốn
Maximum City: Bombay Lost and Found, Thành Phố Cực Đại: Bombay Thất Lạc
và Tìm Lại Được, của Suketu Mehta [nhà xb Knopf,
542 trang, giá US $ 27.95] trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 18
tháng 11, 2004, có nhắc tới những nhận xét vế thành phố Bombay của nhà
văn Naipaul, Nobel văn chương, trong cuốn India: A Million Munities
Now, Một Triệu Cuộc Nổi Loạn Bâ giờ
(1990). Tuy vốn là một người tỏ ra rất sức bi quan về Ấn Độ, nhưng
trong cuốn trên, V.S Naipaul đã đưa ra một chân dung, trong rất nhiều
đường hướng có tính tiên tri, về một Bombay hiện đại. Qua những cuộc
trò chuyện của Naipaul, ở trong cuốn trên, với đủ thứ thành phần cư dân
thành phố, từ một tay trung gian buôn bán bất động sản, cho tới những
nhà hoạt động Shiv Sena (?), những ông trùm mafia… tác giả cho chúng ta
thấy một thành phố đầy khát khao và cũng đầy tuyệt vọng, đầy nỗi lo sợ
của tầng lớp trung lưu về sự hỗn loạn, mất trật tự. Nhưng, Naipaul nhìn
ra, một sự giải phóng về tâm linh, về tinh thần, mang tính cứu rỗi, a
redemptive ‘liberation of spirit”, ngay cả ở trong chủ nghĩa sô vanh
huỷ diệt, the “destructive chauvinism”, ở Bombay. Ông viết, “Người
người, ở mọi nơi, có những ý nghĩ, bây giờ họ là ai, và họ nợ nần gì
với chính họ”. Theo Naipaul, những cá nhân nổi loạn chống lại những
hoàn cảnh của họ, chống lại “sự cùng quẫn, sự độc ác”, và đây là một
phần của sự lớn mạnh của Ấn Độ, của “mình lại là mình” của đất nước này
[… ‘part of India’growth, part of its restoration’].
Đọc những dòng trên, tôi bỗng nghĩ đến những sự nổi loạn chống lại, một
huyền thoại, như huyền thoại Lê Văn Tám [làm gì có một Lê Văn Tám, Tám
là Cách Mạng Tháng Tám, Lê là Lê Nin], chống lại “được”, để “bị”… và
tôi thực sự tin rằng, có một sự giải phóng về tâm linh, về tinh thần,
qua bài viết ngắn của HSP.
Xin Chúc Mừng.
NQT