*




Rợp bóng Greene

Shades of Greene

Graham Greene, whose centenary is next month, was a more ethically complex novelist than is usually remembered, argues The Quiet American, his love story set in the chaos of 1950s Vietnam, shows him to be the greatest journalist there ever was.. 

Saturday September 18, 2004

The Guardian

 

12.10.2004

Nguyễn Quốc Trụ

Về bài dịch “Greene còn toả sáng”.

Có một câu Phạm Toàn sơ ý dịch ngược hẳn nghĩa. Câu này rất quan trọng, theo tôi.

Câu đó nguyên văn:

When Pyle interrogates Fowler as to what, if anything he believes, he says "Oh, I'm not a Berkeleian. I believe my back's against this wall. I believe there's a Sten gun over there." Pyle replies, "I didn't mean that."
Greene's work does mean exactly that.

Bản dịch:

Khi Pyle tra hỏi Fowler rằng anh có niềm tin không và anh tin vào cái gì, thì anh ta nói "Ôi, tôi đâu có là người (duy tâm chủ quan - ND) như Berkeley. Tôi tin rằng tôi đang tựa lưng vào bức tường này. Tôi tin rằng có khẩu tiểu liên nhăm nhăm đâu đó." Pyle nói lại, "Tôi không định hỏi điều đó."
Tác phẩm của Greene không hoàn toàn như vậy

Câu trên do sơ ý [thêm chữ “not”] mà thành ra ngược hẳn lại ý của toàn bài viết. Điều Zadie Smith ca ngợi nhất ở Greene, đây là một ký giả bậc thầy, một tay quan sát cận cảnh, “Với Greene, cái Ác nằm trong những chi tiết, nhưng sự cứu rỗi cũng ở đó”….., “Cái niềm hy vọng ông đem lại cho ta là kiểu hy vọng mà chỉ những ai quan sát cận cảnh mới có. Ông bảo vệ chúng ta bằng những chi tiết, và các chi tiết tiến hành cuộc chiến tử tế chống lại những ý tưởng to tát, mơ hồ, vô nhân tựa như những ý tưởng của Pyle.”

Bài của Zadie, đặt trọng tâm, là tác phẩm Người Mỹ Trầm Lặng của Greene, điều này rất có ý nghĩa, vẫn theo tôi. Cái Ác nằm ở trong chi tiết, và một những chi tiết đó, chính là cô gái người Việt với cái tên Phượng.

"Phuong," I said – which means Phoenix, but nothing nowadays is fabulous and nothing rises from its ashes. "Phượng", tôi nói, "Phượng có nghĩa là Phượng Hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là huyền hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó".

Như vậy, một cách nào đó, tác giả đã tiên đoán ra được rằng, chẳng có gì tái sinh, chẳng có gì to lớn đàng hoàng hơn, cho dù cuộc chiến sẽ chấm dứt.

Ngay câu mà Zadie trích dẫn đó, đã tiên đoán nỗi lo sợ của Greene: “Tôi tin rằng tôi đang tựa lưng vào bức tường này. Tôi tin rằng có khẩu tiểu liên nhăm nhăm đâu đó.”

Dựa lưng vào tường, thì làm gì có bóng, nhưng lo vẫn lo, là những me-xừ Pyle kia vẫn làm khổ nhân loại, nói chung, và Việt Nam ngày nào, và Iraq ngày này, nói riêng: Người Mẽo chúng tôi tới với thiện ý cơ mà!
Thành thử vẫn còn rợp những bóng đen giữa ban ngày, mà là do những Thuợng Đế [Cái Tốt, tượng trưng là Ông Mẽo Pyle], chứ không phải do Ma Quỉ gây nên.
Không lẽ chúng ta lại mong, còn toả mãi bóng đen?

[Trích talawas]

14.10.2004

Phạm Toàn

Xin trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Quốc Trụ đã nhặt hộ người dịch một hạt sạn “hơi bị to” – nói theo cách diễn đạt vui hiện thời ở Việt Nam. Đây ít nhất là lần thứ hai tôi bộc lộ cái tật xấu đau khổ đó. Một lần trước, dịch về triết học, nhìn chữ better beer lại khoái chí nhìn nhầm thành bitter beer, vì theo thói quen cứ nghĩ đã nói đến bia là nói nó đắng thì ngon mà! May mà lần đó có bạn Vàng Anh nhặt sạn giúp. Một lần nữa xin cảm ơn, và cho tôi sửa lại câu: 

Tác phẩm của Greene không hoàn toàn như vậy 

thành: 

Đó chính là tinh thần Graham Greene trong “Người Mỹ trầm lặng”. 

talawas: bản dịch của Phạm Toàn sẽ được sửa lại 1 ngày sau khi đăng thư này.