NQT phúc đáp Đỗ Anh Thơ.
[Độc giả Tin
Văn có thể đọc bài viết của Đỗ Anh Thơ, trong mục Thư Độc Giả trên talawas: www.talawas.org
được trích lại sau đây].
12.02.2004
- Ðỗ Anh Thơ
Phải
chăng Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn nông dân, nhà văn
viết cho đám đông?
Tôi
đã từng nghe chị Thụy Khuê bình trên RFI là nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn nông dân, nay được nghe anh Nguyễn Quốc Trụ
lại nói
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn viết cho đám đông. Thú thật, tôi cũng có
làm đôi ba
bài thơ (cả thơ chữ Hán), viết vài chục truyện ngắn (đã tập hợp lại
trong
"Nước mắt mẹ" NXB Hội Nhà văn 1999) mà với mục đích là viết cho mình,
viết để trả nợ tinh thần với người thân, về người mẹ, người yêu tuổi
học trò,
tình làng nghĩa xóm ở vùng quê xứ Nghệ đói nghèo, mà mình đã bỏ lại sau
lưng,
sau bão tố 53-54. Nó được bày lên sạp sách trong một thời gian rất
ngắn. Có
người khen là nó có hơi hướng văn Thạch Lam, Hồ Dzếnh (xem tuyển tập Vũ
Tú Nam).
Nhưng sau đó tôi không viết thêm gì nữa, vì không muốn bẻ cong ngòi bút
để bán
văn. Nay chỉ làm công việc dịch thuật. Không có tự do cho người cầm bút
thì
không có sách hay. Tuy nhiên, có mấy năm, giữa 80 có một làn gió mát,
cây cối
chưa kịp sinh sôi, chưa kịp đơm hoa, uơm quả ngọt, thì đã có nhiều cỏ
dại. Ðó
là những truyện ngắn nhằm phủ nhận lịch sử, chửi cả những người như
Nguyễn Du.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một trong những trường hợp đó. Xã hội
Việt Nam
hiện nay, muốn phê bình, chửi đổng kiểu Chí Phèo rất dễ, nhưng để viết
những
điều trăn trở cả đời người, khó vô cùng! Có thể có, nhưng nó còn nằm
trong ngăn
kéo. Có lẽ tôi chưa đủ tư cách văn nghiệp để viết phê bình "nhà văn lớn
như NHT". Nhưng về anh Nguyễn Quốc Trụ, chỉ viết có một trang báo, đã
trích bao nhiêu câu tiếng Anh, thậm chí những tiếng Anh mà với trình độ
cấp
hai ở trong nước, ai cũng hiểu, như The self, Reaguard ... không biết
tác giả
chú thích cho ai, nhằm mục đích gì?
Nhưng
điều tôi thật sự không đồng ý với anh Nguyễn Quốc Trụ
là anh đã cho Nguyễn Huy Thiệp viết cho đám đông. Ðám đông đây, đồng
nghĩa với
nông dân (như chị Thụy Khuê nói) thì tôi thật không hiểu. Nông dân Việt
Nam,
những nguời đã và đang bị lừa dối, nhưng tính "chân, thiện, mỹ" còn
trọn vẹn lắm. Những lúc chán cảnh lừa đảo, cướp bóc, đâm chém ... ở thị
thành,
tôi thường về quê để tìm những lời nói chân thực của họ hàng, láng
giềng, tiếng
nói ngọt ngào đúng như một bài thơ Ðường mà tác giả vô danh đã dịch rất
hay:
Lúc
đi trẻ lúc về già ,
Giọng
quê còn đó cảnh đà khác bao.
Trẻ
con thấy lạ không chào,
Hỏi
rằng: khách ở phương nào tới đây?
Mặc
dù trước đây, tôi ra thành phố, như một kẻ trốn chạy.
Tôi vẫn cho rằng trước đây, họ đưa trí thức lên đầu đối tượng, là bị
xúi bẩy.
Họ cần tri thức, cần lời chỉ đường chân tình hơn là lối nói hằn học, xỏ
lá. Tôi
hiểu họ, nhiều điều họ không còn tin nữa. Nhưng xem Nguyễn Huy Thiệp là
người
phát ngôn cho họ thì nhầm vô cùng. Bởi lẽ họ chưa bao giờ đọc Nguyễn
Huy Thiệp.
Mà nếu có đọc, với thái độ gọi người phê bình mình là "cún" thì chắc
chắn rằng, họ rịt (đuổi) ngay ra khỏi cửa.
Có
thể rồi đây Nguyễn Huy Thiệp nhận được giải thưởng ở nước
ngoài. Nhưng những loại giải thưởng, thậm xưng như vậy chắc chắn không
một
người nào trong nhóm số đông "dĩ hòa vi quý ", quan tâm.
Nói gọn lại, bài vở trên mạng
talawas hiện nay có nhiều
người đọc. Rất mong anh Nguyễn Quốc Trụ cho độc giả trong nước như tôi
được
thưởng thức nhiều bài có giá trị, hay hơn.
NQT
phúc đáp.
Cám
ơn đã đọc bài viết của tôi. Xin trả lời một số vấn đề được
nêu.
1
Đỗ Anh Thơ [ĐAT] viết: Nhưng điều tôi thật sự không đồng ý
với anh Nguyễn Quốc Trụ là anh đã cho Nguyễn Huy Thiệp viết cho đám
đông. Ðám
đông đây, đồng nghĩa với nông dân (như chị Thụy Khuê nói) thì tôi thật
không
hiểu.
Tôi
không hề “đã cho NHT viết cho đám đông”. Có thể đề bài, “Viết
Cho Đám Đông”, của ban biên tập diễn đàn Talawas, khiến ĐAT có ý nghĩ
như vậy
chăng. Bài này nguyên có tên “Tản Mạn về Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu của
NHT”, đăng
trên trang Web của tôi, [www.tanvien.net],
hiện nay vẫn đang tiếp tục tản mạn, nhưng sửa lại là “Hà Nội, Thiệp, và
Gấu”.
Câu
của tôi là ở thể nghi vấn: Sự kiện NHT được độc giả, lúc
sùng bái, lúc hạ bệ , liệu có phải là do ông lựa chọn thứ văn chương
viết cho đám
đông, hay là do đám đông đã “bắt buộc” ông lựa chọn thứ văn chương đó,
như là
“tiếng nói của họ”, và khi ông không muốn đại diện cho thứ tiếng nói đó
nữa, họ
bèn đem ông ra để hành tội.
Chúng
ta cứ thử tưởng tượng một “vụ án” Nguyễn Huy Thiệp như
vầy:
Có
một đám đông, theo nghĩa hơn một vài người, là độc giả mà
NHT “chăm chăm viết cho họ”. Lớp “đám đông - độc giả - chúng ông…" này,
lúc thoạt
đầu nghĩ rằng, NHT là lương tâm, là thần tượng, là tiếng nói nhân bản…
của họ.
Người đã sáng tạo ra nhân vật Tướng Về Hưu, qua nhân vật này, là cái
lương tâm
tự vấn của một miền đất, sau những lầm lẫn của nó.
Nhưng
sau đó, NHT đâm ra đổ đốn [lú lẫn đến nỗi mê mẩn một em
Việt Kiều Cali, như một tác giả nào đó đã viết trên Talawas], lẩm cẩm
đến nỗi
viết cuốn tiểu thuyết dở hơi là Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu, đám đông này bèn
không
cho phép NHT đại diện cho lương tâm của họ nữa, hoặc NHT cũng quá chán
vai trò
làm đại diện cho lương tâm một miền đất [1] bèn viết chuyện dành cho
nhi
đồng, thí
dụ vậy. Thế là họ bèn "rịt" ông.
2.
Những từ tiếng Anh như… The self, Reaguard ..., “thậm
chí những tiếng Anh mà với trình độ
cấp hai ở trong nước, ai cũng hiểu được” như
ĐAT viết, là từ bài viết của Lukacs mà tôi viện
dẫn.
Trích tiếng nước ngoài thì bắt buộc phải dịch ra tiếng nước mình, cho
tất cả người
mình, biết tiếng nước mình, đọc, không thể tính trình độ cấp một
hay cấp hai trở
lên được, theo ý tôi.
3.
Tôi sẽ cố gắng hơn nữa, và cũng tuỳ theo sức mình, cống hiến
bạn đọc Talawas những bài viết giá trị, mong sao được như mong mỏi của
ĐAT về tôi:
“Nói gọn lại, bài vở trên mạng talawas hiện nay có nhiều người đọc. Rất
mong
anh Nguyễn Quốc Trụ cho độc giả trong nước như tôi được thưởng thức
nhiều bài
có giá trị, hay hơn”.
Kính,
NQT
Chú thích
(1): Làm người hữu ích, tôi cho luôn luôn
là một cái gì bỉ ổi.
Ch. Baudelaire
NHT trích dẫn, trong Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu