*


 

 

A letter to the Jews

From the writer Günter Grass to former ambassador Yitzchak Mayer, representative of Netanya Academic College Lubeck, October 9, 2006 

To the honorable Mr. Mayer,

When you visited me in Behlendorf, together with Dr. David Altman, my book "Peeling the Onion" had not yet been published, but since then you have read the reckoning of the years of my youth. It is the literary attempt to connect with the young man who grew up into the ideological system and propaganda of the Nazis, but in his early days, when still speculating about his future, nurtured ambitions of becoming an artist. Ideological blinders caused me to not grasp properly the full magnitude of the injustice, even when it occurred in my family's immediate surroundings. As a youth, I did not bother to pose questions, and instead I believed without skepticism in the justness of the war being waged by Germany, until the day of its unconditional surrender. Hence, I, too, followed the path taken by hundreds of thousands of others my age. A member of the Hitler Youth from age 15, I served as an assistant in the air force and volunteered for the U-boat fleet, full of enthusiasm after the achievements in the first stages of the war. In the fall of 1944, after three months in the Reich Labor Service, I received a call-up notice, as did all those born in '27, but I soon learned that I had not been assigned to the U-boat fleet, but to a unit of new recruits in the Waffen SS.

 Due to my stupidity in those days and the ignorance of which I am guilty, I admired the Waffen SS as an elite unit. Little of that remained after basic training. My posting to the "front," to Lausitz, that is, in the area of the battle for Berlin, lasted barely two weeks. Of the SS division to which I was supposed to be attached, only small fragments survived. I found myself on the run, together with a hodgepodge of people and thus, as one of the chapters in my book is entitled, I learned to be afraid. A few days after the collapse of the Oder-Neisse Front and the major assault by the Soviet armies, I was lightly wounded and experienced the end of the war in the military hospital town of Marienbad, whence I was transferred to American captivity.

 Only there, and in the ensuing years, did I gradually become aware of the dimensions of the crime that we Germans committed, that to this day remains beyond comprehension and cannot be overcome. Meanwhile, I turned 18 and at first I refused to believe even in the incontrovertible facts. My survival instinct and my yearning for an artistic vocation also stood at first in the way of a fundamental recognition of the truth. Only very gradually did I begin to grasp the lessons offered me by the years of my youth. And when my artistic searchings led me to the into realms of literature, and I suddenly became a public figure as a result of the publication of my novel "The Tin Drum," I tried with utmost consistency to apply the lessons of my youth by being an involved citizen.

 I could not and did not want to accept that the person who once authored the legal interpretation of the Nuremberg race laws, Hans Globke, would serve as Secretary of State under Konrad Adenauer. Nor could I or did I want to accept that a man who was once a high-ranking Nazi, Kurt Georg Kiesinger, would serve as Chancellor of Germany. At an early point in time, I spoke out in favor of recognition of the Oder-Neisse Line, despite the loss of my homeland and the fate of my expelled relatives, because this was the only way to rebuild the bridges between German and Poland, for future generations. My involvement in political events, in accordance with the rules of democracy, not only spawned rivalries, as expected, but also hostilities, which still continue, as evidenced by the ongoing attack against me in the press.

The reason for this hostility cannot lie in my book. It is disregarded for the most part, and my failings as a young man I have revealed in a very painful process. But there is one detail in the book, a fact that I concealed until the book's publication − that toward the end of the war I belonged, for a few weeks, albeit not due to my own desire, to one of the units of the Waffen SS. Indeed, the concealment of this fact weighed on me, for decades. The more I learned about the crimes of the Waffen SS, the deeper my shame over having belonged to this organization. May I be judged by those who for whatever reason have nothing to hide.

 It was only when I determined to overcome my skepticism toward biographical writing and when I began to work on a book that examines that dubious instrument called memory and questions it and in the end is brought to expression by peeling the onion, layer after layer, did I find the words to describe in the broad context this episode, which though brief was so influential in my life. There is nothing for me to add to this book.

 I know, honorable Mr. Mayer, what sort of wounds the SS symbol, the term SS, reopen in the memory of many of the inhabitants of Israel and obviously I must also accept that the SS will be a mark of Cain for me from now until the end of my days. That being so, all I can do is ask that the whole history of my upheaval-filled life, since the time I was 17, and all of my activity as a writer and an artist and an involved citizen in my country be acknowledged as a counterweight.

 Sincerely yours,

Günter Grass

Sau đây là bức thư của Gunter Grass: 

Gửi Ngài Mayer đáng kính,

Khi Ngài cùng với tiến sĩ David Altman đến thăm tôi tại Behlendorf, cuốn sách Peeling the Onion của tôi chưa được xuất bản, nhưng từ đó đến nay, ngài đã đọc hết những trang viết thanh toán với quá khứ của tôi. Đây là một nỗ lực dùng văn chương để kết nối với tuổi trẻ của một con người lớn lên trong môi trường ý thức hệ và sự tuyên truyền của Đức quốc xã nhưng ngay từ những ngày mải miết suy tính về tương lai, đã ôm giấc mộng trở thành một hoạ sĩ. Bị bức mành ý thức hệ che lấp, tôi đã không nhận thức một cách đầy đủ sự tồn tại của những bất công, thậm chí ngay cả khi nó diễn ra ngay trước mắt, xung quanh gia đình tôi. Chỉ là một chàng trai mới lớn, tôi đã không hề băn khoăn mà thay vào đó là tin tưởng một cách chắc chắn vào tính công bằng của cuộc chiến tranh mà người Đức phát động, cho đến ngày nó phải đầu hàng không điều kiện. Từ đó, tôi đi theo con đường mà hàng trăm nghìn người ở lứa tuổi tôi lúc đó đã đi qua. Trở thành thành viên Đoàn thanh niên Hitler (Hitler Youth) ở tuổi 15, tôi làm phụ tá cho lực lượng không quân, và với một tâm thế đầy nhiệt tình sau những thắng lợi đầu tiên ở giai đoạn đầu của cuộc chiến, tôi tình nguyện xung phong vào hạm đội tàu ngầm Đức. Mùa thu năm 1944, cũng như những người sinh năm 1927, tôi được lệnh nhập ngũ và nhanh chóng nhận ra rằng, mình không được gọi vào hạm đội tàu ngầm mà được tuyển vào một binh đoàn lính mới trong lực lượng Waffen SS. 

Do ngu dại và không nhận thức được những tội ác mà mình phạm phải, tôi đã ngưỡng mộ Waffen SS như một lực lượng tinh nhuệ. Những cảm nhận đó vẫn được giữ nguyên vẹn sau khoá huấn luyện cơ bản. Nhiệm vụ của tôi trên mặt trận, tại Lausitz, nơi diễn ra cuộc chiến đấu vì Berlin chỉ diễn ra trong hai tuần. Đơn vị SS của tôi chỉ còn một nhóm nhỏ sống sót. Tôi nhận ra mình giữa một đám người đủ các thành phần, và như một chương trong cuốn sách đã kể, tôi bắt đầu thấy sợ. Vài ngày sau thất bại tại mặt trận Oder-Neisse và những cuộc tấn công lớn của quân đội Liên Xô, tôi bị thương nhẹ và phải chứng kiến những ngày tháng còn lại của chiến tranh trong một bệnh viện quân sự ở Marienbad. Từ đây, tôi được chuyển đến một trại giam của Mỹ. 

Bắt đầu từ đây và những năm tháng về sau, tôi mới từ từ nhận thức được quy mô tội ác mà người Đức chúng tôi đã thực hiện. Một cảm nhận mà đến giờ tôi vẫn không thể hiểu được và không thể vượt qua nổi. Đồng thời, ở tuổi 18, ban đầu, tôi đã mất niềm tin, ngay cả vào những sự thật hiển nhiên. 

Bản năng tồn tại và khát khao trở thành một hoạ sĩ ngự trị ở vị trí đầu tiên trên con đường nhận thức sự thật của tôi. Dần dà, tôi bắt đầu lĩnh hội được những bài học từ trong những năm tháng tuổi trẻ. Con đường tìm đến với nghệ thuật đã dắt dẫn tôi tới địa hạt văn chương, rồi tôi bỗng nhiên trở thành người của công chúng sau khi cuốn tiểu thuyết Cái trống thiếc được xuất bản. Tôi đã kiên định áp dụng những bài học quá khứ của mình bằng cách trở thành một công dân đầy tâm huyết.

 Tôi đã không thể và không muốn chấp nhận một người từng là tác giả của bộ luật thanh trừng người Do Thái - Hans Globke - trở thành viên chức cao cấp của chính phủ dưới thời thủ tướng Konrad Adenauer. Tôi cũng không thể và không muốn chấp nhận Kurt Georg Kiesinger - người từng giữ vị trí cao trong lực lượng Đức quốc xã trở thành Thủ tướng Đức. Thời gian đầu, tôi đã công khai phát biểu thể hiện thái độ ủng hộ thoả thuận về đường biên Oder-Neisse bất chất sự thua thiệt của đất nước cũng như số phận những người thân của tôi bởi đó là cách duy nhất để xây lại nhịp cầu giữa Đức và Ba Lan. Sự tham gia của tôi vào các sự kiện chính trị, ủng hộ cho nền dân chủ không chỉ nảy sinh ra những mối kình địch mà có cả thái độ chống đối, đến nay nó vẫn tồn tại như một bằng chứng chống lại tôi trên báo chí.

 Có một chi tiết trong cuốn sách, một sự thật mà tôi giấu kín cho tới khi sách được phát hành, đó là vào cuối cuộc chiến tranh, tôi đã phục vụ vài tuần, dù là không mong muốn, cho một đơn vị của lực lượng Waffen SS. Sự thật này đã trở thành gánh nặng cho tôi suốt hàng thập kỷ. Càng hiểu rõ tội ác của Waffen SS, tôi càng cảm thấy nhục nhã khi mình là một thành viên của lực lượng này…

 Chỉ khi tôi vượt qua được sự hoài nghi về thể loại tiểu sử, chỉ khi tôi nghĩ ra được cách diễn đạt “peeling the onion”, bóc từng lớp một, tôi mới tìm được ngôn từ để biểu hiện sự thật này trong một bối cảnh rộng hơn, một sự thật dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi nhưng đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời tôi. Tôi đã kể tất cả trong cuốn sách này rồi, chắng còn lại điều gì nữa.

 Tôi biết, thưa Ngài Mayer, nỗi đau mà khái niệm SS, biểu tượng SS gợi nhớ lại trong ký ức của rất nhiều những người dân Israel. Và rõ ràng là tôi phải nhận thấy rằng, quá khứ liên quan đến SS sẽ là một dấu ấn của Cain dính liền với tôi từ nay cho đến cuối cuộc đời. Vì như thế, tất cả những gì tôi có thể làm là tự hỏi liệu cả quãng đời đã thay đổi rất nhiều kể từ tuổi 17, liệu sự hoạt động tích cực của tôi trong vai trò của một nhà văn, một nghệ sĩ, một công dân dành cho đất nước có được nhìn nhận như một đối trọng, bù đắp lỗi lầm không.

 Bản dịch của Hà Linh  [E-Văn]