*


 



KDV vs VC

gau

Rừng [Kinh Dương Vương], Nguyễn Ðình Thuần, Gấu, Ðặng Phú Phong
@ Phong's [2005]

“Tôi cũng thấy vui vì tác phẩm văn chương của tôi viết trong thời chiến
được những người ở thế hệ hậu chiến thưởng thức và lấy làm phim”.

 gau

@ Văn Hóa Magazine, 2005

Lúc đầu tưởng phim Đường kiến (đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa) vi phạm bản quyền truyện Đường kiến (tác giả Kinh Dương Vương). Té ra không phải. Không phải chuyện bản quyền, vì chuyện bản quyền vừa được xí xoá bằng một ly bia nóng giữa tác giả truyện và đạo diễn phim.
Nhân vật chính trong truyện Đường kiến là một anh lính Việt Nam Cộng Hoà, nhưng trong phim Đường kiến, anh lính Việt Nam Cộng Hoà bị xoá, thay vào đó là một anh lính Mỹ.
Và tại sao là Mỹ mà không phải Việt Nam Cộng Hòa?
Vì nếu để nhân vật chính trong phim là một anh lính Ngụy như trong truyện thì không ổn, tôi chưa thấy điều này xảy ra trong văn học và phim ảnh tại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhà Ngụy, dinh thự Ngụy thì rất tốt, nhưng văn hoá phẩm của Ngụy thì vẫn bị cấm. Còn nếu được sử dụng thì bị cắt đầu cắt đuôi cho khớp với quan điểm chính trị của Đảng, rằng đã là Ngụy, nếu không đồi trụy thì nợ máu với nhân dân. Mà nhân vật trong truyện Đường kiến không đồi trụy, không gây nợ máu với nhân dân thì… không thể chấp nhận được?
Trong khi Hồ Chí Minh đã thúc giục: “Đánh cho Mỹ cút / đánh cho Ngụy nhào”, thì có nghĩa là bộ đội CSVN đánh nhau vừa với Mỹ vừa với Ngụy, chứ đâu phải chỉ đánh nhau với Mỹ. Hay là vì thằng Mỹ sắp trở lại, còn thằng Ngụy phải vĩnh viễn biến mất, cho nên nhân vật Ngụy trong văn học của thằng Ngụy không có lý do gì láng cháng trong phim?
Nếu có nhân vật thằng Ngụy láng cháng trong phim, chẳng hạn trong phim Sống trong sợ hãi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, kịch bản Nguyễn thị Minh Ngọc và Bùi Thạc Chuyên), thì nhân vật thằng Ngụy biến thành công cụ thảm hại để khẳng định sự tất yếu cao cả của thằng Cộng. Sau khi thằng Ngụy quỳ xuống tự xỉ vả mình trước thằng Cộng, thì cuộc hoà giải giữa thằng Ngụy và thằng Cộng mới được chấp nhận?!
Còn chuyện tại sao tác giả truyện Đường kiến lại vui vẻ với phim Đường kiến, thì Thận Nhiên nói: “Thật là kẹt, vì đây là trường hợp nhà văn phản bội nhân vật!”
Có phải khi nhà văn phản bội nhân vật là khi nhà văn tự xoá vai trò nhà văn của mình?
Đạo diễn phim và Ban tổ chức/Ban giám khảo Cánh Diều Vàng sử dụng một tác phẩm của Ngụy rồi thay nhân vật Ngụy bằng nhân vật Mỹ. Tôi gọi đây là một thái độ thôn tính hay một kiểu chính trị du kích: phủi Ngụy bợ Mỹ.
NQC

VC có thể bắt tay với Mẽo, nhưng không thể với Ngụy, nhà văn không biên giới, nhưng Ngụy đâu phải là người, thì làm gì có nhà văn.
Ðây là chính sách của nhà nước. Không phải du kích chính trị.
Ðúng như NQC viết: Hay là vì thằng Mỹ sắp trở lại, còn thằng Ngụy phải vĩnh viễn biến mất, cho nên nhân vật Ngụy trong văn học của thằng Ngụy không có lý do gì láng cháng trong phim?
Mấy anh Mẽo phản chiến phải từ Mẽo qua VN bắt tay nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, thí dụ, rồi chụp vài pô hình kỷ niệm, chứ đâu có thì giờ mời Phan Nhật Nam cuối tuần ghé nhà tụi này chơi!
Cuối tuần ghé chơi, thì chỉ có đám WJC, và đám nhà văn VC lãnh tiền Xịa viết về Mít lưu vong!
Cái sự VC vờ nhà văn Ngụy phải được coi là cái nhục của VC, chứ đừng có nghĩ là Ngụy nhục, cũng như cái sự mê nghe nhạc Trịnh của VC, vậy.
Ðây là điều Heidegger viết ra, để xin lỗi triết gia bạn ông là Gabriel Marcel nếu Gấu không nhớ lộn: Tôi không dám đến nhà ông, vì không dám gặp bà vợ Do Thái của ông, vì cảm thấy nhục quá!

Thành thử không thể nào trút cái vụ đạo này, lên cá nhân đám làm phim, và lại càng không thể viết về thái độ của nhà văn KDV, “nhà văn phản bội nhân vật” như Thận Nhiên nhận xét được.
Tôi nghĩ KDV thật đạt, trong khi quyết định, nếu tớ có về, và nếu tớ có tình cờ gặp mấy em thì làm ly bia, là xong.

Cái “mô típ” chủ đạo của truyện ngắn của KDV đã được rất nhiều nhà văn sử dụng, nhất là mấy tay viết trinh thám, [nhờ kiến tìm ra xác chết giấu sau bức tường, thí dụ].
Liệu có thể lấy câu nói của Steiner để “trói voi bỏ rọ”: Cái sự sống sót thật đáng tởm, the unmerited scandal of survival [xì căng đan không thể xoa đầu của sự sống sót], trong đó có cả ông, nhờ ông bố khôn tổ cha, mà kịp xuống chuyến tầu chót rời Âu Châu, trước khi Nazi xâm lăngTẩy mũi lõ.

Giả như mấy tay làm phim thực sự “đạo”, thì đã không giữ nguyên cái tên truyện.
KDV bảnh thật, vì đã nhìn ra điều này, bởi vậy mà anh nói, thằng anh này phải cám ơn mấy chú em.
Chửi VC, OK, nhưng đừng chửi quá, tới cả những người có thiện tâm, thực sự mong muốn điều hòa giải.
Chúng ta cứ thử hỏi, nếu như đám làm phim không đổi tên Ngụy thành tên Mẽo, liệu có phim Ðường kiến?
NQT

KDV phán v/v DK

Nhà văn Kinh Dương Vương, về việc đổi nhân vật người lính VNCH thành lính Mỹ trắng: “Mình đâu có sẵn sàng để cho nó hoán đổi đâu. Nếu mà nó hỏi tôi trước và nó đưa kịch bản cho tôi coi, thì chắc chắn là tôi phải từ chối rồi”.

HÀ NỘI – Trong kỳ trao giải Cánh Diều Vàng, một trong những giải thưởng điện ảnh lớn tại Việt Nam ngày 13-3-2011, bộ phim truyện “Đường Kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đã đoạt giải Cánh Diều Bạc trong hạng mục phim ngắn. Sau khi báo điện tử VNExpress đưa tin này, nhà điêu khắc Ưu Đàm, con của nhà văn Kinh Dương Vương (tức họa sĩ Rừng, tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh) đã phát giác ra kịch bản phim rất giống truyện ngắn cùng tên của ông, đã đăng trong tạp chí Văn số 125 chủ đề Đầu Xuân Lộc Mới, phát hành ngày 1-3-1969, hiện nay có đăng lại trên trang mạng vanchuongviet.org.[*] Đồng thời, ngày 22-3-2011, trang mạng văn học Tiền Vệ cũng đã có bài viết của Nguyễn Tôn Hiệt tựa đề “Phim ‘Đường kiến’ đoạt giải Cánh Diều Bạc là một món hàng ăn cắp”.

 

Một điều cũng gây xôn xao cho một số người trong giới văn học trên mạng là không chỉ cốt truyện bị sao chép hầu hết, mà nhân vật chính trong truyện cũng đã bị thay đổi, từ một người lính Việt Nam Cộng Hòa (trong truyện của nhà văn Kinh Dương Vương) thành một người lính Mỹ trắng (trong phim của Thiều Hà Quang Nghĩa).

Sau khi câu chuyện vỡ lỡ, báo điện tử VNExpress có đưa tin ngày hôm sau về việc nhà văn Kinh Dương Vương bỏ qua cho đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa về việc đã lấy tác phẩm của ông chuyển thể thành phim mà không xin phép. Đạo diễn này cũng đã gửi thư xin lỗi ông về việc lấy truyện mà không hỏi qua tác giả, viện cớ vì ông ở ngoại quốc, nên không thể tìm ra cách để liên lạc.

Trả lời phỏng vấn Viễn Đông qua điện thoại chiều 24-3-2011, trước khi lên máy bay đi Việt Nam, nhà văn Kinh Dương Vương nói:

“Câu chuyện nó đã ra như rứa rồi, mà người có lỗi lại là một cậu sinh viên, nó đang còn đi học đó mà, trong tinh thần gọi là mình muốn cho nó ăn năn, hối lỗi, hơn là làm ra cho to chuyện... Ý của tôi là như thế”.

Ông phân tích thêm:

“Nếu là do một ông đạo diễn đàng hoàng, có tính cách business, thì mình sẽ có cách đối xử khác. Còn đây chỉ là một cậu sinh viên, coi như là nó ăn cắp văn đi, rồi nó viết cái thư ăn năn, sám hối, năn nỉ mình thì mình cũng nên tha thứ cho nó thôi”.

Được hỏi ông nghĩ sao về việc thay đổi nhân vật người lính Việt Nam Cộng Hòa bằng một người lính Mỹ trắng, ông cho biết cảm tưởng:

“Nó làm như vậy là nó trái với tinh thần của câu chuyện của tôi rồi. Vì cái chuyện của tôi viết về chiến tranh Việt Nam, viết về giữa người Việt Nam với nhau, còn đằng này, nó đem nó thay đổi người lính Cộng Hòa bằng người lính Mỹ, thì cái chuyện đó là sai trái rồi”.

Ông giải thích:

“Mình đâu có sẵn sàng để cho nó hoán đổi đâu. Nếu mà nó hỏi tôi trước và nó đưa kịch bản cho tôi coi, thì chắc chắn là tôi phải từ chối rồi, vì không có cái chuyện đó được. Nhưng mà bây giờ nó đã làm càn rồi, thì bây giờ mình biết làm sao bây giờ?”

Về dự định lên tiếng việc thay đổi nhân vật chính, trong bối cảnh chính trị, kinh tế hiện nay, nhà văn Kinh Dương Vương cho biết:

“Đúng là như vậy đó. Vì câu chuyện này mới xảy ra đây thôi, mới có ba, bốn ngày thôi, cho nên tôi cứ để cho dư luận xôn xao, rồi cuối cùng thì tôi mới có tiếng nói chính thức”.

Ông nói thêm:

“Mình phải viết một cái bài nó đàng hoàng, mang tính văn học chứ. Thế thì không phải chuyện mình nói qua nói lại với một đứa con nít”.

 

Ông cho hay, sau khi về đến Việt Nam, trong vòng vài ngày, sẽ có buổi phỏng vấn với báo chí trong nước để đăng tải trên mạng và trên báo in tại Việt Nam. Sau đó, ông nói là “sẽ phản ảnh tất cả những cuộc nói chuyện đó, và tường thuật lại cho báo chí hải ngoại, trong đó có báo Viễn Đông”.

 

Được hỏi về một số dư luận cho rằng bộ phim, vì lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam và nêu lên tính nhân bản của người lính Mỹ trắng trong cuộc chiến, sẽ có giá trị thực dụng cho nhà nước CSVN trong việc tuyên truyền, nhất là trong khi đang gầy dựng quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, nhân tiện xóa đi hình ảnh người lính VNCH, nhà văn Kinh Dương Vương nhận xét:

 

“Tôi không nghĩ như vậy, vì đây là một cái phim coi như là bài tập của [cậu sinh viên] trong trường thôi mà, chứ không phải là một cái phim để nó tung ra ngoài, ra quần chúng”.

Ông giải thích về hoàn cảnh khả dĩ đưa đẩy đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa tráo nhân vật chính:

“Tôi thấy nó gút mắc cho cậu đó là như thế này: Nếu nó để hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa đó, thì không thể nào nó qua cái mặt kiểm duyệt được. Cho nên nó thay thế người lính VNCH bằng cái anh Mỹ trắng, như vậy nó rất phù hợp với nhà nước Việt Nam. Cho nên là nó để vô thôi, chứ thực ra là nó cũng không có bị ai sai khiến hay là có âm mưu gì cả”.

_________________________

 

[*]Truyện ngắn “Đường kiến” đã được đăng lại vào ngày 24 tháng 10, 2010, trên báo Văn chương Việt.

 

Source


KDV phán v/v DK:

“Câu chuyện nó đã ra như rứa rồi, mà người có lỗi lại là một cậu sinh viên, nó đang còn đi học đó mà, trong tinh thần gọi là mình muốn cho nó ăn năn, hối lỗi, hơn là làm ra cho to chuyện... Ý của tôi là như thế”.

“Tôi thấy nó gút mắc cho cậu đó là như thế này: Nếu nó để hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa đó, thì không thể nào nó qua cái mặt kiểm duyệt được. Cho nên nó thay thế người lính VNCH bằng cái anh Mỹ trắng, như vậy nó rất phù hợp với nhà nước Việt Nam. Cho nên là nó để vô thôi, chứ thực ra là nó cũng không có bị ai sai khiến hay là có âm mưu gì cả”.

KDV

Tôi sợ rằng, mấy anh sinh viên này có thể đã tiên đoán ra được hậu quả của việc họ làm.
Nếu không, họ đã đổi tên phim, khác hẳn tên truyện.
Một anh Mẽo trắng, thay vì một tên Nguỵ, làm sao KDV nhận ra đứa con ngày nào của mình?
Nếu họ có lỗi, thì là lỗi nặng: dám qua mặt nhà nước VC? (1)

NQT

(1) 

… bởi có khán giả vừa gửi thư cho biết, ngay trong đoạn mở đầu phim “Đường kiến” dã có ghi rõ kịch bản được trích từ truyện ngắn cùng tên Đường kiến, nhưng sai sót là ở chỗ, trước khi ra phim, Đạo diễn và tác giả kịch bản không liên hệ trực tiếp được với tác giả truyện ngắn Đường kiến mà thôi.

Nguồn Bô Xịt

Ngay từ đầu, là GNV này đã nghi rồi, làm gì có đứa ăn cắp mà lại lạy ông tôi ở bụi này, khi sử dụng đúng cái tít của truyện ngắn, làm tít cho cuốn phim?

Ðúng là cớm mắc hợm!
Hay, rắn độc cắn trúng đuôi, [hay lưỡi?] của nó, hay, kẻ dùng gươm chết vì gươm, đi đêm mãi có ngày gặp ma?

Ðám đệ tử của chúng gửi mail chửi Gấu búa xua, mi bênh thằng đạo diễn VC ăn trộm, mi "hòa giải" với VC, mi tính về phò HPNT!

Cái vụ bắt trộm hụt này làm Gấu, quái làm sao, lại nhớ đến 1 bài thơ Tầu, về 1 em có chồng, nhưng vưỡn có 1 anh mê đến phát điên lên, tặng nàng minh châu, nàng bèn nhận, nhét ở ngực, ngay vú, ngay trái tim, và làm thơ tặng chàng, tiếc quá, em đã có chồng rồi!

Hồi nhỏ, đọc bài thơ Gấu cứ nghĩ sao có người vợ mất nết đến như thế. Mãi về già, mới hiểu ra, đây là 1 bài thơ… chính trị, của một ông quan lỡ theo Ngụy, được VC chiêu hàng, nhưng lắc đầu, và làm bài thơ tạ từ!

Chúng ta cứ thử tưởng tượng cái anh VC đạo diễn, đọc cái truyện ngắn DK của KDV mê quá, nhân vật Ngụy trong truyện sao người quá, sao hơn hẳn thứ VC khốn kiếp, là cha chú của anh ta, tởm quá, thế là bèn chuyển thể thành phim, nhưng biết tỏng, với nhà nước VC, Ngụy đâu phải là người, thế là bèn giữ nguyên tên truyện, nhưng biến tên Ngụy thành tên Mẽo trắng, vì anh thừa biết nhà nước bi giờ mê Mẽo còn hơn cả Ngụy ngày xưa.

Cái phim DK đó, là để vinh danh Ngụy, thế mới tếu, là vì sau này, cái giai thoại này sẽ sống mãi cùng phim, chừng nào còn phim, và ngay cả khi chẳng còn phim, chẳng ai thèm xem phim nữa, thì nó vưỡn sống mãi trong thế giới văn học, như bài thơ “minh châu nàng nhét vô ngực”!

Hà, hà!

Cái gì gì, Ốc Mượn Hồn ?
Hồn Trương Ba [Ngụy] da hàng thịt [Mẽo Trắng] ?

Bởi thế mà Gấu mới thay mặt bạn KDV phán, thằng anh này phải cám ơn mấy em!