*


 

Gửi Bi Bì Xèo
Nguồn
Bài viết, "Thái độ khó hiểu của đài BBC", của Nguyễn Đạt Thịnh, trên báo net Vietnam Daily, về mấy ông yankee mũi tẹt cứ tưởng sông Ta Mì là sông Hồng Hà, và đài Bi Bì Xèo là đài Hà Nội.
Cái vụ này thì Gấu đã ngửi thấy mùi hôi của nó từ khuya rồi.
Hôi nhất, theo Gấu, khi mấy anh này đánh tráo vòng hoa Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tặng Pinter, cùng giải Nobel văn chương.
*

"who in his plays uncovers the precipice under everyday prattle and forces entry into oppression's closed rooms". (1)
Viện Nobel [?] nói, 'các tác phẩm của Pinter tìm ra những điều ẩn dụ dưới những điều thường nhật và đẩy mở một lối vào phòng kín của uẩn ức.' [BBC dịch].
Hai Lúa dịch:
...người mà, trong những vở kịch của mình, làm bật ra hố thẳm ở bên dưới những câu chuyện tầm phào của mỗi ngày, và chọc lối vô những căn phòng kín, của áp bức.
Bây giờ mời bạn đọc một câu nữa, của chính Pinter, nói về 'dưới những điều thường nhật':
But it can also, as Harold Pinter has shown, be a means of creating resonant images of suffering; of checking our tendency, in Pinter's phrase, "to shovel the shit under the carpet" when it comes to the abuse of human rights.
Như vậy, "cái ở bên dưới" không phải ẩn dụ, mà là....  cứt!
Chọc lối vô căn phòng kín bưng của áp bức, kìm kẹp... thì mắc mớ gì tới uẩn ức?
Hay là muốn nhắc tới uẩn ức "Bóng đè"? NQT
TB: Hai Lúa thực sự không tin BBC lại dốt tiếng... Việt đến như thế! Lầm "áp bức" với "uẩn ức"?  Chắc là do sợ bóng sợ vía. Vừa dịch vừa ngó về đất mẹ, coi động tịnh. "Này các anh 'dịch' như vậy là muốn 'viser' gì đây?" "Căn phòng kín của áp bức" là tính ám chỉ... Đất Mẹ, hả?
Hai Lúa nghĩ, ông nào dịch câu trên, là theo kiểu hơi bị thoáng quá! Trong khi, chỉ nội mấy chữ đó, Viện Hàn Lâm Thụy Điển, Uỷ Ban Nobel đã phải nghĩ nát óc ra, mới có được! Dịch "his plays", những vở kịch của ông ta, thành "các tác phẩm", ở chỗ khác thì được, ở đây, không thể nào được.
(1): Bản tiếng Tây của tờ Người Quan Sát Mới giống y chang của Hai Lúa:
Le prix Nobel de littérature est attribué à l'écrivain anglais Harold Pinter "qui, dans ses drames, découvre l'abîme sous les bavardages et se force un passage dans la pièce close de l'oppression", précise dans un communiqué l'Académie suédoise: Giải Nobel văn chương được trao cho nhà văn Anh Harold Pinter, người mà, trong những vở kịch của ông, khám phá ra hố thẳm ở bên dưới những câu chuyện tầm phào, và quyết vạch một lối đi, vào căn phòng kín của sự đàn áp", trong một thông báo, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã rạch ròi như vậy.

Nobel 05
Đọc Thằng Người Có Đuôi, của Thế Giang, người đọc thương cảm. Nhưng hoá ra, có những thằng người có đuôi không chỉ hơi bị tự hào về cái đuôi, mà còn chăm chút nó, tất nhiên, hơn cả cái gọi là con người, tính người, tình người của họ.
Quái đản thật! NQT
*

 Đài Bi Bì Xèo, khi phỏng vấn về tình hình văn học Việt Nam, mấy ông ở trong ban "Tổ Chức", mà theo như Gấu tui được biết, đều là những cao thủ ra đi từ miền bắc, đã chọn một ông ở Hà Nội, và một ông ở Úc, để hỏi, và cả hai ông đều lắc đầu chê, văn học VN bi giờ ẹ lắm. Chẳng một ai chịu ngó một tí xuống miền nam, để mà nhận ra, có một sự khởi sắc, hay nói đúng hơn, có một dòng văn, dòng thơ đang tìm cách tách ra khỏi cái khung giáo điều do Hà Nội áp đặt.
Như thể cái đài Hà Nội đã được dời tới bên bờ sông Ta Mì rồi!
Ai cũng có quyền viết về văn học hải ngoại, nhưng một ông đã từng bỏ chạy cuộc chiến thì thật khó mà mời một thằng thâm niên quân vụ, vô cùng ngồi với mình, bàn chuyện trà dư tửu hậu đã khó, bàn chuyện vẽ lại chân dung của nhau, lại càng khó.
Chính vì thế mà một cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm tương tự, tại một đại học Nhật, ban tổ chức đã mời toàn thứ lính chiến tham dự, như Bảo Ninh, Phan Nhật Nam...
Thử hỏi, một ông ra đi từ miền bắc, sau đại thắng mùa  xuân, được đài Bi Bì Xèo tuyển dụng, có thích thú gì không, nếu mời một ông nhà văn hay một bà văn miệt vườn, ở mãi tít xóm bèo Cà Mâu chẳng hạn, bàn về chuyện văn chương?
Trong thời gian chiến tranh cái đài này chẳng ưa gì Mẽo, và lại  càng chẳng ưa miền nam cộng hòa. Cái hãng tin Roi Từa thì cũng chẳng thèm đặt trụ sở tại Sài Gòn, theo như Gấu tôi được biết. Thành thử cái chuyện tuyển nhân viên ra đi từ miền bắc cũng là chuyện dễ hiểu.
Nếu Đi Hết Biển


Như thể cái đài Hà Nội, ở bên trong sông Hồng, đã được dời tới bên bờ sông Ta Mì rồi!
[NĐHB 5]


Nhắc tới bờ sông Ta Mì, với Gấu tôi, là nhắc tới câu chót trong cuốn Gương Soi Gián Điệp [bản tiếng Pháp Le Miroir aux espions] của Le Carré.
Tay điệp viên Anh, bị Nữ Hoàng bỏ rơi nơi đất địch, trước khi bị làm thịt, bèn ca vọng cổ:
Có một giống dân khốn kiếp, ở bờ sông Ta Mì, cứ tưởng chúng là bảnh nhất trong thiên hạ. (1)

Ở một diễn đàn trên lưới, Gấu tui cũng đọc được một câu "cảm khái" tương tự:
Tại làm sao chỉ chiếm, một miền nam, mà không thừa thắng xông lên, thu toàn cõi Đông Dương về một mối?

Nhưng cũng chính me xừ Le Carré này, vào lúc thoạt đầu của thời kỳ Cởi Trói, đi Moscow, và khi được mời thăm điệp viên phản thùng Philby, đã từ chối, và trả lời: Không lẽ trong bữa dạ tiệc tối hôm qua, tôi được đón tiếp như là người đại diện cho Nữ Hoàng Anh, vậy mà bữa nay, lại đi bắt tay kẻ thù của Nữ Hoàng?
Nếu Đi Hết Biển

(1) Câu ca vọng cổ ở trên, là Gấu nhớ mài mại. Mới đây, lục mớ sách, thấy The Looking Glass War, hoá ra câu vọng cổ thực sự như vầy:
"They're crazy people the English! That old fellow by the river: they think the Thames is the biggest river in the world, you know that? And it's nothing. Just a little brown stream, you could nearly jump across it some places."
[Dân Hồng Mao khùng! Cái đám già sống bên con sông, chúng nghĩ con sông Ta  Mì của chúng là con sông lớn nhất trên thế giới! Cứt khô! Chỉ là một rạch nước vàng lờ lợ những cứt cùng đái, ở một vài chỗ, bạn, để tránh cái mùi cứt đái đó, bèn vén váy nhảy qua!]
Gấu tui cứ nghĩ đến những trường ca sông Ta sông Mì của đám Hồng Mao đó, mà cười khùng khục!