*


 

Hoàng Hưng – Thư ngỏ gửi các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam
về vụ 400 tu sĩ Bát Nhã bị khủng bố


http://phusa.info/
Tribute to PCL & VHNT

VHNT là nơi đăng thư ngỏ gửi Gunter Grass, yêu cầu ông lên tiếng về trường hợp hai nhà văn Việt Nam xin định cư tại Đức. (1) Toàn bộ ban biên tập cùng tham gia, góp ý kiến về bản tiếng Anh của lá thư. Gấu, khi đó, tiếng Anh cũng đồ dởm, đọc, dịch thì OK, nhưng viết bằng tiếng Anh thì coi bộ còn tệ hơn cái thời ở trại tị nạn, mù tịt không còn biết động từ nào đi với giới từ nào!
Một việc làm hoàn toàn mang tính nhân đạo như vậy, chưa nói đến chính trị chính em, giao lưu hòa giải, vậy mà Gấu nhờ cậy vài ba nơi khác, đều lắc đầu, trong số đó, có tờ Báo Mít Của Mẽo do ông bạn quí làm tổng thư ký, có cả nhà biên khảo số 1 hải ngoại, có một ông bạn thân của Gấu, chủ nhà sách VK, ông này thì lo cho Gấu nhiều hơn, khuyên Gấu mày làm nhà văn đủ rồi, đừng dính tới chính trị. Có cả ông SM, trùm một tờ báo bằng tiếng Anh trên net.
Vụ này chấn động cả ở trong nước, như Gấu được biết, khi trở về lại thăm Đất Bắc.
Đây có lẽ là cử chỉ thân ái đầu tiên giữa hai miền, giữa trong và ngoài nước, giữa những nhà văn nhà thơ, được thể hiện.
(1) Thư gửi Mr. G, đã được đăng trên một số báo trên lưới, như Việt Báo online, Thông Luận online, và sau đó trên VHNT online, của PCL. Báo giấy độc nhất đăng lá thư là một tờ ở Washington D.C, của me-xừ Nữu (?), báo Tân Phong (?), download từ trên net (?). Thay mặt những người trong cuộc, xin được gửi những lời tri ân tới tất cả. NQT


Thiền sư Nhất Hạnh lần đầu tiên lên tiếng về vụ Bát Nhã
Friday, October 02, 2009 Bookmark and Share



medium_NhatHanh.jpg

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chuyến trở về Việt Nam vào năm 2007. (Hình: STR/AFP/Getty Images)


Thiện Giao/Người Việt

VIỆT NAM - Bức thư của Nguyễn Lang, tác giả “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,” gởi cho Chủ Tịch Nhà Nước VN Nguyễn Minh Triết, và sau đó thêm một bức gởi cho nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước, được dư luận cho là lần đầu tiên Thiền Sư Nhất Hạnh lên tiếng về vụ Bát Nhã, Lâm Ðồng, Việt Nam.

Nguyễn Lang là bút hiệu của Thiền Sư Nhất Hạnh, được giới trí thức, Phật tử trong nước biết đến từ lâu qua tác phẩm đồ sộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,” xuất bản trong nước hồi đầu thập niên 1960s, trước khi ông ra đi, sống lưu vong tại nước ngoài.

Hai bức thư của Thiền Sư Nhất Hạnh được cho là “có nhiều thông điệp” gởi chính quyền và giới trí thức trong nước.

Trong bức thư từ New York đề ngày 30 Tháng Chín, gởi ông Nguyễn Minh Triết, tác giả Nguyễn Lang, tức Thiền Sư Nhất Hạnh, viết rằng:

“...Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ. Ngày xưa trong cách mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẩn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc và che chở. Bây giờ đây cảnh sát và công an của chủ tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc) và các vị ấy đã tìm tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc). Hiện thời cảnh sát và công an của chủ tịch lại đang vây quanh chùa Phước Huệ buộc các vị xuất gia ấy phải ra khỏi chùa trong đêm nay. Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của cách mạng. Tôi xin chủ tịch kịp thời ngăn chận hành động trái luân thường đạo lý này.”

Hai ngày sau đó, tác giả Nguyễn Lang lại viết thêm bức thư thứ nhì, gởi “nhân sĩ và trí thức trong và ngoài nước,” kêu gọi “liệt vị kịp thời lên tiếng để che chở cho 400 người trẻ đang bị bao vây và đàn áp tại chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc.”

Bức thư có đoạn, “Qua 14 tháng thử thách trước bạo động và đe dọa, họ đã can trường đứng vững, không nản chí, không sợ hãi, không oán thù, không bạo động, và vẫn giữ được niềm tin nơi con đường họ đi và vào những giá trị tinh thần của đất nước. Nhìn vào những người như họ, chúng ta thấy vững lên niềm tin của chúng ta nơi các thế hệ tương lai của đất nước.”

Và, vì những lẽ ấy, “Lên tiếng bảo vệ cho họ không phải là quý liệt vị yểm trợ cho một tôn giáo là Phật Giáo mà quý vị che chở cho những mầm non xanh tốt của tương lai không để bị giẫm nát bởi bạo hành.”

Ðây là lần đầu tiên Thiền Sư Nhất Hạnh, tức nhà viết sử Nguyễn Lang, chính thức lên tiếng về vụ tăng ni bị đàn áp và đánh đuổi ra khỏi tu viện Bát Nhã.

Một số người nhận định, hình thức thư ngỏ, gởi qua trang mạng phusa.info, và ký tên Nguyễn Lang là cách thức “ẩn chứa nhiều thông điệp.”

Một đệ tử của Thiền Sư Nhất Hạnh, yêu cầu không nêu tên, nhận định rằng bút hiệu Nguyễn Lang rất nổi tiếng đối với người Việt Nam, đặc biệt giới trí thức và Phật tử. Và hành động dùng bút hiệu này thay vì danh xưng “Thiền Sư Nhất Hạnh” nổi tiếng quốc tế là cách mà vị thiền sư hơn 80 tuổi “muốn giới hạn hoàn cảnh giải quyết vấn đề Bát Nhã.”

“Thiền Sư Nhất Hạnh muốn nói với chính quyền Việt Nam, là hãy giải quyết vụ Bát Nhã giữa những người Việt Nam với nhau.”

Khi Thiền Sư Nhất Hạnh lên tiếng chính thức bằng danh xưng Nhất Hạnh, “vấn đề sẽ trở thành quốc tế, không thể che giấu.”

Trong khi đó, một số Phật tử khác thì cho rằng, khi dùng bút hiệu Nguyễn Lang, tác giả bộ sử Phật Giáo Việt Nam, Thiền Sư Nhất Hạnh muốn nhắn gởi đến cá nhân ông Nguyễn Minh Triết và giới trí thức, rằng đây là lúc họ sẽ quyết định mai sau lịch sử ghi lại những gì về sự kiện này.

“Chắc chắn, ông Triết không muốn lịch sử ghi nhận như một lãnh tụ độc tài, biến Bát Nhã thành một pháp nạn của thế kỷ 21.”

“Và giới trí thức cần là cột trụ vững chắc của xã hội, luôn lên tiếng kịp thời trước những vấn nạn lớn của xã hội.”

*
*
*
*


Lửa Thiêng

Ông Diệm đổ vì đụng vô Phật giáo, và vì những bức hình như trên đây.
Liệu kỳ tích trên lại xuất hiện?


Thiền sư Nhất Hạnh lần đầu tiên lên tiếng về vụ Bát Nhã
Nhưng lại lên tiếng với tư cách Nguyễn Lang, tác giả "Việt Nam Phật giáo sử luận". Một đệ tử của Thiền Sư Nhất Hạnh, yêu cầu không nêu tên, nhận định rằng bút hiệu Nguyễn Lang rất nổi tiếng đối với người Việt Nam, đặc biệt giới trí thức và Phật tử. Và hành động dùng bút hiệu này thay vì danh xưng “Thiền Sư Nhất Hạnh” nổi tiếng quốc tế là cách mà vị thiền sư hơn 80 tuổi “muốn giới hạn hoàn cảnh giải quyết vấn đề Bát Nhã.” “Thiền Sư Nhất Hạnh muốn nói với chính quyền Việt Nam, là hãy giải quyết vụ Bát Nhã giữa những người Việt Nam với nhau.” Khi Thiền Sư Nhất Hạnh lên tiếng chính thức bằng danh xưng Nhất Hạnh, “vấn đề sẽ trở thành quốc tế, không thể che giấu.” Ít nhất ông đồ đệ này đã hiểu rõ thầy mình tự đánh giá cao đến mức nào. Nhưng thôi, bỏ qua chuyện trẻ con. Điều quan trọng, là không thể chấp nhận thái độ của chính quyền, và đòi chính quyền phải tôn trọng quyền tự do tu hành của 400 nam nữ tu sinh.
Nguồn

Bình thường ra, dân làm báo sẽ viết, thí dụ, như thế này:
Dưới bút hiệu
Nguyễn Lang, tác giả "Việt Nam Phật giáo sử luận", thiền sư Nhất Hạnh lần đầu tiên chính thức lên tiếng về vụ Bát Nhã.

Từ “nhưng” quá khốn nạn.
Đừng nghĩ người viết vạch lá tìm sâu, bởi vì dưới đó, tụi khốn viết:
Ít nhất ông đồ đệ này đã hiểu rõ thầy mình tự đánh giá cao đến mức nào.Nhưng thôi, bỏ qua chuyện trẻ con.

Nguyễn Lang, tác giả một cuốn lịch sử Phật giáo Việt Nam: Dùng một cái bút hiệu như thế, thật quá đúng, đối với vấn đề hiện đang xẩy ra.
Còn xứng đáng hơn cả cái tên Nhất Hạnh, nếu nhìn suốt chiều dài lịch sử Phật giáo song song với lịch sử dân tộc.
Thượng Tọa Nhất Hạnh đâu có tự đánh giá cao, khi, thay vì dùng tên Nhất Hạnh, mà lại dùng bút hiệu Nguyễn Lang (1): Ông lên tiếng, trước nhà nước VC, về một chuyện liên quan đến Phật giáo Việt Nam và nhà nước VC, đâu phải với quốc tế?
Đã coi là chuyện trẻ con thì đừng có “nhưng” nhéo!
Đúng là chuyên nghề làm cớm chìm cho VC, viết một câu văn cũng không nên thân!
Vả chăng tâm cớm thì viết cái gì cũng có mùi cớm!

Thôi bỏ qua chuyện trẻ con!
Đúng.
Nói với lũ khốn nạn này làm gì!

(1) Đoạn này làm nhớ đến Kim Dung. Trong Lục Mạch Thần Kiếm, sau trận đánh long trời lở đất trên núi Thiếu Thất, Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn sau thời gian bị nhốt dưới hầm, ngày ngày nghe đọc kinh, sám hối, ngộ đạo, quỳ trước Phương Trượng Thiếu Lâm, xin qui y, mấy ông chữ Độ, thầy của Phương Trượng, bèn vẫy vẫy, qua đây, tụi ta cạo đầu cho. Tạ Tốn thưa, con đâu có phúc phần như thế.
Ấy là vì, nếu như thế, thì ông ngang hàng với Phương Trượng.
Mấy ông chữ Độ cáu, phán, sao ngu thế, chữ gì thì cũng là Kít hết, hiểu chưa!
*
V/v Bút hiệu Nguyễn Lang. Trên talawas, có một tay giải thích khá rõ ràng.

Hoà Nguyễn nói:
04/10/2009 lúc 11:40 chiều

Ông Lê Quốc Trinh viết: “Tôi vẫn chưa hiểu vì lý do gì Thầy Nhất Hạnh phải dùng bút danh Nguyễn Lang để viết thư cho ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Có thể Nguyễn Lang là tên thật của Thầy?”
Ông Thiện Giao của NV giải thích chuyện tại sao dùng bút hiệu GS Nguyễn Lang, tác giả bộ VNPGSL mà không dùng đúng danh xưng Thiền sư Nhất Hạnh được nhiều người biết hơn, và trong góp ý trước tôi đã chép lại theo nguyên văn đoạn đó.
Thật ra bộ VNPGSL tuy giá trị, nhưng có bao nhiêu người quan tâm đến Phật giáo biết đến?
Chính ký giả Thiện Giao cũng viết không đúng khi cho “tác phẩm đồ sộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,” xuất bản trong nước hồi đầu thập niên 1960s, trước khi ông ra đi, sống lưu vong tại nước ngoài”.
Thật ra, tác phẩm này do nhà xuất bản Lá Bối in lần đầu tại Sài Gòn năm 1973, và phải dùng tên Nguyễn Lang làm bút hiệu, vì lúc đó Thượng Tọa Nhất Hạnh ở nước ngoài và bị cấm về nước (cấm từ thời chính phủ Nguyễn Cao Kỳ). Cũng có một tác phẩm của TT Nhất Hạnh in trong nước phải lấy bút hiệu khác, mà là tên người Thượng, tôi không nhớ chắc là “Nẻo về của Ý”, “Nói với tuổi 20″, hay cuốn nào khác. Chuyện phải đổi tên này, chắc chắn gây bất lợi cho việc phổ biến các sách của Nhất Hạnh mà danh tiếng tác giả đã được nhiều người biết và chờ đợi đọc tác phẩm mới. Thí dụ tôi không hề biết bộ VNPGSL của Nguyễn Lang in năm 1973 là của Nhất Hạnh, nên đã không mua lúc còn ở Sài Gòn. Mãi vào khoảng năm 1987, tình cờ tôi thấy bộ sử luận đó ở một tiệm sách tại Bolsa (Cali, Mỹ), giở đọc vài đoạn thấy hay nên mua, mà không hề biết tác giả thực sự là TT Nhất Hạnh. Tôi nghĩ nhiều người cũng giống như vậy, và thắc mắc sao tới bây giờ tác giả cuốn sách lại không sửa lại bằng tên thật.
Nguyễn Lang chắc chắn không phải là tên thế tục của TT Nhất Hạnh. Vì tôi còn nhớ có lần Tú Gàn của báo Saigon Nhỏ đưa tên ghi trong căn cước của TT NH ra để “bôi xấu”, và đó là việc làm rất bất nhã, vì người VN thường kiêng nói đến tên thế tục của các vị xuất gia, huống chi là dùng để nói xấu.
Nguồn
*
Nếu như thế, thì cái việc sử dụng lại cái tên Nguyễn Lang, là cũng liên quan tới Phật giáo và Pháp nạn của nó, hồi còn ông Diệm.
Và, nếu như thế, thì đây là một lời cảnh báo đối với VC:
Này, có nhớ ông Diệm không ? Có nhớ những ngày VC nằm vùng được Cửa Phật cho tá túc không?
*
Sư cô Chân Không: Không phải thầy muốn giấu tên. Sở dĩ Thầy ký tên là Nguyễn Lang chứ không phải Thích Nhất Hạnh là vì tên Nguyễn Lang đã được các học giả trong nước từ thời chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho tới chính phủ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều rất quý vì cuốn ‘Việt Nam phật giáo sử luận’ (do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh biên soạn) đã giải thích rất thâm sâu những bài dạy của các thiền sư trong 20 thế kỷ qua
Việc ký tên với tư cách sử gia, và học giả để muốn nhắc Chủ tịch nước nhớ rằng nước Việt Nam ở giai đoạn này đang nằm trên mốc của lịch sử. Mình có hai nghìn năm trước rất rõ chi tiết. Và thế hệ về sau sẽ noi gương và ghi dấu chính phủ ông Nguyễn Minh Triết đã đối xử với nhà chùa như thế nào.
VOA
Đúng y chang Gấu ngu này phán, về cái việc Thầy Nhất Hạnh sử dụng bút hiệu Nguyễn Lang để nói chuyện phải quấy với nhà nước VC:

Nguyễn Lang, tác giả một cuốn lịch sử Phật giáo Việt Nam: Dùng một cái bút hiệu như thế, thật quá đúng, đối với vấn đề hiện đang xẩy ra.
Còn xứng đáng hơn cả cái tên Nhất Hạnh, nếu nhìn suốt chiều dài lịch sử Phật giáo song song với lịch sử dân tộc.

Đám Cớm chìm làm chó săn cho VC có thấy nhục không, khi viết:
Ít nhất ông đồ đệ này đã hiểu rõ thầy mình tự đánh giá cao đến mức nào. Nhưng thôi, bỏ qua chuyện trẻ con.

 

Bát Nhã 'tạo ra tiền lệ nguy hiểm'

Ông Lê Hiếu Đằng nhận xét vụ Bát Nhã cho thấy sự "vô trách nhiệm" của chính quyền địa phương, tạo ra một “tiền lệ hết sức nguy hiểm" là bất cứ công dân nào cũng có thể bị côn đồ đe dọa, và cấp trung ương phải nhanh chóng giải quyết chuyện này.

Nguyên phó chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia cùng gần 200 người khác, tính đến chiều 7/10, ký vào Bấm thỉnh nguyện thư (1) yêu cầu chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải can thiệp vụ Bát Nhã.

Note: Vụ này, ông LHD phải biết, là do Trung Ương quyết định, và không phải là một tiền lệ.
Nhưng ông không thể nào nói thẳng như thế.
(1) Thỉnh nguyện thư!
Tay nào dùng từ đểu thật. NQT
*
Xin cám ơn ông Đỗ Kh.
Tuy nhiên, mấy vụ đánh bom lửa xảy ra đã hai mươi năm trước, vào cái thời mà ta có thể coi như là còn chân ướt chân ráo “ăn lông ở lỗ” của người di tản trên đất khách. Nay thì cộng đồng đã tiến bộ hơn, đã văn minh hơn, đã biết tôn trọng luật pháp... Mỹ như chính ông cũng đã nhận thấy.
Xin thưa, dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thành thật với chính mình để công nhận cái “tinh thần chống cộng hăng hái, can đảm, bền bỉ, có tổ chức hẳn hoi của cộng đồng Việt ở Nam Cali”.
Thiển nghĩ của tôi là đa số ở đó chống cộng vì thiện ý. Họ thành thực muốn có tự do, dân chủ, no cơm ấm áo cho đại đa số trên quê hương Việt Nam. Nếu không tham gia trực tiếp, thì ta cũng nên cho họ một cơ hội (a chance). Góp gió [chống đối] làm bão [dân chủ]. Rêu [tự do bác ái công bằng] sẽ bám vào tảng đá [phản đối] tiếp tục lăn.
Biểu tình là chuyện cực chẳng đã. Vì phải nghỉ việc. Vì phải nghỉ học. Có khi phải chạy từ tiểu bang này sang tiểu bang khác để xuống đường trong mùa đông giá buốt.
Cộng đồng Việt ở San Diego hiện là “kè thù” số một, mà cũng là “miếng mồi” béo bở nhất của Hà Nội.
Xin đừng đứng núi ngoài nhìn núi trong, đừng nghĩ cỏ nội xanh hơn cỏ ngoại, mà tôn vinh những “anh hùng” vào tù ra khám thực sự để chống chế độ trong nước, và miệt thị các “thằng hèn” ngoài nước chỉ biết chống cộng sản bằng cách la hét. Phải luôn luôn bền chí chống cộng bằng mọi phương tiện, mọi hình thức. Bây giờ chưa là lúc để thanh lọc, kỳ thị. Lúc này ai chống cộng thì đều là bạn của những người yêu dân chủ tự do. Đôi khi, có thể chỉ là những hành động “đâm cối xay gió”. Nhưng dù gì thì chúng cũng biểu dương (và nuôi dưỡng) “dòng máu anh hùng” bất khuất, thay vì nay đã trở thành “dòng máu anh hèn” lòn cúi với đám “lãnh tụ” đỉnh cao.
Thế nhưng kết quả đã ngó thấy: Mấy cái đầu [lâu] “vĩ đại” xuất khẩu xin xỏ ăn mày nọ kia đã phải vào ra bằng cửa hậu trốn tránh “khúc ruột ngàn dặm”, trông thê thảm buồn nôn chả ra cái thể thống gì cả.
Nếu chẳng may ngọn lửa chống cộng Nam Cali bị dập tắt thì trong tương lai các cộng đồng Việt hải ngoại dám trở thành những “Viet town” im hơi lặng tiếng, hệt như các “China town” vậy.
Và chắc chắn việc chống cộng, chống độc tài trên quê hương Việt Nam, nếu không chết hẳn thì cũng bị yếu đi, vì không còn hậu thuẫn.
Xin thưa, trên đây chỉ là những thiển nghĩ và góp ý chứ không để “chỉ dạy” cho ai cả. Xin đừng cho mũ vì tôi chỉ đội... trời.
Note: Thư này thật tuyệt. Không có tính hận thù, sát máu, và nói ra được cái điều, cực chẳng đã mà phải đi biểu tình.
Trong số những người biểu tình quả là vẫn còn đầy quá khích, phe phái, nhưng tựu trung, không làm sao bỏ được.
Khổ thế.
Cũng là điều sau cùng mà Mít phải làm.
Gấu mà cũng còn đi biểu tình, nữa là!
Nguồn
Trong một phụ trang văn học về Orwell của tờ Le Monde, ông này cũng nói giống như trên:
Phải chọn bên, phải có thiên kiến.
Phải đi biểu tình thôi!
*

Đến ngay tờ Nữu Uớc Thời Báo mà cũng ‘tham gia biểu tình’, bằng bản tin AP dưới đây.
Gấu sợ rằng, cái vụ cho Nobel văn chương năm nay, là cũng 'cùng một dòng' liên quan tới Bát Nhã, chăng? (1)

(1) Có hai sự kiện khiến Gấu phán ẩu như trên đó là: Làng Mai, thiên đàng do Nhất Hạnh sáng tạo ra, và Đất của Những Trái Mai Xanh, tên tác phẩm của Muller.
Những tên độc tài thì được gọi là những tên mút trái mai [plumsucker], những kẻ bước lên cả xác chết, theo như bài điểm sách trên The Washington Times.
a/ Nhat Hanh has sold millions of books worldwide and now lives at the Plum Village monastery in southern France, where thousands visit each year to practice his progressive brand of ''engaged Buddhism,'' which stresses meditation and good works.
AP News
b/The title of the book [THE LAND OF GREEN PLUMS] says much, but it needs a little explanation: "Plumsucker was a term of abuse. Upstarts, opportunists, sycophants and people who stepped over the dead bodies without remorse were caled that. The dictator was called a plumsucker, too."
In a country run by such people, it got you labeled as a dangerous dissident if you were even mildly lacking in enthusiasim for the communist future and wished to maintain some sense of ordinary decency and privacy. Once singled out, the characters in the novel can never escape the attentions of the police and their accomplices.
The Washington Times (17/11/1996)
*
Sư phụ Thiền công khai lên tiếng chỉ trích nhà nước VC về cách đối xử với các tu sĩ.
Sài Gòn, Việt Nam (AP)
Thích Nhất Hạnh, vị thầy Thiền nổi tiếng, người đã phổ cập hóa Phật giáo ở Tây Phương, tuần vừa rồi, đã viết một lá thư cho chủ tịch Nguyễn Minh Triết, trong thư, ông thầy Thiền này chỉ trích cớm VC tống 400 đệ tử của Thầy ra khỏi chùa, nơi họ đang tu hành, - đây là lần đầu tiên Thầy lớn tiếng về sự kiện này.

Zen Master Decries Vietnam's Treatment of Monks
By THE ASSOCIATED PRESS
Published: October 9, 2009
HO CHI MINH CITY, Vietnam (AP) -- A renowned Buddhist teacher has decried the eviction of his followers from a monastery in southern Vietnam, and Vietnamese intellectuals have issued a petition to support them, an unusual move in this communist country where free speech is restricted.

Thich Nhat Hanh, a Vietnamese-born Zen master who popularized Buddhism in the West, wrote a letter last week to President Nguyen Minh Triet in which he criticized the police who evicted nearly 400 of his followers from a monastery -- the first time the teacher has spoken out about the incident. His followers say a mob including undercover police descended on the Bat Nha monastery in Lam Dong province on Sept. 27, damaged buildings and forced the monastics out, beating some with sticks.
The dispute at Bat Nha has raised questions about Vietnam's record on religious freedom, which has drawn criticism from human rights groups.

This week, a group of Vietnamese intellectuals, artists, former Communist Party members and dissidents began circulating a petition calling on Vietnam's top leaders to investigate events at Bat Nha and allow the media to report on the standoff, which Vietnam's state-controlled media has ignored.
Hoang Hung, a journalist and poet from Ho Chi Minh City who initiated the petition, is asking the government to launch an independent investigation. The document has been signed by over 200 people, roughly half from inside Vietnam and half Vietnamese living overseas, Hung said.
Supporters are also asking the U.S. ambassador to the United Nations to help them arrange a meeting with Vietnam's U.N. ambassador. Vietnam currently holds the presidency of the United Nations Security Council.
On Thursday, Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga described the standoff at the as a nonviolent dispute between two Buddhist factions.
''The reports claiming that there were clashes and that some monks were arrested or injured are completely false,'' Nga said, speaking at a regularly scheduled press briefing. She said local authorities had protected everyone's ''security, dignity, life and property.''
The events at Bat Nha represent a remarkable turnaround from 2005, when Nhat Hanh returned to his homeland after nearly four decades in exile. He was warmly welcomed by Vietnamese authorities, and the abbot at Bat Nha, Duc Nghi, invited Nhat Hanh's followers to settle there.
But the monastics' relationship with authorities began to deteriorate about a year ago, after Nhat Hanh called on Vietnam's government to disband its religious police and remove the word ''Socialist'' from the country's official name.
In his letter to President Triet, Nhat Hanh said the behavior of the police was contrary to the spirit of the revolutionaries who ousted French colonialists from Vietnam and brought the communists to power.
''These police and public security officers are certainly not children of the revolution,'' Nhat Hanh wrote, using the pen name Nguyen Lang. ''These actions are contrary to the traditional ethics of our Motherland.''
Nhat Hanh has sold millions of books worldwide and now lives at the Plum Village monastery in southern France, where thousands visit each year to practice his progressive brand of ''engaged Buddhism,'' which stresses meditation and good works.
Nguồn

Gấu sợ rằng, cái vụ cho Nobel văn chương năm nay, là cũng 'cùng một dòng'  Bát Nhã, chăng? (1)

(1) Có hai sự kiện khiến Gấu phán ẩu như trên đó là: Làng Mai, thiên đàng do Nhất Hạnh sáng tạo ra, và Đất của Những Trái Mai Xanh, tên tác phẩm của Muller.
Những tên độc tài thì được gọi là những tên mút trái mai [plumsucker], những kẻ bước lên cả xác chết, theo như bài điểm sách trên The Washington Times dưới đây.

a/ Nhat Hanh has sold millions of books worldwide and now lives at the Plum Village monastery in southern France, where thousands visit each year to practice his progressive brand of ''engaged Buddhism,'' which stresses meditation and good works.
AP News

[Tác phẩm của Thầy Nhất Hạnh nổi tiếng trên thế giới, với hàng triệu ấn bản đã được bán ra, và Làng Mai, thiền quốc của Thầy, tại miền nam nước Pháp, là nơi chốn hàng năm hàng ngàn khách viếng thăm, để cùng Thầy thực hành những nghi thức, những buổi học, về một lý thuyết Phập giáo nhập thế, nhấn nhạnh đến trầm tư và hành thiện]
b/The title of the book [THE LAND OF GREEN PLUMS] says much, but it needs a little explanation: "Plumsucker was a term of abuse. Upstarts, opportunists, sycophants and people who stepped over the dead bodies without remorse were called that. The dictator was called a plumsucker, too."
In a country run by such people, it got you labeled as a dangerous dissident if you were even mildly lacking in enthusiasm for the communist future and wished to maintain some sense of ordinary decency and privacy. Once singled out, the characters in the novel can never escape the attentions of the police and their accomplices.

Cái tít cuốn tiểu thuyết, Miền đất của những trái mơ xanh, nói rất nhiều, nhưng cũng cần được một tí dẫn giải. “Plumsucker, kẻ liếm trái mơ, là một từ của sự lạm dụng. Những kẻ hãnh tiếng, những tên nhà giầu mới nổi, những đại gia đỏ, những kẻ cơ hội, những tên tà lọt, ăn bám, những kẻ vô tư bước lên thân xác của những người đã chết, được gọi là những kẻ liếm mơ. Một tên độc tài cũng được gọi như vậy.”

Trong một xứ sở do những kẻ này cai trị, thật vô phúc mà được chúng ban cho danh hiệu, một kẻ ly khai, nếu bạn không khoái, và thiếu niềm tin vào tương lai của chủ nghĩa CS, hay ao ước một cõi nhân gian bé tí, vẫn còn mùi người của con người bình thường. Một khi bị lọc ra, khó mà thoát khỏi con mắt của nhân dân, và của cớm, tức bạn của nhân dân!

The Washington Times (17/11/1996)
*
Cú Bát Nhã này làm nhớ tới ông Đạo Dừa và vương quốc Cồn Phụng, trước 1975, tại Miền Nam. Đệ tử của ông Đạo Dừa, "đa phần" là đào ngũ, trốn lính, và không thích ra bưng.
Liệu đây là "tiền lệ" của nó? Và chính vì thế VC quyết tâm dẹp, bằng mọi giá?
Cũng thật khó hiểu, tại sao VC cho Thầy Nhất Hạnh về, cho dựng thiên đàng giữa hoả ngục, và rồi bây giờ, ra lệnh dẹp thiên đàng?
Người ta cho rằng, do Thầy Nhất Hạnh đã gửi ‘thỉnh nguyện thư’(1) tới chủ tịch nước VC, “phán”, hãy để tôn giáo ra bên ngoài hệ thống nhà nước, và bị phản ứng?
*
Thích Nhất Hạnh được coi là số 2, của Phật giáo. Số 1, là Phật Sống.
Milosz, trong cuốn ABC của ông, cũng dành một entry cho ông.

Có những ý kiến cho rằng dùng tiêu đề “Thư Thỉnh nguyện” là bất xứng, là yếu ớt và cho rằng chính vi sự yếu ớt ấy mà không ít người không muốn ký vào Thư, trong khi hoàn toàn đồng ý với nội dung của nó.
Hoàng Hưng

Không phải như vậy.
Ở đây, là vấn đề chính danh.
Một khi sử dụng nó, thỉnh nguyện thư, là đồng ý coi nhà nước VC ngang hàng với đấng Thiên Tử, thời còn vua chúa.
Là kính cẩn coi chúng, là Bố Mẹ của 'nhân dân'.
Là ngầm chấp nhận, để cho chúng ngồi lên đầu lên cổ nhân dân.
Là tự làm nhục, nhân dân rồi!

Hiệu quả của một lá thư, như thế, là con số không, ai cũng biết như thế, khi để tên của mình vô.
Và nếu như thế, thì tại sao lại ‘thỉnh nguyện’?
Phải gọi nó là tối hậu thư.
Hoặc, bình thường, mà thật bảnh: Thư ngỏ.

Nếu không, là coi thường, một từ khác, của chính ông Hoàng Hưng: Bốn trăm quả chuông Bát Nhã.
Bốn trăm cái chuông cảnh tỉnh đám Quỉ Đỏ.
NQT