*












*

On Hope

"From where will a renewal come to us, to us who have spoiled and devastated the whole earthly globe?" asks Simone Weil. And she answers, "Only from the past, if we love it." At first sight this is an enigmatic formulation, and it is difficult to guess what she has in mind. Her aphorism acquires meaning in the light of her other pronouncements. Thus she says elsewhere: "Two things cannot be reduced to any rationalism: Time and Beauty. We should start from them." Or: "Distance is the soul of beauty." The past is "woven with time the color of eternity." In her opinion, it is difficult for a man to reach through to reality, for he is hindered by his ego and by imagination in the service of his ego. Only a distance in time allows us to see reality without coloring it with our passions. And reality seen that way is beautiful. That why the past has such importance: "The sense of reality is pure in it. Here is pure joy. Here is pure beauty. Proust." When quoting Simone Weil I think of what made me personally so receptive to her theory of purification. It probably was not the work of Marcel Proust, so dear to her, but a work I read much earlier, in childhood, and my constant companion ever since-Pan Tadeusz by Adam Mickiewicz, a poem in which the most ordinary incidents of everyday life change into a web of fairytale, for they are described as occurring long ago, and suffering is absent because suffering only affects us, the living, not characters invoked by all-forgiving memory.

Humanity will also explore itself in the sense that it will search for reality purified, for the "color of eternity," in other words, simply for beauty. Probably this is what Dostoevsky, skeptical as he was about the fate of civilization, meant when he affirmed that the world will be saved by beauty. This means that our growing despair because of the discrepancy between reality and the desire of our hearts would be healed, and the world which exists objectively-perhaps as it appears in the eyes of God, not as it is perceived by us, desiring and suffering-will be accepted with all its good and evil.
Milosz

Note: Đọc The Witness of Poetry, thấy ảnh hưởng đậm đà của Simone Weil lên tư tưởng và thi ca của Milosz.
Post đoạn sau đây, liên quan tới từ Grace, Ân sủng.

Thế kỷ của chúng ta sản xuất ra một vài tư tưỏng gia kiệt xuất mà sự quan trọng của họ tăng trưởng theo từng, với mọi thập niên, with every decade, và, nhắc tới một trong số họ ở đây, Simone Weil, tôi bị cám dỗ bởi yếu tố tự thuật, mặc dù giờ đây, tôi không còn coi sự kính trọng bà của tôi có vẻ biệt lập.

“Từ đâu cái lại mới, a renewal, đến với chúng ta, một lũ người làm hư hỏng, làm tanh bành trọn trái đất?” Simone Weil hỏi, và bà trả lời, “Chỉ từ quá khứ, nếu chúng ta yêu nó”.
Thoáng đọc, thấy như một ẩn ngữ, và thật khó mà đoán ra được trong đầu bà nghĩ gì.
Đành đi tìm lời giải từ những gì bà nói ở đâu đó, ở chỗ khác.
“Có hai điều không thể nào giản lược về bất cứ một chủ nghĩa duy lý: Thời Gian và Cái Đẹp. Chúng ta có thể lấy đó làm điểm xuất phát”.
Hay câu này: “Xa xôi, cách trở là linh hồn của cái đẹp” [‘Distance is the soul of beauty’]. Quá khứ là ‘mầu sắc của thiên thu được dệt bằng thời gian’. Theo bà, con người thật khó mà nắm tới thực tại, do bị cản trở bởi cái tôi vị kỷ, his ego, và sự bởi sự tưởng tượng, được sai khiến bởi cái tôi vị kỷ, imagination in the service of his ego.
Chỉ xa xôi cách trở về thời gian cho phép chúng ta nhìn thực tại mà không tô mầu, vẽ vời nó, bằng những đam mê của chúng ta. Và thực tại, nhìn theo cách này, thì đẹp. Chính vì thế mà quá khứ quan trọng đến như thế: “Ý nghĩa thực tại thì thuần khiết ở trong nó. Đây là niềm vui thuần khiết. Đây là cái đẹp thuần khiết. Proust”
Trong khi trích dẫn Simone Weil, tôi [Czeslaw Milosz]


Ocean Vuong

The Photo

After the infamous 1968 photograph of a Viet Cong officer executed by South Vietnam's national police chief. 

What hurts the most
is not how death
is made permanent
by the cameras flash
the irony of sunlight
on gunmetal
but the hand gripping the pistol
is a yellow hand,
and the face squinting
behind the barrel
a yellow face.

Like all photographs this one fails
to reveal the picture.
Like where the bullet
entered his skull
the phantom of a rose
leapt into light, or how
after smoke cleared
from behind the fool
with blood on his cheek
and the dead dog by his feet

a white man
was lighting a cigarette.

ASIA LITERARY REVIEW
SUMMER 2010

*

Nhưng tôn vinh cho Thơ cũng là tôn vinh qua các thi sĩ - kẻ làm thơ, suốt đời chỉ làm thơ, không biết và cũng không thể làm gì khác. Giữa chúng ta có một vài người, như Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng.
Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta Vũ Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Vũ Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không thể nào hiểu Vũ Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết Vũ Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Vũ Hoàng Chương.
TTT

GNV này cứ lần lữa mãi, chưa làm sao dịch ni vài dòng của Simone Weil, qua đó, chúng ta mới hiểu ra được Cái Đẹp của Thơ, đúng theo nghĩa của Dos: Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới.
Chán thật!

Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết?

Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ.

Three Poems by
Charles Simic

Migrating Birds

If only I had a dog, these crows congregating
In my yard would not hear the end of it.
If only the mailman would stop by my mailbox,
I'd stand in the road reading a letter
So all you who went by could envy me. 

If only I had a car that ran well,
I'd drive out to the beach one winter day
And sit watching the waves
Trying to hurt the big rocks
Then scatter like mice after each try.

If only I had a woman to cook for me
Some hot soup on cold nights
And maybe bake a chocolate cake
A slice of which we'd take to our bed
And share after we've done loving.

If only these eyes of mine would see better,
I could read about birds migrating,
The vast oceans and deserts they cross
And their need to return to this shithole
After visiting many warm and exotic countries. 

Eternities

A child lifted in his mother's arms to see a parade
And that old man throwing breadcrumbs
To the pigeons crowding around him in the park,
Could they be the same person?

The blind woman who may know the answer recalls
Seeing a ship as big as a city block
All lit up in the night sail past their kitchen window
On its way to the dark and stormy Atlantic. 

All Gone into the Dark

Where's the blind old street preacher led by a little boy
Who said the world will end next Thursday at noon?
Where's the woman who walked down Madison Avenue
In the summer crowd, stark naked and proud of herself?

Where's the poet Delmore Schwartz I once saw sitting
In Washington Square Park gesturing theatrically to himself?
Where's the young man in a wheelchair pushed by his mother
Who kept shouting about wanting to kill more Vietnamese?

Mr Undertaker, sitting in a window of a coffee shop
Chewing on a buttered roll, you probably have a hunch-
Or are you, like the rest of us, equally in the dark
As you busy yourself around the newly arrived dead?

LONDON REVIEW OF BOOKS 9 SEPTEMBER 2010

Note: Cả ba bài đều tuyệt! Rảnh, GNV sẽ dịch hầu quí vị, sau!
Ui chao, đọc cái câu về anh chàng thương binh ngồi ghế lăn, được mẹ đẩy, miệng hô làm thịt thêm VC mà chẳng ‘lạnh’ sao?

Một độc giả, cũng mới biết đến trang TV ít lâu nay, do tình cờ, và trở thành một thân hữu, lần đầu tiên đọc thơ Joseph Huỳnh Văn, sửng sốt la lên, ‘lạnh’, y chang TTT!

Ui chao, GNV này chưa từng thấy có ai nhận xét, bằng cái tính từ ‘lạnh’, cho cả hai cõi thơ, như thế!

Nhưng hai cõi lạnh, trên, khác nhau!

*

Tờ TLS số Sept 10, 2010 có bài về Milosz và Brodsky, “Causework”, với cái tiểu tít, ‘quyền của nhà thơ trong thời không tưởng’, the poet’s authority in the age of utopia. Đây là một bài điểm một số sách mới xb và một cuốn phim chuyển thể cái thư của Brodsky viết về hai đấng sinh thành, trên TV đã từng dịch Một căn phòng rưỡi. Bài này tuyệt, và phần nào đó, trả lời câu hỏi liên quan đến HC và thái độ của ông trước nhà cầm quyền.

Những nhà thơ trữ tình sẽ trở nên ra sao, một khi thay vì phục vụ nàng thơ, ‘service to the muse’, thì phục vụ nhà nước, 'service of the nation'? Liệu cái thứ thơ trữ tình, như của…  cô Tú, thí dụ, vượt ra khỏi biên cương, và vươn tới cõi xuyên quốc gia, transnational ? Liệu những nhà thơ, ngay cả khi lưu vong, trốn thoát, escape, cái bản đồ tinh thần, the mental mape, của quê hương mẹ đẻ? Đó là một số những câu hỏi mà một vài cuốn sách mới xuất bản, đề ra, kể cả cuốn phim chuyển từ tiểu luận, đúng ra, thư của Brodsky, viết về ông bô bà bô của mình, Một Căn Phòng Rưỡi. Vượt lên trên tất cả, là những toan tính trầm trọng, serious, nhằm tìm hiểu liên hệ của nghệ thuật thơ ca với cuộc sống của những thi sĩ.


Nothing reveals a poet's weakness like classic verse and that why it's so universally dodged
Brodsky
[Intro to Anna Akhmatova's Poems, selected and edited by Lyn Coffin. Norton]
Không gì tố cáo cái yếu kém của một nhà thơ cho bằng thơ cổ điển, và chính vì thế mà mấy nhà thơ Mít dởm của chúng ta tránh nó như tránh... hủi!

Thơ lục bát: Một duyên phận long đong
TYT

Note: Tay này đặt ngược vấn đề!
Thơ lục bát không long đong, nhưng nhà thơ long đong, nếu đụng vô nó, mà không đủ nội lực.

Đây là nhận định của hơn 1 nhà văn, nhà thơ, trên thế giới, khi cho rằng, ‘truyền thống’, trong có lục bát, tất nhiên, là một thách đố, đối với những nhà thơ dởm, và chính vì nó, truyền thống [ở đây, là lục bát], mà đẻ ra ba thứ thơ nhảm nhí, như tự do, không vần, tân hình thức, những nhà thơ cách tân, canh tân, hậu vệ, mở miệng....!

Trong quá khứ, cũng có hơn 1 nhà thơ Mít, đụng vô lục bát, mà thành công, thí dụ, Cung Trầm Tưởng, [Bùi Giáng nữa, ở 1 số bài, thí dụ như khi ông dịch Apollinaire], Đồng Đức Bốn, Viên Linh, [nhớ đại khái vài cái tên]

TTT phải đến khi vô tù mới trở lại được với truyền thống, một phần là vì hoàn cảnh, cái khó nó bó cái khôn, nhưng theo Gấu, chính ở trong tù ông mới ngộ ra được truyền thống, một phần là do, cái gọi là bạo lực trong thơ của ông tới được cõi viên mãn của nó: thiền.

Borges đã từng đặt ra vấn đề này, trong 1 lần nói chuyện về thơ, với sinh viên:

'Tôi nghĩ những nhà thơ trẻ thích bắt đầu bằng một điều cực kỳ khó khăn - thơ tự do. Và đây là một lỗi lầm lớn. Nếu bạn tính làm một bài sonnet, thí dụ vậy, bạn có ảo tưởng, thực sự đã có một cái gì đó: cái khung của bài thơ. Cái khung có trước, cho dù dòng thơ đầu tiên chưa được viết ra. Rồi bạn chỉ việc kiếm từ có vần có điệu. Chúng làm mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi thích một bài sonnet, hơn là một bài thơ tự do. Nếu bạn lấy một vài trang đẹp nhất, trong Lá Cỏ của Whitman, rồi hỏi tôi, liệu chúng có hơn, một bài sonnet của Shakespeare, hay Keats, hoặc Yeats, tôi cho một câu hỏi như vậy, là vô nghĩa. Tôi thích cả hai. Tại sao lại phải bỏ một, nếu có thể giữ cả ? Nhưng sự khác biệt là như thế này: Nếu bạn làm một bài thơ vần, bạn đã có sẵn một vóc dáng, và người đọc có thể tham dự vào vóc dáng đó; trong lúc nếu bạn làm thơ tự do, mọi chuyện là do bạn. Kỹ năng của bạn phải cao. Lẽ dĩ nhiên, nếu bạn là Walt Whitman, nội lực thâm hậu chỉ muốn bật ra thôi, bạn cứ làm thơ tự do, và đây là một điều đáng làm. Chuyện này đâu xẩy ra cho nhiều người trong số chúng ta. Tôi đã gặp phải lỗi lầm này, khi in tập thơ đầu. Tôi đọc Whitman, và tưởng chuyện dễ. Bởi vậy lời khuyên của tôi đối với những nhà thơ trẻ, là hãy bắt đầu bằng những thể thơ cổ điển; chỉ sau đó, mới trở thành cách mạng được. Tôi nhớ một nhận xét của Oscar Wilde - một nhận xét đầy chất tiên tri. Ông nói: "Nếu không có thơ vần, chúng ta đều trở thành thiên tài". Đây là chuyện đang xẩy ra ngày hôm nay, ít ra là tại xứ tôi. Hầu như ngày nào tôi cũng nhận được những cuốn thơ của những thiên tài hoặc mấp mí thiên tài: nghĩa là những cuốn thơ hình như chẳng có một chút ý nghĩa nào đối với tôi. Ngay cả những ẩn dụ ở trong đó, tôi không thể nào nhận ra được. Ẩn dụ đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Nhưng trong những cuốn thơ đó, tôi chẳng nhìn thấy bất cứ một nối kết nào. Tôi đã phạm vào lầm lẫn thiên tài như vậy, trong tập đầu, tập hai cũng vậy, và có lẽ ngay cả tập ba; và rồi tôi khám phá ra, có một điều gì thực sự huyền ảo, và không thể nào cắt nghĩa được, về một bài sonnet: Nó có thể đẻ ra đủ thứ, đủ loại thơ, khác nhau.

Q: Về thơ vần, ông có nghĩ là, tất cả tùy thuộc vào loại thơ mà ông đã trưởng thành?

Borges: Câu hỏi thật kỳ cục. Có vẻ như ông có quá ít tò mò, về quá khứ. Nếu ông viết bằng tiếng Anh, thì đó là một truyền thống. Ngôn ngữ, tự thân, là một truyền thống. Tại sao không theo truyền thống thật dài, thật xuất sắc của những nhà thơ sonnet, thí dụ vậy? Tôi nhận thấy thật lạ lùng, khi bỏ qua thể thơ (form). Nói cho cùng, ít nhà thơ làm thơ tự do hay, nhưng rất nhiều nhà thơ bậc thầy, ở những thể thơ khác. Ngay cả Cummings cũng có nhiều bài sonnet thật tuyệt. Tôi có thuộc một số bài. Tôi không nghĩ ông có thể gạt bỏ tất cả quá khứ. Nếu làm vậy, ông sẽ gặp rủi ro khi khám phá ra những điều đã được khám phá rồi. Điều này là do sự thiếu tò mò. Chẳng lẽ ông hết tò mò về quá khứ? Không tò mò về những bạn thơ thế kỷ này? Thế kỷ trước? Thế kỷ 18? John Donne chẳng là gì đối với ông? Hay là Milton? Thật sự tôi không thể, ngay cả để "bắt đầu", trả lời câu hỏi của ông.

Q: Liệu chúng ta có thể đọc những nhà thơ quá khứ, rồi diễn giải những gì học được, bằng thơ tự do?

Borges: Điều tôi không hiểu được, đó là, tại sao ông lại muốn bắt đầu, bằng một điều thật khó, thí dụ như thơ tự do?

Q: Nhưng tôi thấy không khó.

Borges: Well, tôi không biết thơ bạn làm, thật khó mà nói. Vấn đề có thể là, làm thì dễ, nhưng đọc thì khó. Trong hầu hết trường hợp, có sự lười biếng. Lẽ dĩ nhiên, có những ngoại lệ. Thí dụ Whitman, Sandburg, Edgar Lee Masters. Một trong những lập luận của thơ tự do, đó là người đọc biết, đừng trông mong lấy ra được từ đó một thông tin nào; hoặc phải tin vào một điều gì đó - khác với một trang thơ xuôi, vốn thuộc về văn chương của tri thức, chứ không phải văn chương của quyền lực.

Q: Ông có nghĩ, có thể tạo ra những thể thơ mới?

Borges: Lý thuyết có thể đúng. Nhưng điều tôi muốn nói, và chưa nói ra được, đó là bắt buộc phải có một cấu trúc; và nếu bắt đầu bằng một cấu trúc hiển nhiên, như vậy vẫn dễ dàng hơn. Phải có cấu trúc thôi. Mallarmé có nói: "Chẳng có cái gọi là thơ xuôi (prose); đúng vào lúc bạn lo tới nhịp điệu, nó trở thành thơ (verse)." Stevenson cũng nói đại khái như vậy: "Sự khác biệt giữa thơ và thơ xuôi là do khi bạn đang đọc" - ông muốn nói những thể thơ cổ điển - "bạn mong một điều, thế là bạn có".

Nói ngắn gọn, sự khác biệt giữa một sonnet của Keats, với một trang thơ tự do của Whitman, thí dụ vậy, đó là bài sonnet, cấu trúc của nó hiển nhiên - thành ra dễ làm - trong khi nếu bạn thử làm một bài thơ như "Children of Adams" or "Song of Myself", bạn phải tự mình bịa đặt ra một cấu trúc của riêng bạn. Không có cấu trúc, bài thơ sẽ chẳng có hình dạng, và tôi nghĩ, nó chẳng thể chịu nổi một chuyện như thế đâu.
Borges: Nói về thơ

Mới… lúc nãy, GNV lại gặp lại vấn đề ‘long đong’ này, nhân đọc cuốn thơ tuyển của Mandelstam, với lời Tựa của chính bà vợ của thi sĩ.
Một bài viết thật tuyệt. Post tại đây, rồi, lèm bèm sau!
Bài Tựa này, và nhận xét của Akhmatova về Mandelstham, còn giải thích tại làm sao... TTT không có ‘tiền thân’ [‘fore-runner’]!

*

Foreword by Nadezhda Mandelshtam

I think that the most difficult task in the world is the translation of verses, particularly of a true poet, in whose verses there is no discrepancy between the form and the content (or meaning) - both of them always new and but a bit different (with no great disparity between them) - and where the ego of the poet is always strikingly felt. Marina Tsvetayeva said she could write as Mandelshtam did but that she didn't want to. She was a great poet but she was greatly mistaken. She could be influenced by Mayakovsky and Pasternak and remain Tsvetayeva because they were innovators and therefore easily aped. But Mandelshtam composed verses in tradition, which is far more difficult to imitate.
Mr Robert Lowell's translations are very free; Mr Paul Celan's into German also free. But both are a very far cry from the original text. As far as I know the translations of Mr Greene are the best I ever saw. I can't give my opinion about the Italian translations, as I don’t know Italian as well as English, French and German. As for Elsa Triolet's, they are as naive and vulgar as she was.
Mandelshtam said that the contents are squeezed from the form as water from a sponge. * If the sponge is dry, there would be no moisture at all. So, to render the content - which Mr Greene has succeeded in doing - is to give, in a way, the form or harmony, the harmony which can't be rendered in translation, the harmony which is quite simple and at the same time mysteriously complicated. Poetry is a mystery.
Nadezhda Mandelshtam, 1976 (1)

Translator's Preface

[Mandelshtam] had no poetic forerunners - wouldn't that be something worth thinking about for his biography? In all of world poetry I know of no other such case. We know the sources of Pushkin and Blok, but who will tell us where that new, divine harmony, Mandelshtam's poetry, came from?
Anna Akhmatova
M. không có tiền thân, liệu điều này có tính đếm đến, khi lèm bèm về tiểu sử của ông? Trong trọn thế giới thi ca mà tôi biết, chưa hề có một trường hợp như thế. Chúng ta biết nguồn thơ của Pushkin, của Blok, nhưng ai bảo cho ta biết sự hài hòa mới mẻ, thần thánh, thơ của Mandelstham, đến từ đâu?

Translation it is that openeth the window, to let in the light; that breaketh the shell, that we may eat the kernel.
King James Bible, 1611: 'The Translators to the Reader'

(1) Tôi nghĩ cực trần ai là cái chuyện dịch thơ, nhất là thơ của 1 thi sĩ thứ thực, thứ thơ không làm sao mò ra đâu ra nội dung đâu là hình thức của thơ, cả hai thì đều mới tinh, và lại hơi khác khác, khi phải so với nhau, thành ra mới khó lần đường ranh giữa chúng, và chính tại đây mà cái tôi của nhà thơ được cảm nhận một cách thật dữ dội và đầy kinh ngạc.
Marina Tsvetayeva nói, bà có thể làm thơ như Mandelshtam nhưng không thèm làm, bà nói thế là nói bậy, tuy bà là một nhà thơ vĩ đại. Bà có thể bị ảnh hưởng bởi Mayakovsky và Pasternak và vẫn là Tsvetayeva, bởi vì họ là những nhà thơ canh tân, và do đó, thật dễ chôm chĩa, phỏng theo.
Nhưng Mandelshtam làm thứ thơ theo truyền thống, và như thế, thật khó bắt chước.
Bản dịch của Mr Robert Lowell thì quá phóng túng, Của Mr Paul Celan qua tiếng Đức, cũng phóng túng, Nhưng cả hai thì đều là một tiếng khóc quá xa nguyên bản. Như tôi biết, bản dịch của Mr Greene là bảnh nhất, tôi từng được đọc. Tôi không thể phán về những bản dịch tiếng Ý, vì không biết tiếng Ý, mà chỉ biết có tiếng Anh, tiếng Tây, và tiếng Đức. Về bản dịch của Elsa Triolet, thì nhảm quá, như cô em này thì ngây thơ và dung tục.
Mandelshtam nói, nội dung thì được vắt ra khỏi hình thức, như người ta vắt một miếng bọt biển dùng để lau bảng. Nếu cái miếng bọt biển khô, thì làm sao vắt, dù chỉ được tí ẩm, ướt?
Thành thử, đem đến nội dung, như Mr Greene đã thành công trong khi dịch, là đem đến, một cách nào đó, hình thức, hay hài hòa, một thứ hài hòa không thể nào đem lại được, qua dịch thuật, thứ hài hòa thật đơn giản, và cùng lúc, thật đa đoan một cách rất ư là bí ẩn.
Thơ là một huyền nhiệm.
Nadezhda Mandelshtam, 1976