|
Người ghi chú cô đơn: The Solitary Notetaker.
Sebald by David Levine, NYRB,
số đề ngày 11 Tháng Tám, 2005
Khi W.G.
Sebald mất vì tai nạn xe hơi vào Tháng Chạp 2001, ông được
tưởng niệm, như là một trong những nhà văn lớn lao của thời chúng ta.
Tuy nhiên, khi cuốn đầu của ông,
Di Dân, được dịch
ra tiếng Anh vào năm
1996, rất ít người bên ngoài nước Đức biết đến ông. Nhưng liền sau
đó, ông được đón đọc, tác phẩm liên tiếp được dịch, lẹ làng, đến
mức kinh ngạc.
Susan
Sontag đã từng tự hỏi, trên tờ TLS, liệu "văn chương lớn"
có còn không, và bà tự trả lời, còn chứ, Sebald đó.
Tuy nhiên, kể
từ khi ông mất, có nhiều cái nhìn khác nhau về ông.
Lớn lao, số một, giọng không giống ai, vẫn đúng đấy, nhưng đọc kỹ
hơn, gần hơn, nghe ra có nhiều vay mượn. Tác phẩm của ông, có thể nói,
một
nửa là do uyên bác, nửa còn lại, là tưởng tượng và kinh nghiệm của
riêng ông.
Nếu có một nhà
văn vay mượn rất nhiều từ những nhà văn khác, nhưng vẫn
là một thứ đồ zin, đồ xịn, nếu có, thì đúng là Sebald.
Charles Simic,
trên NYRB điểm hai cuốn mới nhất của ông, Campo
Santo, một thứ tiểu
luận, và
Unrecounted,
gồm 33 bài thơ nho nhỏ, của ông, và 33 bức họa, của Jan Peter Tripp.
Họa: Mỗi bức
là một đôi mắt, với sự chính xác, của hình chụp: Proust,
Rembrandt, Beckett, Borges... Chủ đề của họa: Miệng thì tốt, để nói
dối, trong khi mắt, khó nói dối. Bất cứ mắt đang mơ mộng, hay suy tư,
chúng đều vọng một tí ti sự thực, nào đó. Dưới mỗi đôi mắt, là một bài
thơ mini. Thí dụ, dưới cặp mắt của Maurice, chú chó của Sebald, là:
Please
send me
the
brown overcoat
from
the Rhine
valley
in
which at one time
I
used to ramble
the night.
[Hãy gửi cho tôi
cái áo choàng mầu nâu
từ thung lũng sông Rhine
mà có lần tôi mặc dạo đêm].
Thơ của
ông thực sự cũng khó mà gọi là thơ. Như nhà
phê bình Andrea Kohler chỉ ra, đó không phải là ngụ ngôn, mà cũng chẳng
phải thơ. Chỉ là những cú xổng chuồng, thoáng chốc, của tư tưởng, của
hồi nhớ, những khoảnh khắc loé sáng, ở mép bờ của cảm nhận.
Và đây là một
bài thơ mini thật thú vị:
Người
ta nói,
Nã
Phá Luân mù mầu
[color-blind]
Máu
đối với ông ta,
thì
xanh như lá cây.
Tưởng niệm
Sebald
|