2
|
Albanian beats literary
titans to
first international Booker
prize
Jon Henley in
Paris and Kirsty Scott
Friday June 3,
2005
The Guardian
Photo:
AFP/Getty.
Ismail Kadare,
a political exile whose work
had to be smuggled out of Stalinist Albania in the 1980s, was being
compared to
Homer as he beat his better-known peers to the prestigious £60,000
prize.
Kadare has
been a leading figure in Albanian cultural life
for more than four decades.
Nhà văn lưu
vong người Albania, viết về một nước Albania dưới chế độ
độc tài Stalin những năm 1980, đã đánh bại tất cả những ông nhà văn
khổng lồ, đợp giải Booker Prize Intel [thế giới] đầu tiên.
On the
telephone, he was rather less formal. "I did
something entirely normal," he said. "I just did it in an abnormal
country." Ôi dào, viết lách, chuyện thường mà. Có điều, cái xứ sở của
tôi, nó thì bất
thường.
"Being
critical of a regime is a normal state of
affairs for a writer".
"Thọi chế độ
là
một việc làm bình thường đối với nhà văn", ông nói.
*
Roth, Grass,
Updike, Lessing, McEwan, Spark, Garcia
Marquez… toàn những thứ dữ [thú dữ?] kép
độc, những ông nhà văn khổng lồ, nằm trong danh sách sau cùng để được
vinh danh
trao giải Man Booker Intel Prize [khác Booker dành cho những nhà văn
thuộc “Đế
Quốc Anh”]. Và người ta có thể tha thứ cho bạn, nếu trong danh sách
trên, bạn bỏ
sót một tay, vốn vô danh so với tất cả, tuy là một ông khổng lồ, trong
thế giới
văn chương Albania.
Nhưng, bữa hôm
qua, 2 Tháng Sáu, 2005, Ismail Kadare, một nhà
chính trị lưu vong, tác phẩm của ông từng được lén lút tuồn ra ngoài
đất nước
Albania sống dưới chế độ độc tài theo kiểu Stalin vào những năm 1980,
đã được
coi như là một Homer, khi ông đánh bại những nhà văn được nhiều người
biết đến
kể trên, và đoạt giải thưởng trị giá 60 ngàn Anh Kim.
Đêm
qua,
Kadare nói, ông hy vọng giải thưởng ban cho ông sẽ
cho những người dân vùng Balkan thấy, họ có thể cống hiến nhiều thứ
khác, thay
vì tranh chấp, nội chiến, và làm cỏ sắc tộc. “Tôi ngạc
nhiên khi
nghe qua điện thoại”, ông nói hôm qua, tại căn hộ của ông tại Paris,
nơi ông xin tị nạn chính trị từ năm 1990. “Cái danh sách chót không
thôi, tự nó
đã làm nên một gia đình văn học lạ thường rồi.”
Nguyễn Huy
Thiệp lọt vô
chung kết Man Booker!
TLS
số đề ngày 1 Tháng Bẩy,
mục Sổ Tay, bàn về giải Man Booker Quốc Tế, khác với Booker Prize, dành
cho nhà văn Hồng Mao, cho biết một "tin động trời", đối với đám viết
lách người Mít: Có tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách những tác giả
thượng hảo hạng, fisrt rate, được ban giám khảo lọc ra để lấy người
đoạt giải.
TLS trích lời một ông giám khảo [Alberto Manguel], trên tờ Spectator tháng vừa qua
[Tháng Sáu], "trong danh sách những tác giả thượng hạng... chúng tôi đã
phải gạt bỏ Peter Handke, Antonio Lobo Antunes.... Nguyen Huy Thiep,
Pascal Quignard, và Christa Wolf, tất cả những người này đều, hoặc chưa
được dịch sang tiếng Anh, hoặc đã dịch nhưng nay tuyệt bản".
Về tác giả
Kadare, người đoạt giải, [Tin Văn đã loan tin] ban giám khảo
dựa trên những bản dịch tiếng Anh, được dịch từ tiếng Pháp, dịch từ
nguyên bản tiếng Albania, và điều này làm cho giải thưởng hơi mất giá,
[hơi rẻ tiền], theo người bình luận trên tờ TLS.
Rẻ tiền, là 60
ngàn Anh Kim!
Nhưng, với tên
Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách, quả đúng như Kadare
nhận xét, “Danh sách chót
không thôi, tự nó đã làm nên một gia đình văn học lạ thường rồi.”
Và, Nguyễn Huy
Thiệp kể như đã nhận được giải thưởng, bởi vì Kadare có thể coi như một
Nguyễn Huy Thiệp của Albania.
Tin Văn tính
giới thiệu bài viết về ông, trên
Guardian, khi ông được giải, nhưng nay có bài viết trên TLS sẽ
cống hiến các bạn dưới đây
*
Subtle dissent
of a Balkan bard (1): Cuộc đời và tác phẩm của Ismail
Kadare.
Robert Elsie, TLS số đề ngày 24 Tháng Sáu, 2005.
(1) Đọc giữa hai dòng chữ: Tính ly khai tinh tế của một nhà thơ vùng
Balkan.
Chẳng
nghi ngờ
chi, Ismail
Kadare, người vừa được Intel Man Booker Prize, là một nhân vật sáng tạo
và uyên nguyên của giới văn học đương thời Albania. Thêm nữa, ông là
nhà
văn Albania độc nhất được hưởng [enjoy] tiếng tăm quốc tế ở bên ngoài
xứ sở
này. Tài năng của ông, qua bốn thập niên chẳng hề mất đi một chút nào
sức mạnh của nó, một sức mạnh có tính "đổi mới" [innovative force].
Sự can đảm của ông, dám tấn công vào sự tầm thường, rẻ tiền, tồi tệ của
văn học, ở
bên trong một chính quyền Cộng Sản, đã đem một luồng gió mới, mát
mẻ cho văn hóa Albania bao năm u ám trong vòng trói của
sự đồng phục do nhà nước đặt để.
Sinh năm 1936 tại thành phố bảo tàng [museum-city] Gjirokastra, Kadare
học Phân khoa Sử học và Ngữ văn tại Đại học Tirana, và tiếp theo
đó, tại
Học Viện Gorky về Văn Chương Thế Giới, tại Moscow tới năm 1960, khi
liên hệ giữa hai nước Albania và Xô Viết trở nên căng thẳng. Trở về quê
hương, ông làm nghề ký giả, trở thành Tổng Biên Tập của một tờ báo định
kỳ văn học bằng tiếng Pháp, Văn Học
Albania [Les Lettres Albanaises], và
còn giữ một số chức
vụ chính trị có tính
hình thức [formal
political functions], Ba mươi năm tiếp theo, Kadare sống cuộc đời của
ông tại Tirana, thường trực dưới con mắt cú vọ của Đảng Cộng Sản và nhà
độc tài Enver Hoxha [1908-85]. Ông khởi nghiệp như là một thi sĩ
nhưng càng ngày càng thiên về văn xuôi, trong thể loại này, ông trở
thành một bậc thầy không chối cãi, và một nhà
văn phổ thông nhất trong toàn cõi văn Albania. Những tác phẩm của ông
có một tầm ảnh hưởng hết sức lớn lao vào những năm 1970, tới 1980, và
với rất nhiều độc giả, ông là tia hy vọng độc nhất ở trong nhà tù ảo
não, là Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Albania.
Ông được nhà nước ban cho đặc quyền, nhất là khi đã trở thành một khuôn
mặt
nổi tiếng quốc tế. Thực sự, ông dám đụng vô một số vấn đề, mà nếu không
phải là ông, mà là người nào khác, thì bèn đi tù.
Nhưng Kadare biết rất rõ, ba
thứ đặc ân đặc quyền như thế,
chẳng bền, và chỉ cần một cơn hỉ nộ bất thường của nhà độc tài, là tiêu
táng
thoòng. Vào cuối tháng Muời 1990, chỉ hai tháng nữa là chế độ độc tài
ngủm củ tỏi,
Kadare rời Tirana, xin tị nạn chính trị tại Paris, một hành động cho
phép ông,
lần đầu tiên trong đời, hành sử nghề viết lách của mình, trong hoàn
toàn tự do.
Những năm sống lưu vong tại Paris
khiến ông viết được nhiều, thành công hơn, được công nhận hơn. Sau mười
hai năm
sống tại đây, ông trở về lại Tirana.
Mặc dù Kadare
vẫn được ngưỡng mộ, như là một thi sĩ tại Albania,
danh tiếng quốc tế của ông, là do văn xuôi mà có, đặc biệt là những
tiểu thuyết
lịch sử. Cuốn nổi cộm đầu tiên của ông, Tướng Âm Binh, nguyên bản tiếng
Albania
xuất hiện vào năm 1963, bản tiếng Anh, The General of the Dead
Army,1971. Nhìn thời gian cuốn sách được xb, tác giả khi đó chỉ mới hai
mươi bẩy tuổi, Tướng Âm Binh có thể được coi như là một tác phẩm về
tuổi trẻ, tuy nhiên, đây luôn là một trong những cuốn tiểu thuyết gây
tác động, effective, nhất, của Kadare. Và được biết đến nhiều nhất.
"Như một con chim kiêu ngạo và cô độc, bạn sẽ bay trên đỉnh những ngọn
núi thầm lặng và bi thiết kia, kéo những con người trẻ tuổi đáng thương
của chúng ta, ra khỏi chốn bấu víu hiểm nguy, lởm chởm đá nhọn kia." Đó
là viễn tượnng của viên tướng Ý, trên đường đi cùng một vị tu sĩ buồn
bã, cả hai có nhiệm vụ tới Albania nhặt nhạnh xương cốt của những binh sĩ của ông ta, đã
ngã xuống hai mươi năm trước. Ông ta bắt đầu thực hiện những bổn phận,
theo một nghĩa rất ư là lớn lao, rất ư là hiển hách, và cho rằng, chỉ
những trách nhiệm cao cả như thế đó mới xứng đáng với cương vị một viên
tướng. "Trách nhiệm mà ông đang thực hiện, thì có đâu thua gì sự cao cả
của những người Hy Lạp, những cư dân thành Troy, sự trang nghiêm của
những nghi lễ cúng tế, an táng thời Homer." Vị tướng thấy mình ở trong
một xứ sở u ám, mưa liên miên, dân chúng thì u sầu ủ rột, như lúc nào
cũng ăn năn, sám hối một điều gì, và trong một không khí như thế, ông
ta bắt đầu thực hiện cái trách nhiệm cao cả của mình, là thu gom những
tro than, những xương tàn của một đội quân đã nằm xuống trong tan hoang
rã rời. Dần dà, và không thể tránh được, ông thấy mình đối đầu với
những thực tại điêu đứng của quá khứ, và bị ám ảnh bởi tính phù phiếm,
vô vị, chẳng ra cái thống chế gì, chính là nhiệm vụ cao cả của mình.
Bao nhiêu dự tính, bao nhiêu mộng đẹp, cao cả mà ông vẽ ra từ
những thuở nào, nay trở thành cơn ác mộng cá nhân, của riêng ông, khi,
mớ xương cốt của viên đại tá ghê tởm, Colonel Z, được một bà già điên
khùng ném, ngay dưới chân ông
Cái
gạt nước xua đi nỗi nhớ.
Mưa xối xả
trên kính trước chiếc xe díp nhà binh được dành
riêng cho vị tướng là một ẩn dụ bình dị trong văn Kadare. Vào lúc Tướng
Âm Binh
được xuất bản, cơn mưa xối xả thường hằng [constant], và nhiều cảnh
khác ở trong truyện cứ
thế lừng
lững đi thẳng vào văn học Albania.
Những đám mây bão xám xịt, bùn, và thực tại ủ rột, đơn điệu của một
ngày như
mọi ngày,chúng đối chọi thật sắc bén với phương đông hồng sáng chói
không
thể nào
khác được, cùng cả trăm ngàn những vinh quang, những chiến thắng của
Chủ Nghĩa Hiện Thực Xã Hội. Cũng thế, là viên
tướng Ý. Ở
đây, chúng
ta thấy một thủ thuật đắc ý nhất, của nhà văn, hơn bất cứ thủ thuật nào
khác, nhằm đạt được tham vọng, kéo văn học của xứ sở của mình thoát ra
khỏi sự dửng
dưng, cả về văn phong lẫn đề tài của nó, thoát ra khỏi cái nhìn
Albania xa
vời và bị ám ảnh bởi quá khứ, dưới mắt ngây thơ và không thể nào hiểu
nổi của người ngoại quốc. Ao ước của nhà văn, hay viễn tượng của ông,
là làm sao tạo được hình dáng cho một xứ sở Âu
Châu, đã trở nên tách biệt hẳn ra khỏi Tây Phương, còn hơn cả Tây
Tạng, và còn giúp cho những người dân Albania, chính họ, nhìn rõ mảnh
đất quê
hương, như
là những người khác sẽ nhìn nó như vậy.
Sau lần xuất bản đầu, 1963, và lần sau, có sửa chữa
lại, 1967, chính bản dịch tiếng Pháp của tác phẩm, Tướng Âm Binh, Le
Genéral de l’armée morte, 1970, đã đạt cơ sở cho sự nổi tiếng quốc tế
của Kadare. Bản tiếng Anh, xuất hiện liền sau đó, đã được tái bản ít
nhất là sáu lần.
Cái gì đã
khiến cho Kadare, sống trong một chết độ Stalin tàn bạo nhất,
không thể tưởng tượng được, có đủ can đảm để viết rồi xuất bản một cuốn
tiểu thuyết với những nhân vật chính là một viên tướng Phát xít và một
tu sĩ người Ý? Bởi vì can đảm là cần thiết, ở đây
[còn
tiếp]
|