|
Bài này
tuyệt.
Simic là ‘thi sĩ nhà nước’
của Mẽo.
Viết về sư phụ của Linda Lê!
*
“I
don’t know of anyone with
a happier childhood than mine.”
Tớ không biết có tên con nít
nào có 1 tuổi thơ hạnh phúc hơn thằng Cu Gấu ở xứ Bắc Kít!
Hà, hà!
Who reads E.M. Cioran
nowadays? Someone must, since most of his books have been translated
and are in
print. At universities where graduate students and professors are
familiar with
every recent French philosopher and literary theorist, he’s practically
unknown, though he was a much finer thinker and wrote far better prose
than a
whole lot of them. Much of the neglect of Cioran is unquestionably due
to his
uncompromisingly dark vision of the human condition; his denunciations
of both
Christianity and philosophy read at times like the ravings of a madman.
To make
it even more confusing, he had two lives and two identities: the
Romanian
Cioran of the 1930s who wrote in Romanian and the later, better-known
French
Cioran who wrote in French. Since his death in 1995, the sensational
revelations about his youthful sympathies for Hitler and his
involvement with
the Iron Guard, the Romanian pro-fascist, nationalist, and anti-Semitic
movement in the 1930s, have also contributed to his marginalization.
And yet
following the publication in 1949 of the first book he wrote in French,
he was
hailed in France
as a stylist and thinker worthy of comparison to great seventeenth- and
eighteenth-century moralists like La Rochefoucauld, La Bruyère,
Chamfort, and
Vauvenargues.
This is what makes Searching
for Cioran by the late Ilinca Zarifopol-Johnston, who didn’t
live to
finish her
book, so valuable. It tells the story of his Romanian years and gives a
fine
account of the personal and political circumstances in which both his
philosophical ideas and his brand of nationalism were formed. In later
years,
Cioran spoke rarely of that shameful period in his life and
never—except to
allude vaguely to his “youthful follies”—talked openly of his one
political tract, Romania’s
Transfiguration (1936), a short, demented book in which he
prescribed
how his
native country could overcome its second-rate historical status through
radical, totalitarian methods. Along with Mircea Eliade, the
philosopher and
historian of religion, the playwright Eugène Ionesco, and many others,
equally
eminent but less known abroad, he was a member of Romania’s
“Young Generation,” the
“angry young men” responsible for both a cultural renaissance and
apocalyptic
nationalism in the 1930s. To understand what led Cioran to leave Romania
and
become disillusioned with ideas he espoused in his youth, it’s best to
start at
the beginning.
Emil Cioran was born in 1911,
the second of three children, in the remote mountain village
of Rasinari near the city of Sibiu in southern Transylvania,
which at that time was still part of the Austro-Hungarian Empire. His
father,
Emilian, was a Romanian Orthodox priest who came from a long line of
priests,
as did his mother, Elvira. He loved his native landscape with its
streams,
hills, and woods where he ran free with other kids, even telling one
interviewer, “I don’t know of anyone with a happier childhood than
mine.”
At other times, when not
moved by nostalgia, he called it this “cursed and splendid paradise”
where …
Triết gia của sự mất ngủ
Ngày này còn ai đọc ông này?
Hẳn 'có tay' phải,
nhất định phải [đọc], bởi vì hầu hết sách của ông đều được dịch, và đều
có ở tiệm.
Ở Đại học, cả sinh viên lẫn giáo sư, đều rất rành với bất cứ một triết
gia hay lý thuyết gia Tây thường được nhắc tới, ông kể như vô danh, mặc
dù ông hơn hẳn cả đám kia, suy tư mịn hơn, viết bằng một thứ thơ xuôi
bảnh hơn.
Lý do của sự lơ là này, phần lớn là từ cái nhìn âm u, không hề giao lưu
hòa giải,
đếch thèm năn nỉ Thượng Đế hãy khoan thứ cho/về phận người!
Đã thế, ông ta ‘phủi
thui’ cả hai, Ky tô giáo và triết học, đọc ông, nhiều đoạn ‘khủng’ đến
nỗi giống như
những tiếng gầm rú của 1 thằng khùng!
Để
làm cho sự tình rối bung thêm lên, ông bèn trình
cho đời, không phải 1 mà là 2 căn cước, 2 cuộc đời. Một ông
Cioran gốc
Romania, viết bằng tiếng Romania, vào thập niên 1930, và sau đó, một
ông Cioran
Tây, khá nổi tiếng, viết bằng tiếng Tây.
Kể từ khi ông mất vào năm 1995, những
phát giác thật ấn tượng, thật ‘hot’, về một thời mới lớn của ông, say
mê thần tượng,
là Hitler, đã từng rỏ máu ngón tay viết đơn tình nguyện, và được
Đảng và Nhà
Nước OK, cho là 1 thành viên của Thành Đoàn có tên là Vệ Sĩ Sắt, một
lực lượng “tiền vệ, tiền phương, đâu cần thanh niên có, đâu khó có
thanh niên", phò Phát Xít, quốc gia, bài Do Thái, vào thập niên
1930.
Những
phát giác hay ho này lại càng đẩy ông ra ngoài lề của luồng chính.
Tuy nhiên, kể
từ sau khi xuất bản cuốn đầu tiên viết bằng tiếng Tây, ông được dân Tây
ca ngợi,
như một văn gia, tư tưởng gia ngang tầm với những nhà đạo đức
lớn lao
của thế kỷ 17 và 18 như La Rochefoucauld, La Bruyère, Chamfort, và
Vauvenargues.
Những điều trên càng khiến thiên hạ càng thêm tò mò về ông, và càng
khiến cho tác phẩm Đi tìm Xia O Răng, Searching
for Cioran của Ilinca Zarifopol-Johnston, mất trước khi hoàn tất
tác phẩm của mình, càng trở
nên quí giá.
*
Hồ
sơ Cioran trên TV
Một khi thần thánh hóa Lịch
Sử, bất tín nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm cho
Thượng
Đế trở nên xa lạ, và trở thành một ám ảnh khôn nguôi.
En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi
qu'à
rendre Dieu plus étrange et obsédant.
Cioran: Nga xô và con vi-rút tự do, La
Russie et le virus de la liberté,
trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire
et Utopie
*
+ Có vẻ như là
triết học của Cioran (triết gia gốc Rumani viết tiếng Pháp, nổi tiếng
về tính
bi quan) gây tác động rất lớn đến chị. Chị có thể nói về điều này không?
Linda Lê:
Còn hơn nhiều triết học của
Cioran, mà tôi phát hiện cùng lúc với triết học của
Kierkegaard, chính mối quan hệ giữa ông và tiếng Pháp mới thực hấp dẫn
tôi. Ông
nói rằng bất hạnh của người trú dân là muốn làm mọi thứ giỏi hơn dân
bản địa.
Ông đã làm được điều này, bằng cách viết một thứ ngôn ngữ vô cùng thuần
khiết.
Sở thích của ông dành cho các tác phẩm thần bí cũng làm sống dậy ở tôi
cùng một
niềm hứng khởi. Người ta vẫn thường coi Cioran là một kẻ hư vô chủ
nghĩa, còn
với tôi trước hết ông là một kẻ tà đạo, người đã giáng những cú đòn đau
cho
giới chính thống và làm chúng ta sung sướng với những châm ngôn mang
một màu
đen đầy gợi hứng.
Blog Nhị Linh.
*
Rushdie chẳng đã từng phán: Chinh phục "tiếng không phải tiếng Mẹ" là
hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta, sao?
Brodsky mới hách: Ông này viết, làm thơ, bằng bất cứ tiếng gì, thì cũng
là bằng
tiếng Mẹ [tiếng Nga] đối với ông.
Source
Khi phải phán về
tuyệt bi, về
một con người không được ở nhà trong cõi tồn sinh, màn diễn - mẩu văn,
mẩu
chuyện, mẩu triết ngôn, mẩu thông báo mang tính tâm lý - sẽ chỉ là tản
mạn.
"Tản mạn" ở đây, có một nghĩa đặc biệt. Bi kịch thực, câu chuyện-Kafka,
đường tới hư vô, nẻo về tự sát: chúng hoàn tất chỉ nhờ cái vỏ bề ngoài.
Hiển
nhiên, chỉ một mẩu. Không thể dài, bởi vì viễn ảnh mà nó cưu mang thực
không
chịu nổi, bởi vì chiêm ngưỡng, cũng đành chấp nhận vực thẳm, cho dù
chân thật,
cho dù không phải những trò dàn trải tình cảm, những ẩn dụ nhằm tự hạ
mình:
chúng đều đẩy chúng ta tới mép bờ. Sự đối đầu của lý trí và hình thức
với tận
điểm của phi lý, hay trò sa-đích [lại Pascal ở đây, trong hình ảnh của
ông
về "cái chết và mặt trời"]: chỉ kéo dài giây phút, nếu trọn vẹn.
Tiếng kêu trầm thống đó, con người chỉ có thể bi kịch hóa, giả tưởng
hóa, bằng
phương tiện ngăn kéo: nén chặt nó lại. Không-điểm là vậy: một điểm, thu
gom mọi
tối đen vào nó. Muốn chịu nổi sự xét lại, chỉ cần (rất hiếm hoi) dàn
trải năm
ba hồi cho một bi kịch, vài đoạn cho một câu chuyện ngụ ngôn, một bi
ca, một
bầy tỏ ngắn gọn (như của Swift hay Artaud). Hiện nay, phát ngôn viên
tuyệt bi,
là một nhà châm ngôn (Cioran). Chỉ có tản mạn,
ở đó hoàn
tất là cắt xẻo, là chấm hết - nhờ vậy mà được miễn dịch, dưới ánh sáng.
Steiner: Tuyệt
Bi
GNV,
lần đầu đọc thấy cái tên
Cioran, là qua đoạn trên đây. Cái bài đầu tiên - nhân lần tham quan
Tiểu Sài
Gòn đầu tiên 1998, nhân dịp ra mắt cuốn sách đầu tiên xb tại hải ngoại,
Lần
Cuối Sài Gòn - GNV trình ông chủ chi địa NMG, đề nghị cho đăng trên mục
Tạp Ghi,
do Gấu phụ trách trên tờ Văn Học, là bài Tuyệt Bi.
Cả băng VH lắc đầu, khó nhá quá.
NMG thì nói thẳng, độc giả VH
đếch làm sao chịu nổi!
Thế là bèn dinh về nhà, và nhen nhúm ý định làm trang Tin Văn trên net.
Không thằng nào chịu chơi thì
mình ta chơi chịu vậy!
*
Miếng Cơm Manh Chữ (1)
Trả lời phỏng vấn, về chuyện
phải từ bỏ đất nước, và quan trọng hơn, phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ, nhà văn
Romania, Cioran cho biết: phải viết văn bằng tiếng “ngoại” là một tai
nạn lớn
lao đối với một nhà văn. Ông kể hai kinh nghiệm, tưởng như chẳng liên
hệ, về
chữ viết “ngoại”, và về miếng ăn “ngoại”.
Cho tới
năm 1947, ông vẫn
viết văn bằng tiếng Romania.
Tới bữa đó, ông tính dịch Mallarmé sang tiếng Romania.
Bất thình lình, ông tự hỏi
chính mình: “Thậm vô lý! Ích chi đâu, khi dịch Mallarmé sang một thứ
tiếng mà
chẳng ai biết?” Thế là, tôi từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Tôi bắt đầu viết văn
bằng tiếng
Tây. Thật trần ai khoai củ. Viết văn bằng một ngôn ngữ khác là một kinh
nghiệm
đáng sợ. Người ta phải mầy mò với từng chữ. Khi viết bằng tiếng mẹ đẻ,
tôi cứ
thế mà viết, giản dị như vậy đó. Chữ viết không có quyền độc lập, đối với tôi
(Les mots
n’étaient pas ‘indépendants’ de moi). Khi viết văn bằng tiếng Tây, mấy
con chữ
như thách đố tôi: chúng như ở trong những xà lim (cellules), và tôi
phải nhặt
ra từng con: nào tên này, nào tên kia, ra đây biểu!
Kinh
nghiệm đó, theo ông, y
hệt kinh nghiệm về miếng ăn, cũng ngày đầu tới Paris. Lần đó, ông trọ tại một khách
sạn nhỏ,
khu ‘người em xóm học’ (khu Latinh). Bữa đó, ông xuống nhà gọi điện
thoại, và
thấy nhân viên coi khách sạn, bà vợ, và ông con trai: cả ba đang sửa
soạn bữa
ăn, họ như đang sửa soạn kế hoạch cho một trận đánh! Tôi sững người: ở Romania,
tôi
luôn luôn được nuôi ăn như một con vật, chẳng thèm để ý tới “ăn nghĩa
là gì”. Ở Paris,
tôi mới
nhận ra ăn là một nghi lễ, một hành động văn minh, gần như xác định một
thái độ
chính trị.
Vũ Bằng
phân biệt hai miền
qua món ăn: món ngon miền bắc ‘đấu’ với món lạ miền nam. Ôi chao, những
cái
lỉnh kỉnh, nhiêu khê, cầu kỳ, nhưng thật cần thiết, không có không được
của một
tô bún thang, cái mỏng dính của một lá bánh cuốn Thanh Trì, cái thú
ngồi canh
bánh trưng ngày tết... chỉ tới khi vào Nam, hết sợ đói, thằng bé Bắc Kỳ
mới mới
thấy “thấm thía” cái tuyệt vời của một miếng ăn.
Cái
tuyệt vời của những kỷ
niệm khi còn là một đứa bé chuyên môn đi ăn chực, tại một miền đất.
(1)
Tựa, của PTH
*
Nhật
Ký Thời Chiến
Tôi như nhiễm độc văn chương
(I am feeling poisoned by literature).
Khi nhà văn Ba lan gốc Do Thái Mihail
Sebastian quyết định viết nhật ký,
vào năm 1935, ông 28 tuổi, và đã nổi tiếng như là một ký giả, kịch tác
gia, và
tiểu thuyết gia.
Là một Do Thái “hội nhập”, ông cảm thấy quá chán chủ
nghĩa bộ
lạc, và tỏ ra hoài nghi những khẩu hiệu, theo kiểu “yêu nước tức là yêu
xã hội
chủ nghĩa”, hay rõ hơn, “những sự nghiệp lớn lao mang tính ý thức hệ”.
“Tôi có
niềm tin ở con người cá nhân (the individual man), nhưng niềm tin ở đây
cũng
chỉ là một thoả thuận giữa hai con người”, ông viết vào năm đó (1935).
Là một thành
viên trong một nhóm gồm toàn thứ dữ: Mircea Eliade, Eugène Ionesco,
Camil
Petrescu, E. M. Cioran, nhưng đến khi, nhiều bạn bè của ông ăn phải
thuốc lú,
cập kè với một nhóm cực tả có tên là Vệ Binh Sắt, ông bèn giãn ra.
(Eugène
Ionesco, “giáo chủ” trường phái Kịch Phi Lý, là người độc nhất “không
thèm chơi
với hủi” (the only one who refused to embrace totalitarianism: người
độc nhất
từ chối ôm ấp chủ nghĩa toàn trị).
Trong thời kỳ khủng hoảng chính trị-xã hội
của thập niên 1930, chủ nghĩa
bài Do Thái nở rộ, ở đám đông cũng như trong số những thành phần được
coi là
tinh hoa của xã hội. Ngay đầu năm 1938, chính quyền Octavian Goga (một
nhà thơ
có tài), đã ra lệnh thu hồi thẻ công dân của hàng trăm ngàn người Do
Thái. Vào
tháng Chín, 1940, nhóm cực tả Vệ Binh Sắt, có khuynh hướng
phò Nazi, bài Do Thái, lên cầm quyền. Tướng
Ion Antonescu, một trong những đồng minh của nhóm, trở thành nhà “dìu
dắt” đất
nước. Tuy nhiên, chỉ mấy tháng sau, ông đập tan cú đảo chánh của Vệ
Binh Sắt,
và ban hành chế độ độc tài riêng của ông ta.
Chiến thuật bài Do Thái của chế độ Antonescu
rất “uyển chuyển”: thật cứng
rắn trong những năm đầu, thận trọng hơn khi chiến thắng của Đức không
còn “chắc
ăn”; cực kỳ dã man tại những vùng biên giới phía đông với Bessarabia và
Bukovina, nơi người Do Thái bị tống xuất hàng loạt tới những trại tập
trung ở
Transnistria, bị Romania chiếm đóng. Phần đất nước còn lại, là một
chính sách
đỡ hiểm độc đi một chút. Tuy nhiên, ngay ở Bucharest, nơi Sebastian
trải qua
những năm tháng chiến tranh với bà mẹ và em trai, thường xuyên xẩy ra
những đợt
hung hăng xuống đường bài Do Thái, làm nhục họ, chơi trò blackmail, và
những
đợt cưỡng bức lao động.
Nhật ký của Sebastian cho thấy: đây là một
trong những chứng liệu quan
trọng nhất về thảm kịch Do Thái trong giai
đoạn trên, có thể so sánh với “Sống sót tại Auschwitz” của Primo Levi,
hay "Nhật
ký của Anne Frank".
Không như Levi và Frank, là những người viết từ bên
ngoài
Địa Ngục, miêu tả cuộc sống ở những trại tập trung hay trong khi ẩn
trốn,
Sebastian viết, với một sự chân thành và một cái nhìn sắc bén, từ lò
luyện
ngục, là chính căn phòng riêng của mình ở Bucharest, nơi ông “sống với
nỗi chết
không rời”, trong sợ hãi có thể bị gõ cửa mời đi bất cứ lúc nào, tới
một nơi là
trại tập trung, hay tử thần.
Trong những lúc tạm cho mình thoải mái,
ông tra
hỏi đời mình: thú nghe nhạc, những cuộc tình, đọc, viết, hay học tiếng
Anh.
Khi ông mất vào năm 1945, một trong những
anh em của ông đã giấu nhật ký,
gồm 9 cuốn sổ tay, sợ chính quyền theo Stalin tịch thu. Nhật ký được
lén đưa
qua Israel, rồi đưa lại cho một người anh/em ông, đã dời đi Paris sau
thời kỳ
trên. Mãi tới năm 1997 gia đình ông mới đồng ý cho xuất bản.
(Sebastian bị xe tải cán, mất vào ngày 29 tháng Năm, 1945).
Trên đây là tóm tắt bài giới thiệu nhật ký
của
Sebastian, đăng trên tờ The
New Yorker (Người Nữu Ước, số Oct 2, 2000). Tác giả bài giới
giới thiệu
là
Norman Manea, nhà văn Romania đào thoát qua Tây Phương; Jennifer tôi đã
giới
thiệu ông với độc giả Tin Văn, qua bài “Số phận một nhà văn lưu vong”.
Dưới đây là một vài trích đoạn, từ nhật ký của Sebastian, dưới nhan đề
“Bạn
và Phát xít” (Friends and Fascists) trên tờ The New Yorker số đã dẫn.
1936
Ngày 3 tháng Năm:
Đại hội của Hội Nhà Văn.
Làm sao họ có thể tỏ ra
trịnh
trọng, với những trò hề lố bịch như vậy, nhỉ?…
Tôi như nhiễm độc văn chương
(I am feeling poisoned by literature). Tại sao mình không làm một nghề
bình
thường – luật sư, công chức? Tại sao không chọn phần số, một con người
được
sinh ra là để có một căn nhà của riêng mình, một đời của riêng mình,
một tình
yêu của riêng mình – mà chẳng có một tí rắc rối nào hết?
Ngày 25 tháng Sáu:
Tôi gặp
Camil Petrescu sáng nay. Ông lập lại những gì ông nghĩ, về những vụ tấn
công
người Do Thái mới xẩy ra.
-Thật đáng tiếc, bạn già ơi.
Nhưng tất cả những người Do Thái đều có trách nhiệm về chuyện xẩy ra.
-Thế là thế nào, Camil?
-Bởi vì có quá nhiều Do Thái.
-Nhưng cũng có quá nhiều người Hung Gia Lợi vậy?
-Có thể, nhưng ít ra họ cũng ở cùng một chỗ, một vùng.
Ông cứ thế tiếp tục, “Bạn thân ơi, những người Do Thái gây ra hết.
Không
thể tin họ được, đã vậy lại hay xía vô chuyện chẳng liên quan tới họ.
Đó là Camil Petrescu nói. Ông là một trong những bộ óc tuyệt vời nhất ở
Romania. Một trong những con
người đa cảm
nhất ở Romania.
Ngày 25 tháng Chín.
Chiều hôm
qua, đang trò chuyện êm ả với Mircea [Eliade] về chính sách ngoại, ông
bất
thình lình trở giọng hung hãn.
-Titulescu? [Một vị bộ trưởng
ngoại giao bài Đức]. Ông ta đáng bị xử tử. Kéo ông ta ra trước đội hành
quyết.
Chẳng lẽ tôi mất một người
bạn chỉ vì những chuyện không đâu như vậy? Làm sao tôi quên nổi mọi
điều tuyệt
vời ở ông: ngây thơ, trẻ con, thành thật…
Ông bạn của tôi có thể làm
việc thoải mái cho nhật báo bài Do thái Vremea. Chuyện bình thường,
chẳng có
chi là ghê gớm.
Dù sao tôi cũng cố giữ cho
được người bạn của mình.
1937
Ngày 8
tháng Giêng. Sinaia.
Trong cỡ chừng 4 tiếng đồng hồ, tôi nặn ra được ba trang, nhưng vẫn còn
cả lố
phải sửa chữa.
Hôm qua, trong lúc đi dạo
núi, tôi cứ suy nghĩ hoài. Tôi thiếu tính tự phát (spontaneity), mà
thiếu nó
gần như thiếu tất cả, Thành thử, tôi chỉ có thể viết những câu chuyện
chừng hai
trăm trang, với giọng điệu nhật ký riêng, chẳng ra vẻ tiểu thuyết. Tôi
cũng
nghĩ, mình có thể viết kịch, mà món này sẽ khá hơn nhiều….
Ngày 15 tháng Giêng. Bucharest.
Đã hơn nửa
tháng, tôi chưa đi coi Marietta
[một nữ nghệ sĩ]. Bà vừa mới giáng một đòn cho đám Do Thái:
“Tụi
khốn
giật bánh
mì khỏi miệng chúng ta; chúng bóc lột chúng ta, làm chúng ta nghẹt thở.
Đuổi
chúng ta khỏi đây. Xứ sở này là của chúng ta. Không phải của họ. Romania là của người Romania.”
Ngày 25 tháng Hai.
Chiều qua,
có một bữa xum họp bè bạn tại chỗ tôi ở. Có vợ chồng Mircea, Marietta và
chồng… Tôi tự hỏi không biết có
phải đây là lần họp bạn cuối cùng. Thật khó mà kéo dài sự giả dối, kể
từ khi họ
chơi với đám Vệ Binh Sắt. Liệu có thể có tình bạn với những người mà
những ý
nghĩ, tư tưởng thật xa lạ với mình? Xa lạ đến nỗi, vừa thoáng thấy bóng
tôi, là
họ ngưng câu chuyện, trong dáng điệu tủi hổ và bối rối?…
Nếu tôi không phải là một tên
Do Thái, những vở kịch của tôi có thể được trình diễn, và tôi sẽ là một
“kịch
tác gia”, được như vậy là hết xẩy, tôi đâu còn muốn gì hơn thế nữa cơ
chứ!…
Lương tâm nhà nước (The
national conscience) không cho phép một vở kịch của Mihail Sebastian
được trình
diễn tại nhà hát Bucharest…
Tôi phải thú nhận, tôi chẳng
thèm đặc biệt lo lắng cho những bản thảo của tôi. Chuyện tôi lo, là
những cuốn
sách không thể viết ra được nữa, nhất là cuộc đời này, cho tới nay, tôi
vẫn
chẳng làm được một chuyện gì cho ra hồn…
Jennifer Tran chuyển ngữ
Ngày này còn ai đọc ông này?
Hẳn 'có tay' phải,
nhất định phải [đọc], bởi vì hầu hết sách của ông đều được dịch, và đều
có ở tiệm.
Ở Đại học, cả sinh viên lẫn giáo sư, đều rất rành với bất cứ một triết
gia hay lý thuyết gia Tây thường được nhắc tới, ông kể như vô danh, mặc
dù ông hơn hẳn cả đám kia, suy tư mịn hơn, viết bằng một thứ thơ xuôi
bảnh hơn.
Lý do của sự lơ là này, phần lớn là từ cái nhìn âm u, không hề giao lưu
hòa giải,
đếch thèm năn nỉ Thượng Đế hãy khoan thứ cho/về phận người!
Đã thế, ông ta ‘phủi
thui’ cả hai, Ky tô giáo và triết học, đọc ông, nhiều đoạn ‘khủng’ đến
nỗi giống như
những tiếng gầm rú của 1 thằng khùng!
Để
làm cho sự tình rối bung thêm lên, ông bèn trình
cho đời, không phải 1 mà là 2 căn cước, 2 cuộc đời. Một ông
Cioran gốc
Romania, viết bằng tiếng Romania, vào thập niên 1930, và sau đó, một
ông Cioran
Tây, khá nổi tiếng, viết bằng tiếng Tây.
Kể
từ khi ông mất vào năm 1995, những
phát giác thật ấn tượng, thật ‘hot’, về một thời mới lớn của ông, say
mê thần tượng,
là Hitler, đã từng rỏ máu ngón tay viết đơn tình nguyện, và được
Đảng và Nhà
Nước OK, cho là 1 thành viên của Thành Đoàn có tên là Vệ Sĩ Sắt, một
lực lượng “tiền vệ, tiền phương, đâu cần thanh niên có, đâu khó có
thanh niên", phò Phát Xít, quốc gia, bài Do Thái, vào thập niên
1930.
Những
phát giác hay ho này lại càng đẩy ông ra ngoài lề của luồng chính.
Tuy
nhiên, kể
từ sau khi xuất bản cuốn đầu tiên viết bằng tiếng Tây, ông được dân Tây
ca ngợi,
như một văn gia, tư tưởng gia ngang tầm với những nhà đạo đức
lớn lao
của thế kỷ 17 và 18 như La Rochefoucauld, La Bruyère, Chamfort, và
Vauvenargues.
Những
điều trên càng khiến thiên hạ càng thêm tò mò về ông, và càng
khiến cho tác phẩm Đi tìm Xia O Răng, Searching
for Cioran của Ilinca Zarifopol-Johnston, mất trước khi hoàn tất
tác phẩm của mình, càng trở
nên quí giá.
|