Franz Kafka, The Vulture
Nhiều người biết chuyện, khi
biết mình sắp sửa từ giã cõi đời, Virgil đã yêu cầu bạn bè, hãy biến
Aeneid
thành tro than. Đây là một bản thảo chưa hoàn tất mà ông đã dành cho nó
mười
một năm trời, nói là cực nhọc với nó thì cũng đúng thôi, nhưng đây là
một thứ
cần lao, nếu không vinh quang thì cũng thật là phong nhã, và tế nhị
[eleven
years of noble and delicate labor]. Thì cũng một thứ vượt cạn mà thôi,
cả một
nửa nhân loại tự hào về nó, thì tại làm sao mà dám nói... ngược lại,
rằng
không... vinh quang?
Cũng theo cùng một cung cách
như vậy, Shakespeare chẳng bao giờ “băn khoăn” về chuyện thâu gom những
kịch
kiệc của ông vào thành một cuốn.
Kafka nhờ cậy bạn là Max Brod
hãy phó thác những tác phẩm của mình cho bà hoả, bởi vì ông chắc chắn
một điều,
rằng, những cuốn tiểu thuyết, những truyện ngắn như thế tất sẽ đưa ông
lên đài
danh vọng, sau khi ông đã mất. Sống đã chẳng màng, thì tại sao chết
rồi, mà
còn... ham?
Sự giống giống của những mẩu
đoạn, thời kỳ trên đây, nếu tôi không lầm, là do có cái gì mờ mờ ảo ảo
như
người đi đêm ở trong đó. Bạn bè với nhau, làm sao mà Virgil không biết,
chớ có
tin tụi nó, nghĩa là ông có thể tin cậy vào cái chuyện không tin cậy
bạn bè,
rằng tụi nó sẽ chẳng làm theo yêu cầu của mình đâu, y chang Kafka và
bạn của
ông là Max Brod. Trường hợp Shakespeare hoàn toàn khác hẳn. De Quincey
khẳng
định, trong trường hợp Shakespeare, là do, khán giả bỏ tiền ra mua vé
đi xem
kịch, xem trình diễn, chứ đâu phải mua sách để đọc, thành thử cái trò
múa may
quay cuồng trên sàn diễn mới quan trọng đối với Shakespeare. Nói gì thì
nói,
một khi bạn toàn tâm toàn ý, mớ sách mớ chữ mang nặng đẻ đau này, chúng
mày hãy
biến mất cho được việc, bạn sẽ chẳng giao cho ai, làm cái việc, giống
như người
Việt mình nói, mua pháo mượn người đốt. Kafka và Virgil thực sự không
tìm người
đốt pháo giùm, mà chỉ muốn rũ khỏi cái trách nhiệm mà một cuốn sách đè
lên họ.
Theo nghĩa này, người Trung Hoa đã từng nói, bút sa gà chết, hay, thầy
thuốc
hại một người, thầy dùi hại triệu người, và cũng một ông Trung Hoa, vì
sợ như
vậy, nên đã thẳng thừng tuyên bố, nếu mất một cái lông chưn mà thiên hạ
thái
bường, tớ cũng không chịu mất!
Đâu có phải thằng chả ích kỷ!
Khi còn trẻ tuổi, hăng máu, Heidegger đã từng viết sách triết, đã từng
phò
Nazi, tới khi về già, mới vỗ bụng than: Suy tư lớn, lầm lớn. Suy tư
nhỏ, lầm
nhỏ:
He who thinks greatly must
err greatly (1)
(1): The Thinker as Poet
(trong Poetry, Language, Thought, bản tiếng Anh của Albert Hofstadter,
nhà xb
Harper & Row).
Tiếng Tây, erreur [lẫm lỗi],
cùng âm với errer [lang thang]. Câu thơ của Heidegger, nghe cứ như: Kẻ
nào suy
tư nhiều lang thang nhiều. Như vậy, ở nhà là khỏi suy tư, khỏi lang
thang!
Trường hợp Virgil, theo tôi
[Borges], ông nhờ bạn đốt sách của mình, là do thẩm mỹ: ông muốn sửa
lại giọng
văn, hay câu chữ. Đây là quan điểm của nhà phê bình Pháp, Roland
Barthes, theo
đó, bởi vì bút sa gà chết, và bởi vì bút đã sa, gà đã chết, cho nên chỉ
còn có
mỗi một cách để làm sự tình đỡ bi thảm đi chút nào hay chút đó, là:
viết tiếp!
Theo nghĩa đó, ông cho rằng, viết có nghĩa là viết thêm (add), vào
những gì đã
lỡ viết ra rồi.
Cũng có thể, Virgil biết
chuyện một nhà thơ Trung Hoa, suốt năm, cứ ranh rảnh được chút thì giờ
nào
không phải lo chuyện cơm áo, là “bèn” cúng cho thơ, tới đêm 30 Tết,
“bèn” uống
rượu cùng với bà Táo và hai ông Táo, và nướng hết thơ cho bà Hoả! Vừa
khóc, vừa
uống rượu, vừa nướng thơ, theo như giai thoại kể lại.
Hay câu chuyện về một nhà văn
tỉnh lẻ Nga [Gogol] bán heo, bán gà, gom hết tiền bạc đem, cùng với tác
phẩm,
và mình, lên tỉnh, in, và sau đó, đi thâu gom những cuốn sách đã in ra
đó, mang
cúng cho thần hỏa.
Trường hợp Kafka phức tạp
hơn. Người ta có thể coi tác phẩm của ông là một ngụ ngôn, hay một
chuỗi những
ngụ ngôn - tức là những ngón tay chỉ mặt trăng - tức là đề tài - tức liên hệ đạo đức giữa cá nhân với Thượng
Đế, và cái vũ trụ “cà chớn”, tức không làm sao hiểu nổi, của Người. Mặc
dù tính
chất thời sự [hay nói theo Camus, suy nghĩ xem cuộc đời đáng sống hay
là không
– đời mà chưa đáng, thì sách làm sao đáng – là trả lời câu hỏi chẳng
chút cà
chớn của triết học], nhưng Kafka gần gụi với “Sách của Job” hơn là cái
mà người
ta gọi là “văn chương hiện đại”. Tác phẩm của ông dựa trên một ý thức
tông
giáo, đặc biệt tông giáo Do Thái. Kafka coi tác phẩm của ông là một
hành động
của niềm tin, và ông không muốn tác phẩm của mình khiến cho nhân loại
trở nên
chán đời, [Borges viết: ông không muốn nhân loại, do đọc những gì ông
viết ra,
mà trở nên nản lòng], chính vì vậy mà ông yêu cầu bạn đốt.
Nhưng chúng ta có thể nghi
ngờ, có thể còn có những động cơ khác. Kafka chỉ có thể mơ những ác mơ,
ác
mộng; mơ hoài còn hoài, bởi vì mơ tới đâu, thực tại cung ứng tới đó.
Cùng lúc
đó, ông thực hiện ở trong tất cả những cuốn sách của ông, những hậu
quả, tạm
gọi là, của “việc hôm nay hãy để ngày mai”, [procrastination: trần trừ,
trì
hoãn, nước đến chân chưa chịu... tẩu...]. Không nghi ngờ chi: cả hai,
buồn bã
và trần trừ, đã vắt kiệt ông.
Có thể, ông cũng muốn viết ra
một vài trang cuối có tí vui vui ở trong đó, nhưng, cà cuống chết đến
đít vẫn
còn cay: danh dự, phẩm giá của ông, không cho phép ông bịa đặt ra những
trang
cà chớn như vậy.
Tôi sẽ chẳng bao giờ quên lần
đầu đọc Kafka, trong một ấn bản hiện đại có tính nghề nghiệp, năm 1917.
Những
người biên tập - chẳng thể nói họ thiếu tài năng, dân nhà nghề mà, và
bởi vì là
dân nhà nghề, nên đã hiện đại, hậu hiện đại, tân hậu hiện đại hóa...
tác phẩm
của Kafka bằng cách - dâng tặng nó cho “cái gọi là” sự bãi bỏ chấm câu,
chữ
viết hoa, nhịp điệu câu văn; vô tư tái tạo ẩn dụ, lạm dụng từ kép, ấy
là chưa
kể những chức năng khác mà họ tự khoác cho họ, với một thiện ý làm sao
cho tác
phẩm của Kafka thích hợp với tuổi trẻ thời của họ, và có lẽ, của mọi
thời.
Trong cái mớ [tu từ] loảng soảng đó, một lời xin lỗi được ký bởi một
tay Franz
Kafka nào đó, nếu có, thì thật là quá vô nghĩa, nếu không nói, tầm
phào, nhạt
nhẽo, so với sự ngoan ngoãn dễ bảo của anh chàng độc giả trẻ tuổi là
tôi ngày
nào. Sau tất cả những năm tháng đó, tôi dám làm cái chuyện, là thú tội,
đối với
sự ngu si, vô cảm không thể tha thứ được về mặt văn học, của mình: Tôi
đã nhìn
thấy một mặc khải văn chương, vậy mà không nhận ra.
Mọi người đều biết, Kafka
luôn cảm thấy mình là một đứa con tội lỗi, đối với ông già của mình.
Theo cái
kiểu của dân Do Thái đối với Thượng Đế. Cái tông giáo Do Thái của ông -
nó làm
ông tách biệt ra khỏi phần nhân loại còn lại – đã tác động tới ông theo
một
đường hướng thật là đa đoan rắc rối. Ý thức về một cái chết đang thập
thò ở
ngoài cửa, đang rình rập ngay bên giường, cộng thêm căn bệnh lao lúc
nào cũng
đẩy ông lên đỉnh cao chót vót của “sự nóng bỏng của một nỗi chết lạnh
lẽo không
rời”.... càng làm nhọn hoắt những mũi nhọn kể trên. Những nhận xét này,
nói cho
cùng, cũng chỉ là để thêm mắm thêm muối cho câu chuyện về một thiên tài
Franz
Kafka. Thực tại bảnh hơn thế nhiều, như Whistler nói: “Nghệ Thuật Xẩy
Ra Như
Thế Đó” [Art Happens].
Hai tư tưởng – đúng hơn, hai
ám ảnh – đã “cai trị” [rule] thế giới - hay là tác phẩm - của Kafka:
tùy thuộc
và vô cùng. Trong hầu như tất cả những giả tưởng của ông, có những đẳng
cấp,
những tôn ti trật tự [hierarchies] và chúng thì vô cùng. Karl Rossmann,
nhân
vật trong tiểu thuyết đầu tiên của ông, là một đứa con trai Đức tìm con
đường
của nó, xuyên qua một đại lục không thể nào xuyên qua được; vào lúc
chót, nó
được chấp nhận vô nhà hát The Great Nature Theater of Oklahoma; cái nhà
hát vô
cùng tận [infinite theater] này thì cũng đông đúc chẳng thua gì thế
giới, và là
tiền thân [prefigure] của Thiên Đàng. [Một chi tiết rất ư là riêng tư:
ngay cả
ở trong hình ảnh một thiên đàng như thế đó, con người cũng chẳng thể
trở nên
hạnh phúc, và đâu có dễ, được chấp nhận vào thiên đàng: còn khối những
trì
hoãn, những “trở ngại”, ở dọc đường. Làng kế bên, nhưng đâu dễ gì, đến.
Nhân vật của cuốn tiểu thuyết
thứ nhì của ông, Joseph K. bị “em” cho ăn “trái cuội” [“mặc khải” từ
chữ “trái
sầu” của Huy Cận], theo kiểu “em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”, “em” ở
đây, là
“vụ án”. Một vụ án mà chẳng bao giờ Joseph K. được nói cho biết, bị
can, tức là
anh, phạm tội gì. Cũng chẳng bao giờ anh có được cái hân hạnh giáp mặt
“người
yêu”, tức cái pháp đình vô hình kết án anh, và, không án iếc gì hết,
đẩy anh
tới máy chém. K, nhân vật của cuốn tiểu thuyết thứ ba, và cũng là cuốn
cuối, là
một trác địa viên [a surveyor], bị gọi tới một tòa lâu đài, mà chẳng
bao giờ
anh ta [được] vào, và anh ta chết không được nhìn nhận [recognized] bởi
những
nhà chức trách cai trị [tòa lâu đài]. Cái mô típ về một sự trì hoãn cho
tới vô
cùng như vậy đó, cũng là những luật lệ
cai trị những câu chuyện ngắn của Kafka. Một trong những câu chuyện như
thế, là
về một thông điệp viên của hoàng gia chẳng bao giờ có thể tới, do cả lố
người
làm chậm trễ hành trình [trajectoire: đường biểu diễn, đường bay...]
của thông
điệp, của anh ta. Trong một chuyện khác, là một người, chết, không tới
thăm
được làng kế bên; một chuyện khác, hai người láng giềng tối lửa tắt đèn
có
nhau, vậy mà chẳng bao giờ có thể gặp nhau. Một trong những câu chuyện
đáng ghi
nhớ nhất, trong số những chuyện đó, là “Vạn Lý Trường Thành Trung Hoa”
[The
Great Wall of China, 1919], sự vô cùng ở trong đó có nhiều tầng, nhiều
mặt: Để
ngăn chặn sự tiến triển của những đoàn quân ở xa ơi là xa, một vị hoàng
đế từ
đời nảo đời nào về nơi chốn và thời gian, ra lệnh, rằng, những thế hệ
này tiếp
nối thế hệ khác, những con dân của ông, hãy miệt mải miệt mài, nghĩa là
chẳng
bao ngưng, cái việc xây cất một bức tường chẳng biết đâu là đầu đâu là
cuối,
chung quan cái đế quốc vô cùng tận của vị hoàng đế.
Một trong những “đức hạnh” -
hiển nhiên, đừng bao giờ tra hỏi, hoặc nghi ngờ - của Kafka, là, sự
phát minh,
sáng chế (invention), hay bịa đặt ra thì cũng rứa, những tình huống
không thể
nào chịu nổi (intolerable situations). Chỉ cần vài hàng là đủ để minh
chứng cái
điều rõ như ban ngày đó. Thí dụ: “Con vật tóm lấy cây roi của chủ, và
quất chủ
để trở thành chủ, và không nhận ra là, ích chi đâu, chỉ là huyễn ảo, do
cái nút
thắt mới [có], ở trên cây roi, gây ra.” Hay là: “Những con báo xâm nhập
những
ngôi đền và uống rượu vang trong những chiếc ly thánh; chuyện này xẩy
ra bất
thình lình, và sau cùng, đây là tiên tri, nghĩa là sẽ phải xẩy ra như
thế, và
sẽ được đưa vào nghi thức tế lễ.”
Gọi quỉ, quỉ tới liền: Tính
viện dẫn, gọi lên, cầu khấn (invocation) ở Kafka thì thật là đáng nể,
so với
tính chi ly về từng chi tiết (elaboration). Chỉ có một con người trơ ra
(a
single man) ở trong tác phẩm của ông: the homo domesticus. Con người
này, rất ư
Đức và cũng rất ư Do Thái, thèm muốn một nơi chốn, một ao nhà, bất kể
“dù trong
dù đục” như thế nào, một Trật Tự nào đó - ở trong vũ trụ, trong một bộ,
trong
nhà thương điên, hay trong nhà tù. Cái gọi là cốt truyện (plot), và
không khí
truyện (atmosphere) là thiết yếu, chứ không phải sự phát triển, nảy nở
mãi ra
của một ngụ ngôn, hay của chiều sâu tâm lý. Đây là thế mạnh của những
câu
chuyện ngắn của Kafka so với tiểu thuyết của ông; và một toàn tập những
truyện
ngắn của ông càng dễ cho chúng ta nhìn ra tầm vóc đồ sộ của một nhà văn
khác
thường như thế đó: Franz Kafka.
[Mô phỏng bài viết cùng tên của J. L.
Borges. Vulture:
Chim kên kên. Tên một truyện ngắn của Kafka. Bài viết của Bogres, viết
năm
1979, in trong Selected Non-Fictions, nhà xb Penguin. Trong Cuốn Sách
của những
Bài Tựa, cũng của Borges, có một bài viết về Kafka, Hoá Thân. Bài này
gần như
tương tự bài Kafka, Kên Kên trên. Về cuốn Aeneid, tiểu chú của Borges
ghi: Vào
lúc sắp mất, Virgile yêu cầu bạn bè huỷ bỏ bản thảo chưa hoàn tất, là
cuốn
Enéide. Bản thảo này, một cách thật là bí ẩn, đã chấm dứt bằng những
từ: Fugit
indignata sub umbras. Bạn bè không làm theo, y như Max Brod sau này,
với Kafka.
Cả hai trường hợp, bạn bè đã hoàn tất cái ước muốn thầm kín của tác
giả. Bởi vì
nếu muốn đốt bỏ, họ sẽ tự mình làm, và họ muốn tránh trách nhiệm nên
mới làm
vậy. Vả chăng, Kafka chỉ muốn viết một tác phẩm hạnh phúc và thanh thản
(sereine), không phải một mầu ác mộng mà sự chân thành của ông đã đọc
cho ông
nghe.]
Jennifer Tran
THE VULTURE
A vulture was hacking at my feet. It had
already torn my boots and stockings to shreds, now it was hacking at
the feet
themselves. Again and again it struck at them, then circled several
times
restlessly round me, then returned to continue its work. A gentleman
passed by,
looked on for a while, then asked me why I suffered the vulture. "I'm
helpless," I said. "When it came and began to attack me, I of course
tried to drive it away, even to strangle it, but these animals are very
strong,
it was about to spring at my face, but I preferred to sacrifice my
feet. Now
they are almost torn to bits." "Fancy letting yourself be tortured
like this!" said the gentleman. "One shot and that's the end of the
vulture." "Really?" I said. "With pleasure," said the
gentleman, "I've only got to go home and get my gun. Could you wait
another half hour?" "I'm not sure about that," said I, and stood
for a moment rigid with pain. Then I said: "Do try it in any case,
please." "Very well," said the gentleman, "I'll be as quick
as I can." During this conversation the vulture had been calmly
listening,
letting its eye rove between me and the gentleman. Now I realized that
it had
understood everything; it took wing, leaned far back to gain impetus,
and then,
like a javelin thrower, thrust its beak through my mouth, deep into me.
Falling
back, I was relieved to feel him drowning irretrievably in my blood,
which was
filling every depth, flooding every shore.
Kafka