Anh
hùng không, mà phản bội cũng không.
Ni héros ni traitres" là tên bài viết
trên báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Năm 2002, về một cuốn sách mới ra
lò: bản dịch qua tiếng Pháp tập truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: Vàng
Lửa (Vàng và Lửa: L’or et le feu). Người dịch: Kim Lefèvre; 124 trang,
NXB L’aube, giá
12 ơ-rô. Được tờ báo trên đánh giá bốn sao (ba sao đậm, và một sao
nhạt), dưới đây là chuyển ngữ bài giới thiệu NHT và cuốn sách của ông,
của Sean James Rose.
Khi xuất hiện vào năm 1887 trên báo Văn
Nghệ, Tướng Về Hưu, truyện ngắn của NHT đã gây nên một vụ xì căng đan.
Nhân vật người kể chuyện ở trong truyện ngắn nói trên, là một kỹ sư 37
tuổi, con của một ông tướng về hưu, đã kể bằng một giọng buồn buồn, gần
như độc điệu, về sự chán đời của ông bố, khi đất nước đã thanh bình.
Thanh bình đã đạt được, nhưng với giá nào? Trong cái xã hội mới mẻ của
nước Việt Nam Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa, những giá trị cơ bản đã bị bỏ vô thùng rác? Cô con
dâu
của ông tướng về hưu, và bà vợ của ông con, tức người kể chuyện, cả hai
làm
việc trong một xưởng đẻ, và đã mang những phôi nhi từ những vụ phá thai
về
nhà vỗ béo cho mấy chú heo. Liền năm sau đó, trên cùng tờ báo Văn Nghệ,
NHT,
một nhà giáo về môn sử, cho ra lò tiếp, một loạt truyện ngắn lịch sử;
những
truyện ngắn có thể nói là đã đảo ngược mọi quan niệm thông thường, mang
tính
cố định, phổ quát về lịch sử theo như đã được nhà nước công nhận. Anh
hùng
quốc gia rời bệ thờ, những kẻ phản quốc, ai cũng có lầm lỡ hết.
Vàng Lửa, vừa mới được nhà xb Rạng Đông
(Aube) tung ra cùng lúc với một vở kịch của Nguyễn Huy Thiệp, Suối Nhỏ
Êm Dịu (Une petite source tranquille), là một tuyển tập truyện ngắn,
viết về một thời kỳ hết sức nhiễu nhương trong lịch sử Việt Nam, vào
cuối thế kỷ 17. Xứ
sở lâm vào họa nội chiến, do những vị chúa tể hai miền Nam và Bắc đụng
độ.
Khởi từ quần chúng, lực lượng Tây Sơn đã nổi lên và nắm được quyền lực.
Một
trong ba anh em nhà Tây Sơn lên ngôi lấy tên là Quang Trung, và đây là
người
được chính quyền cộng sản hiện nay coi như một nhân vật tượng trưng cho
tinh thần ái quốc lớn lao, do gốc gác bình dân, và không bao giờ có ý
nghĩ
hòa hoãn với kẻ thù. Ngược lại, địch thủ của ông, là Nguyễn Phúc Ánh,
tức
vua Gia Long, người sáng lập ra vương triều cuối cùng của Việt Nam, là
nhà
Nguyễn (1802-1945), thì bị coi là vì tham vọng cá nhân, lợi ích riêng
tư
mà đã hòa hoãn với ngoại bang (người Pháp). Nguyễn Huy Thiệp đã "treo
lửng",
hoặc, "mập mờ", hoặc "nhân lên" nhiều quan điểm, khi phải đưa ra một
nhận
định về những nhân vật trên. Gia Long còn là người đã thống nhất đất
nước,
và chắc chắn, là người đã xô đẩy đất nước vào thời kỳ hiện đại. Périer,
một
nhà phiêu lưu người Pháp đã viết về Gia Long trong cuốn Hồi Ký của
mình: "Nhà
vua chìm mình trong cô đơn, mặc dù đã đóng vai trò của mình thật là
tuyệt
vời, ở nơi cung đình" (Vàng và Lửa); một vì quan đã nói về anh em Tây
Sơn:
"Cung cách của họ là của đám nhà quê mới nổi". Về nhà thơ lớn nhất Việt
Nam,
Nguyễn Du: "Nhức nhối trước nỗi đau của từng cá nhân, nhưng trơ ra
trước nỗi
đau lớn của cả dân tộc, một dân tộc mà số mệnh của nó là kém phát
triển" (Sensible
au malheur individuel mais ne comprend pas le grand malheur de la
nation,
une nation dont la caractéristique est le sous-développement). Những
câu
nói như thế, tại một xứ sở mà dân chủ còn là chuyện ngày mai ăn bánh
khỏi
trả tiền, phải bị coi là báng bổ. Thiệp biết như vậy. Tuy nhiên nhà văn
Việt
Nam này, sinh tại Hà Nội vào năm 1950, đâu có tự nhận mình là một nhà
rao
giảng đạo đức. Ông cũng chẳng hề ban cho mình cái quyền năng hùng hổ tố
cáo
[chế độ]. Thay vì như thế, là một cái nhìn lặng lẽ, tra tìm, gợi hỏi,
về
cái gọi là nhân loại, từ mọi ngóc ngách của nó. Tìm kiếm con người, và
nếu
cần, tra hỏi cái ác.
Sean James Rose
Jennifer Tran chuyển ngữ