Simone de
Beauvoir: Tinh thần không có giới tính.
(L’esprit n’a pas de sexe)
Như bạn đọc đã biết, bà Aung San Suu Kyi, Nobel Hoà Bình hiện đang đơn
thương độc mã chiến đấu với tập đoàn quân phiệt Miến, đòi cho được
quyền tự do đi lại ngay trên quê hương xứ sở của bà. Nhân cuộc xuống
đường của bà, Jennifer tôi xin được cống hiến độc giả một số dữ kiện về
những bậc
nữ lưu nổi danh của thế kỷ 20.
Thế kỷ 20 có ba vị "nữ thần" của riêng nó, đó là Simone de Beauvoir,
Hannah Arendt và Simone Weil. George Steiner tự hỏi, cho tới nay, liệu
có một triết tưởng nào (a philosophic imagination), ở trong số những
bậc
nữ lưu, xứng đáng để kế bên của Simone Weil? Ông tin rằng, người ta
phải
có một chiều sâu tâm lý của Dostoevsky, và lòng từ bi bác ái của một vị
thánh,
mới hiểu nổi Weil. Hai nỗi đau lớn của bà: thân phận con người, tên nô
lệ
của con quái vật nhà máy, và thân phận người dân xứ thuộc địa, đặc biệt
là
xứ Đông Dương.
Hannah Arendt thì cố gắng tìm cho ra duyên do cái ác, của thế kỷ hung
bạo, trong khi dò tìm những cội nguồn của chủ nghĩa toàn trị.
Còn Simone de Beauvoir?
Những năm tháng của S. de Beauvoir thực sự bắt đầu cùng với sự xuất
hiện tác phẩm Giới Tính Thứ Nhì (Le Deuxième Sexe), vào năm 1949. Và nó
bắt
đầu một cách thật là thê thảm!
Ngay khi những trích đoạn của cuốn sách, được đăng tải trên báo chí,
nó, và tác giả của nó, đã bị tấn công tàn bạo, bởi cả phe ta lẫn phe
địch,
tức cực hữu, đám trưởng giả đầu có sạn (bien-pensant bourgeoisie), và
Cộng
Sản. Nhưng đây là một vấn đề xưa như trái đất, từ khi Chúa lấy cái
xương
sườn của Adam, để tạo ra một toà thiên nhiên là bà Eve.
Đây là vấn đề liên quan tới nữ quyền.
So với Pháp, Anh Quốc lại tỏ ra thức thời hơn, đối với nữ quyền. Ở Anh,
ngưỡi phụ nữ có quyền đi bầu, là vào năm 1944. Theo Sylvie Chaperon,
tác giả cuốn sách viết về Simone de Beauvoir (Những năm tháng của S. de
Beauvoir 1945-1970, nhà xb Fayard, Paris), sở dĩ phụ nữ Anh được may
mắn hơn phụ nữ Pháp, đó là do Ca-tô giáo ở Pháp nghiệt ngã hơn, đối với
phái nữ, so với những
xứ sở đa số người dân theo đạo Protestant ở Tây Bắc Âu Châu.
Trở lại với Giới Tính Thứ Nhì, và thái độ của giới trí thức Tây hồi đó.
Người thì cho rằng, nó tạo sốc, trong khi một số khác thì coi, đây là
những tia sáng mới mẻ soi chiếu vào một cõi tối tăm, ẩm ướt, nơi chốn
mà nhà văn người Mỹ, Henry Miller, đã từng cho rằng, đó là cánh cửa mở
ra mọi siêu hình học, và tôn giáo, và cũng là nơi Thượng Đế thường
xuyên trú ngụ, hay ẩn
náu! "Hiện sinh" như Camus, mà còn than phiền, bà làm cho lũ đàn ông
như
là những thằng khùng, đồ dở hơi (she had simply made men look foolish).
Còn
nhà văn lão thành Francois Mauriac không chịu nổi chuyện bà cứ thế xài
tỉnh
bơ, những "thuật ngữ" của giới cầm dao, cầm kéo chuyên môn mổ xẻ cơ thể
con người (F. Mauriac disliked her fearless use of anatomical terms).
Nhưng
hàng ngàn những phụ nữ bình thường đã biết ơn de Beauvoir – một bậc nữ
lưu
trí thức lạnh lùng, không chồng, không con, quá nửa đời người vẫn chưa
có
một nơi ăn chốn ở. Nhờ bà mà họ đã được giải phóng ra khỏi gánh nặng
chết
chóc của những định kiến, và lối sống khuất phục nam giới. Ngay tuần lễ
đầu
khi sách được xuất bản, đã bán được 22 ngàn cuốn, và trở thành một tác
phẩm
quan trọng nhất của thế kỷ 20, viết về vấn đề nữ quyền.
Nhưng de Beauvoir đã chọn một thời điểm xấu để xuất bản cuốn sách
(1949), theo như Angelica Goodden, người điểm cuốn sách của S. Chaperon
viết về
những năm tháng của S. de Beauvoir, trên tờ TLS số May 19, 2000. Một
phần
là do chính giới Pháp những năm sau khi chiến tranh vừa chấm dứt, là
thuộc
về những gia đình có tư tưởng cố hữu, và một phần, Cuộc Chiến Lạnh leo
thang đã dập tắt mọi tư tưởng cấp tiến. Tuy nhiên những ý tưởng về nam
nữ bình quyền, nhờ cuộc chiến mà bùng nổ lên (phần lớn là do đàn ông đi
ra trận
hết, đàn bà ở nhà phải cáng đáng mọi chuyện, còn hữu hiệu hơn là mấy
đấng
mày râu), thật khó mà dập tắt hoàn toàn. Thực tế là, đàn bà Pháp vẫn bị
đàn
áp, bởi những định chế mà họ đã phục vụ. Nhà nước còn luôn luôn khuyến
khích
mấy bà ở nhà trông nom nhà cửa con cái, để "việc lớn" cho đàn ông lo!
Thu
nhập lớn nhất, là thuộc về những gia đình chồng đi làm, vợ ở nhà trông
hai
đứa con. De Gaulle cho rằng, giống đực giống cái, mỗi giống có một nơi
chốn
và một vai trò của riêng nó (each sex had its own place and role), đã
từ
chối ban cho phụ nữ việc làm trong chính quyền của ông. Tư tưởng "tinh
thần
không có giới tính" có thể đã được biết tới nhiều, từ thế kỷ 17, nhưng
trên
thực tế, trong một chế độ phụ hệ, người phụ nữ luôn luôn được coi là
"Kẻ
Khác". Mặc dù khẳng định nổi tiếng của Simone de Beauvoir, "người ta
không
sinh ra, nhưng mà là trở nên" (one is not born, but becomes), người đàn
bà,
vẫn bị coi như là một sức mạnh không giống ai (unusual force).
Nhiều người coi dục tính (sexuality) là mặt trận quan trọng số một
trong vấn đề nữ quyền. Giới Tính Thứ Nhì coi giải phóng dục tính là một
"sine
qua non" (vấn đề sinh tử, không thể bỏ qua được). Độc giả đã nhận ra
thông
điệp của Simone de Beauvoir, và những năm tháng vinh quang (the glory
years)
bắt đầu từ giữa thập niên 1950, tiếp tục mãi tới năm 1970. Bà được coi
như
là một nữ tiên tri, trong xứ sở của bà, là nước Pháp. Hiện nay, Simone
de
Beauvoir vẫn được coi như là một trong những vị lãnh đạo của phong trào
nam nữ bình quyền trên toàn thế giới, mặc dù không phải tất cả những gì
mà bà "tiên tri" ở trong Giới Tính Thứ Nhì, đã hoàn toàn đúng, nhất là
sự
tấn công của bà đối với nữ tính "thiết yếu" ("essential" femininity),
nay
đã bị đả phá bởi những tác phẩm của Francoise d’Eaubonne (Mặc cảm
Diane,
Le Complexe de Diane, 1951), hay của Suzanne Lilar (Ngộ nhận về giới
tính
thứ nhì, Le Malentendu du deuxième sexe, 1969).
Timothy Garton Ash, trong bài viết Cái Đẹp và Con Thú, trên tờ NYR May
25, 2000, cho rằng, ở Miến Điện, không phải giản dị chỉ là một chế độ
độc tài quân sự (military dictatorship) mà là quân trị (army-state),
giống
như đảng trị ở những xứ Cộng Sản. Sĩ quan quân đội lấp ló ở phía sau,
và
kiểm soát mọi cơ chế, và luôn cả cuộc sống hàng ngày của người dân. Chỗ
nào cũng thấy lính. Chi phí quốc phòng, lương lính… chiếm 40% chi phí
quốc
gia. Ngay cả cơ quan Hồng Thập Tự cũng là một tổ chức bán quân sự. Cơ
quan
tương tự như Bộ Chính Trị Trung Ương của Đảng CS, do quân đội lập ra,
có
tên là Hội Đồng Luật Pháp và Ổn Định Trật Tự Nhà Nước (State Law and
Order
Restoration Council), hay SLORC. Ngay cả cái tên này cũng gợi nên mùi
thú!
(It even sounds like a beast). Nó gây một ảnh hưởng xấu ở Tây Phương,
bởi
vậy sau đó, mấy ông tướng đã đổi tên là Hội Đồng Hoà Bình và Phát Triển
Nhà
Nước (State Peace and Development Council), nhưng những phần tử chống
đối
nhà nước thì cứ tên cũ mà xài.
Tác giả Ash là bạn đồng học của chồng bà Suu, Michael Aris. Ông chồng
đã mất vì bịnh ung thư vào tháng Ba năm 1999. Bà vợ được nhà nước quân
đội cho phép tự do đi thăm chồng, nhưng đừng trở về nhé! Thế là bà đành
chịu thua! Ông chồng xin được tới chết bên vợ, nhưng nhà nước quân đội
Miến
lắc đầu. Qua ông chồng, Ash hiểu được một điều, những quan tâm lớn lao
nhất của bà vợ, là những phần tử ly khai, những thành phần chống đối ở
trong
nước sẽ thực hiện được đường lối thay đổi một cách hoà bình (diễn tiến
hoà
bình, đúng là món đảng ta sợ!), giống như ở Trung Âu (Central Europe).
Trong
chuyến đi Miến Điện, tác giả Ash đã gặp bà Suu. Một trong những đam mê
của
bà là văn chương. Những tác giả bà ưa thích là Jane Austen, Dickens,
và,
không thể tránh được: Kipling, nhà văn người Anh chuyên viết về những
xứ
sở thuộc địa. Một nhà văn "thực dân", nhưng lạ một điều, bằng sự thất
thường,
ngẫu hứng của một thiên tài, đã nắm bắt được tinh thần của xứ sở này,
trong
bài "ballad" Mandalay, mặc dù ông này chỉ rong chơi Miến Điện có vài
ngày,
và chưa từng đi tới Mandalay. Hai vợ chồng đã đặt tên cậu út của họ là
Kim,
tên nhân vật chính của một cuốn tiểu thuyết của Kipling.
Hầu hết thời gian Ash và bà Suu gặp gỡ, là nói về chính trị. Giống như
Vaclav Havel, người đã đề cử bà lãnh giải thưởng Nobel Hoà Bình, bà Suu
tin rằng, chính trị đã tóm lấy bà(she insists that she had politics
thrust
upon her). Tuy nhiên theo Ash, mặc dù là một nhà viết kịch ly khai,
Havel
có máu chính trị ở trong người (a natural politician). Đã từng có dịp
nói
chuyện với ông, Ash nhận ra cả một chiến thuật chính trị ở nơi con
người
này. Còn bà Suu, tác giả bài viết không tin tưởng một chút nào, về một
đường
lối chính trị "nhất quán" ở bà. Bà có một "niềm tin", về một hệ thống
chính
trị mới, mà Miến Điện cần, nhưng lại "mơ mơ hồ hồ", về chuyện, làm cách
nào để thực hiện nó. Những người chỉ trích bà, ở trong nước cũng như ở
hải
ngoại, đã cho rằng bà quá cứng rắn (inflexible), không khoan nhượng
(intransigent). Nhưng Ash, qua cuộc nói chuyện, nhận ra một điều, bà
nhìn ra sự cần thiết của một giải pháp dung hòa, nếu người ta mong muốn
một sự chuyển biến không dựa trên bạo lực. Với một người theo Đạo Phật,
đây là điểm quyết định.
Và nó bắt đầu bằng một sự kiện: chế độ phải công nhận những kết quả của
cuộc bầu cử vào tháng Năm 1990. Tuy nhiên, bà than thở, thời gian cho
một
giải pháp dung hoà chưa tới, và bây giờ cần phải tạo áp lực hơn nữa,
may
ra mới đạt được thành quả.
Trong bài phỏng vấn Dương Thu Hương, về thương ước Việt Mỹ, bà cho biết:
-Đối với tôi, đây là một sự kiện tốt đẹp cho dân chúng lầm than của
chúng ta… Về mặt người Việt mà nói, thì tôi nghĩ người Việt nào còn
thương sáu mươi mấy triệu nông dân ở đây thì cũng chắc phải mừng vì bản
hiệp định Mỹ Việt. Về mặt khác, tôi cũng nói với một người bất đồng
chính kiến thuộc
thế hệ đàn anh rằng, nếu như chỉ vì chúng ta thôi thì tôi muốn Hoa Kỳ
cấm
vận cho đến tận lúc nào cái chính quyền này nó sụp đổ…
Chúng ta tự hỏi: Liệu có thể coi bản thương ước như là một
"compromise", như bà Suu đã từng mong ước, trong một diễn tiến hoà
bình, cho Việt Nam?
Jennifer Tran