Đường
tới 1984.
Hãy lấy
trường hợp Orwell. 1984 không phải là một ngụ ngôn về chế độ toàn trị
Stalin, Hitler, và Mao Trạch Đông như Ruhle khẳng định. Luận chiến của
câu chuyện ngụ ngôn không nhất-tuyến (unilinear). Phê phán của Orwell
cùng lúc là về nhà nước cảnh sát và xã hội tiêu thụ tư bản; với sự ngu
si về những giá
trị và những quy ước của nó. "Newspeak", ngôn ngữ cơn ác mộng của
Orwell
vừa là một thứ tiếng lóng về chủ nghĩa duy vật biện chứng, vừa là một
thậm
xưng về quảng cáo thương mại, và mass-media. Sức mạnh bi đát của 1984
là
do sự từ chối nhìn sự vật đen ra đen, trắng ra trắng, của Orwell. Cái
xã
hội mang tính sở hữu của riêng chúng ta đã làm ông hoảng sợ. Ông thấy ở
trong
đó có những mầm mống của sự phi nhân có thể so sánh với những chuyện
thường
thấy trong chủ nghĩa Stalin. Orwell từ Catalonia trở về, với một thứ
niềm
tin u ám, khắc kỷ, vào chủ nghĩa xã hội người thương người; Đông hay
Tây,
chẳng bên nào chấp nhận nó, nếu có chăng là trong một phạm vi thật là
giới
hạn. Coi 1984 là một "cương lĩnh" (pamphlet), trong chiến tranh lạnh
trí
thức, là đọc lộn, và bỏ qua nó. Câu chuyện ngụ ngôn thực về xã hội
Xô-viết,
là ở trong tác phẩm Trại Loài Vật của ông.
G. Steiner Nhà văn và chủ
nghĩa Cộng Sản
********
Tờ Guardian, nhân
dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Orwell, đã đưa ra 12 câu đố về ông,
thí dụ như:
In Animal Farm, Orwell's satire on Stalinist Russia, who does the pig
Snowball represent?
In Nineteen Eighty-Four, what is the name of Goldstein's book?
What did Orwell consider 'the great enemy of clear language'?
Which of these is NOT one of the 'four bad habits' Orwell listed in his
essay Politics and the English Language?
.......
Khi bạn chẳng trả lời, You scored 0 out of a possible 12,
Tờ báo đã khuyên bạn bằng câu sau đây:
"Man is not a kind of walking stomach; he has also got a hand, an eye,
and a brain." We suggest you use more of the latter...
Con người không chỉ là một cái bụng bự biết đi, mà còn là cái tay, cái
mắt,
bộ óc.... Chúng tôi đề nghị bạn nên dùng thường xuyên tới bộ óc...
Cuốn tiểu thuyết
cuối cùng của George Orwell, 1984, thường được đọc như là sách chống
cộng, và viễn ảnh đen tối ở trong đó: có tính tiên tri. Nhân kỷ niệm
lần thứ 100 năm sinh của ông, Thomas Pynchon trên tờ Guardian đưa ra
những cái nhìn khác, và một kết luận lạc quan về cuốn sách trên.
Một cách nào đó, 1984 là nạn nhân của thành công trước đó, của Trại
Loài Vật, như thể người đọc cứ thế tiếp tục đọc nó, như là đọc cuốn
trước đó, và như vậy, đây là số phận buồn thảm của cách mạng Nga. Vào
cái giây phút mà bộ ria của Big Brother xuất hiện, nhiều người đọc đều
có chung một liên tưởng, đây là của Stalin. Mặc dù bộ mặt của Big
Brother chắc chắn là của Stalin,
cũng như Emmanuel Goldstein, Trotsky, nhưng cả hai không hoàn toàn
giống
như Napoleon và Snowball trong Trại Loài Vật. Cuộc chiến Triều Tiên
(1950-
53) làm nổi bật phương pháp “tẩy não”, dựa trên cách dạy chó của I P
Pavlov,
tương tự như phương pháp tẩy não trong 1984, thành thử chẳng có gì đáng
ngạc
nhiên khi người đọc coi đây là cuốn sách tố cáo sự độc ác của chế độ
Stalin.
Nhưng thật ra, đây không phải là ý định của Orwell. Quan điểm chính trị
của tác giả cũng không phải là tả, mà là “tả tả” (the left of left).
Ông
đã từng tới Tây Ban Nha chiến đấu vào năm 1937, chống lại Franco và đám
phát xít được Nazi hỗ trợ. Chính tại đây, ông hiểu ra sự khác biệt giữa
chống
phát xít thiệt, và dởm. “Cuộc chiến Tây Ban Nha và những biến cố thời
kỳ
1937-37”, ông viết 10 năm sau đó, “đã làm cho tôi nhận ra chỗ đứng của
mình.
Mỗi dòng chữ, của một tác phẩm nghiêm túc, mà tôi viết ra từ
1936, trực
tiếp hay gián tiếp, là để chống lại chủ nghĩa toàn trị, vì một chủ
nghĩa
xã hội dân chủ, như tôi hiểu nó.”
Ông nghĩ về ông, như là một thành viên của cái gọi là “tả phái li khai,
chống đối” (dissident left). Ít hoặc nhiều, ông cảm thấy có một sự
tương
tự, giữa Đảng Lao Động của Anh và Đảng Cộng Sản dưới thời Stalin, cả
hai,
theo ông, đều tự coi là họ những lực lượng ủng hộ giới công nhân chống
lại
chủ nghĩa tư bản
1984: Tại
sao?
Chào
Các Bạn, tớ đang ở trong
nhà các bạn đây. Tớ đang theo dõi từng động tác của các bạn… Và tớ nhìn
thấy
gì? Thấy số 22 của Bảng Phong Thần Cuối Cùng, là 1984, cuốn tiểu thuyết
sau
cùng của nhà văn Anh, George Orwell (1903-1950)
Bây
giờ, chúng ta đang ở năm
2001 [năm xb Bảng Phong Thần Cuối Cùng của Frédéric Beigbeder]. Tức là
17 năm
đã qua, từ 1984. Nhưng tại sao lại 1984?
Tác giả
của nó đã đảo ngược
con số của năm xuất bản cuốn sách: 1948. Liệu Orwell có lầm không, như
tác giả
của những cuốn sách, thí dụ như New York 1997, Cosmos 1999, hay là 2001
Odyssée
de l’espace, đã lầm, khi mà sự tình đã không xẩy ra như họ tiên tri
“dởm”? Nếu
Orwell không lầm, thì cái thế giới toàn trị mà ông tiên đoán đó, hiện
đang xẩy
ra tại… Việt Nam, thí dụ vậy, nơi mà mọi công dân của họ đều
đuợc theo
dõi bởi một màn hình Télécran? Một xã
hội mà quá khứ luôn luôn, hằng hằng, được viết lại, ngôn ngữ được sửa
đổi để có
được ngôn ngữ mới [novlangue], nơi những cái sọ được rửa ráy sạch sẽ
[tẩy não],
cuộc sống tình dục được căn sẵn [réglementé], nơi người ta bóp nghẹt,
nghiền
nát những công dân của nó dưới những danh từ thật là ngon ngọt, thí dụ
như là
tình yêu, hoà bình, và khoan dung lẫn nhau [tolérance], cư xử sao cho
đúng văn
hóa!
Nơi mà
mọi thứ đều được “tổ
chức” (organisé), nhằm ngăn ngừa công dân suy nghĩ.
Nhưng
không phải riêng gì cái
xứ sở Việt Nam
khốn khổ như vậy, mà nơi nơi đều như vậy, nhiều hoặc
ít. Cuốn sách của Orwell được đọc bằng sự kinh hoàng, và ngấu nghiến!
Trước
ông, tương lai của thế giới, của vũ trụ, của loài người thì thật là
trơn tru,
nhẵn nhụi, nào là người hoả tinh, nào là đĩa bay… Sau Orwell, tương lai
không
còn như vậy nữa: một thế giới hỗn mang, ghê rợn, tối thui, như trong
những phim Brazil, Blade Runner…
Orwell đã sáng tạo ra cái mỹ học đó:
tương lai như là một nhà tù goulag khổng lồ, mà nhân vật chính của nó,
Winston
Smith, đừng bao giờ mong thoát ra khỏi.
Jennifer Tran