Đỗ Long Vân:
Vô Kỵ giữa
chúng ta hay là hiện tượng
Kim Dung (5)
V. Nghệ thuật kể chuyện trong Kim Dung.
"Người ta sẽ không
quên tiếng chân
nặng nề của Tạ Tốn,
giọng ho khan của Kim Hoa bà bà, cái nhìn trầm mặc của Phạm Dao và
tiếng cười
sảng khoái của Dương Tiêu trên Côn Luân sơn, giữa những cánh rừng thu
lá đổ
vàng…"
"Ai sẽ thắng? Câu hỏi
ấy giờ được đặt
ra. Và truyện võ
hiệp thêm một yếu tố mới là sự bất trắc. Tiểu thuyết bắt đầu."
"Ai sẽ thắng? Nhưng
không ai biết
những gì sẽ xẩy
ra."
"Và con đường bách
thắng đã trở thành
một cuộc thất lạc
trong mê cung."
"Nhưng tất cả họ cùng
có một cảnh ngộ
là bị ném vào một
thế giới mà họ không hiểu và trong ấy họ phải tự chọn. Mà chọn gì khi
Tà không
ra Tà, Chính không ra Chính…"
"Chúng tượng trưng
cho cái nên thơ của
sự mạch lạc mà
tôi muốn người ta coi truyện Kim Dung như một cố gắng để đề cao."
DLV
Nhân loại chỉ đặt để ra những vấn đề
nó có thể giải quyết.
Bí mật của vô sản là
cái chết của tư
bản.
Marx
Sự tương đối hóa những võ công, người
ta thấy, đã xô những
môn phái vào trong cảnh bất phân thắng phụ. Và tình trạng ấy cũng làm
mờ dần ý
nghĩa nguyên thủy của sự xung đột giữa họ. Còn lại một thế giới của bạo
động thuần
túy. Truyện võ hiệp cổ điển không kể gì hơn những cuộc thắng trận kế
tiếp nhau
của Chính nghĩa trên Tà đạo. Nhưng khi giữa Tà và Chính sự phân biệt đã
trở nên
mơ hồ thì diễn tiến của truyện cũng mất sự tất yếu ấy đi. Không có lý
do tiên
quyết nào để môn phái này thắng môn phái khác và, như một hậu quả dĩ
nhiên,
cũng không thể có môn phái nào có một võ công vô địch. Sự tương đối hóa
của võ
công đã dẫn tới sự tương đối hóa những giá trị đạo lý thì, ngược lại,
sự tương
đối hóa những giá trị đạo lý lại đưa tới sự tương đối hóa những võ
công. Ai sẽ
thắng? Câu hỏi ấy giờ được đặt ra. Và truyện võ hiệp thêm một yếu tố
mới là sự
bất trắc. Tiểu thuyết bắt đầu. Nghĩa là truyện không còn là một cơ hội
để chiêm
ngưỡng, như một nghi lễ đề cao những giá trị đạo lý, những chiến công
của người
anh hùng mà để tìm, một cách sơ đẳng hơn, cái hồi hộp của sự trông chờ.
Ai sẽ
thắng? Nhưng không ai biết những gì sẽ xẩy ra.
Tại cái đang xẩy ra
người ta cũng chưa
biết là cái gì. Mọi
vật trong một thế giới của vật lực đã mất hết ý nghĩa cố định của
chúng. Và tất
cả đều trở thành nghi vấn. Cái bí mật của con đao Đồ Long như thế nào
mà làm
người ta giết nhau? Ai đã xuống tay giết một lúc mấy mươi mạng người
của Long
Môn tiêu cục? Không lẽ kẻ đã dùng Kim Cương chỉ lực để tra khảo Dư Đại
Nham lại
là người của Thiếu Lâm? Nhân vật tài hoa, uyên bác, phóng khoáng ấy sao
có thể
giết người như không để cho cả võ lâm nguyền rủa? Nhưng có gì trong lúc
này
không là một câu hỏi! Chúng theo nhau đến dồn dập và nhức nhối. Người
ta nóng
ruột chờ đáp thuyết ở những sự đến sau. Cái tài của Kim Dung tuy nhiên
sẽ dẫn
người ta từ thắc mắc này đến thắc mắc khác. Nghi vấn này chưa được giải
quyết
thì nghi vấn khác đã được tung ra. Gay cấn hơn nữa là ngay người anh
hùng cũng
không biết mình phải làm gì và sẽ trở nên một cái gì. Người anh hùng võ
hiệp cổ
điển vào đời với một ý chí cố định. Và những giai đoạn trên con đường
thẳng dẫn
chàng đến sự thực hiện của ý chí ấy. Những biến cố trong Kim Dung trái
lại là
ngần ấy chỗ quẹo tách chàng xa cái hướng đi thứ nhất của chàng. Và đôi
khi như
Đoàn Dự, chàng cũng không có ý định nào khác hơn là đi chơi, nhưng tình
cờ hết
bị lôi vào chuyện lôi thôi này lại bị kéo sang chuyện rắc rối khác, để
sau cùng
sửng sốt thấy mình trở thành một cái gì mà mình không bao giờ nghĩ tới.
Người
ta theo chàng vào một Bát quái trận đồ, và con đường bách thắng đã trở
thành
một cuộc thất lạc trong mê cung. Ở chỗ nào cũng xuất hiện những biến cố
lạ và
những sự kiện khả nghi. Xưa tất cả đều có ý nghĩa cố định. Thế giới
sáng sủa.
Không phải không có nguy hiểm nào đe dọa người anh hùng, nhưng nguy
hiểm nào
thì cũng có thể gọi tên, nghĩa là có giới định và chỉ có ở ngoài. Một
sự kiện
giờ trái lại là một cửa ngõ dẫn người ta vào một bí mật không thể nào
lường. Ấy
là một thế giới đầy ban đêm, đầy bất trắc và những ngõ quanh co như mắc
cửi.
Sau cái mặt nạ hàm hồ của mọi vật, tất cả đều có thể xẩy ra. Không biết
chỗ
quẹo này sẽ dẫn người ta tới đâu và cái gì chờ đợi người ta ở cuối con
đường
kia. Sự nguy hiểm, trong cảnh nhá nhem ấy, như rình rập khắp nơi. Cái
nguy hiểm
đích thực tuy nhiên vẫn không phải là cái nguy hiểm sờ thấy được mà
chính là sự
ngờ vực ấy, như bóng tối, không những trùng điệp ở trước mặt mà càng
ngày càng
lớn trong lòng người anh hùng.
Thế giới ngoại tại đã
khả nghi, nhưng
có khi ngay thân phận
chàng ra sao người anh hùng cũng không chắc chắn. Không phải ngẫu nhiên
mà
truyện võ hiệp mới thường là truyện của người anh hùng đi tìm mình. Khi
thì nôm
na như một thiếu niên một hôm nào được biết rằng nó chỉ là một đứa trẻ
mồ côi
và những người nuôi nó không phải là cha mẹ thực của nó. Khi thì thống
thiết
như Kiều Phong chợt có người tố cáo rằng chàng không phải là người Hán
mà lại mang
dòng máu Khiết Đan, nghĩa là của một dân tộc chàng coi như tử thù, và
cả sự
nghiệp chàng như thế đã dựng trên một điêu trác. Khi thì khôi hài như
Thạch Phá
Thiên từ nhỏ mang cái tên là Chó Lộn Giống, để lớn lên ra đời ai cũng
nhận là
người của mình, trong khi ngay chàng cũng không biết chàng là ai. Lẽ dĩ
nhiên
người ta cũng không quên Âu Dương Phong luyện võ bị tẩu hỏa nhập ma đến
nỗi vừa
nghe nói có một tên Âu Dương Phong còn giỏi hơn mình vội đâm bổ đi tìm,
gặp ai
cũng hỏi, "Ai là Âu Dương Phong?", và, "Ta là ai?" Câu hỏi
của ông già lộn đầu ấy tuy nhiên người anh hùng nào trong Kim Dung đã
không có
lần đặt ra? Không phải họ đều là những người không cha không mẹ. Nhưng
tất cả
họ cùng có một cảnh ngộ là bị ném vào một thế giới mà họ không hiểu và
trong ấy
họ phải tự chọn. Mà chọn gì khi Tà không ra Tà, Chính không ra Chính và
cả thế
giới sa đọa trong một tình trạng báo động thường trực, không để lại gì
hơn là
những nghi vấn chập chùng? Đi tìm mình, người anh hùng cũng đi tìm một
ý nghĩa
cho thế giới. Thế giới Kim Dung là một thế giới đang chờ được định
nghĩa và
truyện Kim Dung chỉ là truyện của cái nghĩa đang thành. Ấy là truyện
tầm-đạo
trong phương thức của một truyện trinh thám.
Như trong truyện
trinh thám, thoạt
tiên người ta chỉ thấy
những sự kiện lẻ, bất ngờ và khó hiểu. Tất cả thoạt tiên chỉ có giá trị
như
những manh mối của một bí mật cần phải truy tầm, như những di tích của
một quá
khứ phải xây dựng lại, như những mảnh vụn của một toàn thể phải khám
phá dần
dần. Người ta ngạc nhiên trước những gì đang xẩy ra đến từ cái đã xẩy
ra, và
công việc giờ, như trong truyện trinh thám, là đi ngược từ hiện tại đến
quá
khứ, từ kết quả đến nguyên nhân, từ xúc động đến giải thích. Nhưng
trước hết
phải có xúc động. Những biến cố phải làm người ta ngạc nhiên và gây sự
tò mò.
Của Ưng Vương chẳng hạn, thoạt tiên người ta chỉ biết một tiếng hú kinh
dị giữa
trời chiều và những xác chết ông để lại sau một cuộc giết người thần
tốc. Nhưng
thế cũng đủ để tiếng dội tâm lý trong độc giả còn vọng mãi. Và người ta
phải
chịu rằng Kim Dung, mỗi lần giới thiệu một nhân vật quan trọng là ông
biết sửa
soạn những điều kiện để sự xuất hiện của nhân vật ấy đạt tới mức công
hiệu tối
đa. Người ta sẽ không quên tiếng chân nặng nề của Tạ Tốn, giọng ho khan
của Kim
Hoa bà bà, cái nhìn trầm mặc của Phạm Dao và tiếng cười sảng khoái của
Dương
Tiêu trên Côn Luân sơn, giữa những cánh rừng thu lá đổ vàng. Có những
nhân vật
không có gì để cho người ta nhớ hơn là cách xuất hiện đột ngột lần đầu
tiên của
họ. Tại một khi đã định nghĩa thì, như một sự kiện đã được giải thích,
nhân vật
như đã chết và không còn tác dụng tiểu thuyết nào nữa. Nhưng còn là một
nghi
vấn, còn làm người ta thắc mắc và trông chờ thì nhân vật vẫn còn sống
và người
ta hiểu tại sao người anh hùng trong Kim Dung chỉ có thể là người anh
hùng tập
sự, người anh hùng đi tìm mình, người anh hùng chưa thành anh hùng. Các
nhân
vật khác cũng thế, thoạt tiên người ta chỉ biết có một nửa: khi thì như
một
người dị thường, tính khí ngang nhiên, võ công trác tuyệt, nhưng thân
phận như
chìm trong một dĩ vãng xa xôi và thần bí; khi thì như một cái tên
truyền tụng
trong giang hồ, người ta chỉ nhắc đến trong sự tôn kính và sợ hãi,
nhưng chưa
ai được thấy mặt bao giờ. Cũng có khi người ta có thể khám phá rằng con
người
dị thường mà cứ mỗi lần xuất hiện là gây cho người ta một nghi vấn ấy,
là cái
nhân vật danh chấn võ lâm mà người ta náo nức trông chờ, chỉ là một,
cũng như
Kim Hoa bà bà, nào ai ngờ, chính là một nhân vật của Minh Giáo đã từ
lâu biệt
tăm chỉ để lưu trong trí nhớ mọi người cái tên rực rỡ là Tỷ Sam Long
Vương.
Nhưng tất cả nghệ thuật kể truyện trong lúc này là trì hoãn đến mức tối
đa cái
giờ xác định căn cước của nhân vật. Mộ Dung Phục có mặt nhất khi người
ta chỉ
biết chàng như một tiếng đồn trong võ lâm. Sự có mặt trong sự vắng mặt
ấy là tất
cả sức mạnh của truyện. Nó là nơi của nghi vấn, của trông chờ và mọi sự
có thể.
Nghĩa là của mọi sự bất ngờ.
Ai ngờ rằng Mộ Dung
Phục, vẫn trong
một phong độ phong nhã,
thoáng chốc có thể trở thành một kẻ giết người không gớm tay, rằng sự
thùy mị
của Chu Chỉ Nhược lại sửa soạn cho những tham vọng, những tuyệt vọng và
những
ác độc khôn lường, rằng tất cả những ân cần của Trương Linh chỉ là một
kế hoạch
trong một âm mưu dài hạn để cướp con đao Đồ Long. Các nhân vật, người
ta chỉ
biết cái vai trò của họ, và đùng một cái, họ xuất hiện dưới bộ mặt mà
người ta
không chờ đợi. Ấy có thể là một mặt nạ khác và cũng có thể là một con
người
thực chôn vùi trong tâm khảm chợt được một biến cố nào làm tỉnh giấc
như Tạ Tốn
nghe tiếng khóc của một đứa trẻ thơ mà tìm thấy sự sáng sủa của lương
tri.
Nhưng cũng có khi, như trong cơn túy sát của Mộ Dung, người ta chứng
kiến một
đột biến tâm lý.
Cái bất ngờ, theo
định nghĩa tầm
thường nhất là cái không ai
chờ đợi. Khi thì thê thảm như cái chết của A Chu dưới tay người nàng
yêu. Khi
thì khôi hài như cảnh một đại ma đầu như Nam Hải Ngạc Thần phải lạy
Đoàn Dự,
một thư sinh trói gà không chặt, làm thầy. Cũng có khi nó chỉ là một
bất ngờ
thuần túy, không có giá trị nào khác hơn là sự nên thơ như khi người ta
khám
phá ra rằng Côn Luân Tam Thánh không phải là ba người mà chỉ có một,
rằng đứa
ăn mày nhem nhuốc làm bạn cùng Quách Tĩnh là một người con gái đẹp giả
trai;
rằng Âu Dương Phong, vì học một võ công chép lộn mà trở thành đệ nhất
cao thủ
trong võ lâm. Lẽ dĩ nhiên cũng có những bất ngờ giả tạo để thỏa mãn nhu
cầu xúc
động của người đọc, để thêm số dòng và số trang, để thêm đà cho một câu
chuyện
đã đến chỗ sa lầy. Và cũng có những bất ngờ được sửa soạn hơn để giải
quyết một
tình thế đã tới chỗ bế tắc.
Cái bế tắc ấy, người
ta thừa đoán,
cũng là một bế tắc được
sửa soạn. Tác giả cố tình đưa câu chuyện đến một chỗ nghẽn để, khi ấy,
mới tung
ra một nhân vật mới, một phát giác mới làm tình thế đảo ngược, và câu
chuyện
lại tiếp tục theo một hướng mới. Khi người ta không chờ gì nữa, khi
những nguy
hiểm tưởng đã qua khỏi, khi mối hy vọng đã tàn lụi thì tất cả xẩy ra
đúng như
người ta đã chờ, đúng như người ta đã sợ, đúng như người ta đã mong. Ấy
là một
thứ bất ngờ bậc hai. Khi Vô Kỵ yên trí rằng mưu kế của vợ chồng Hồ
Thanh Ngưu
đã thành công và họ đã thoát khỏi tay Kim Hoa bà bà để chỉ còn có việc
cùng
nhau xây hạnh phúc đến mãn kiếp thì chàng khám phá ra xác chết của họ
treo trên
một cành cây; khi sau không biết bao nhiêu ngày theo đuổi, Đoàn Dự lấy
được
tình yêu của Vương Ngọc Yến, người ta đã thở dài nhẹ nhõm thì tin đâu
sét đánh,
điều mà người ta nghi ngại được chứng thực: Vương Ngọc Yến là con của
Đoàn
Chính Thuần và là em khác mẹ của Đoàn Dự, và thế là hai người không thể
lấy
nhau. Sự bất ngờ khi ấy đến như một sự thiếu: cái mà người ta tưởng thế
nào
cũng xẩy ra lại không xẩy ra. Nhưng giữa lúc người ta đang tuyệt vọng
không
biết câu chuyện sẽ ra sao thì, đùng một cái, lại có tin rằng Đoàn Dự
không phải
là con của Đoàn Chính Thuần mà là của Đoàn Diên Khánh, người đáng lẽ
trị vì
nước Đại Lý và vẫn lưu vong chờ cơ hội cướp lại ngai vàng. Cái tin ấy
lại đảo
ngược một lần nữa. Nó trả lại Vương Ngọc Yến cho Đoàn Dự. Hơn thế nữa,
cái ngai
vàng nước Đại Lý, chàng trở nên người thừa kế xứng đáng nhất. Tất cả
sau cùng
đều xẩy ra theo thông lệ: người anh hùng sẽ lấy vợ và làm vua. Người ta
có thể
nghĩ rằng để đi đến kết luận cổ điển ấy có lẽ Kim Dung không cần phải
bày ra
nhiều chuyện như thế. Nhưng nếu không như thế, nếu không phải trải qua
một cơn
tuyệt vọng thì cái kết luận ấy còn giả tạo tới đâu? Tới sau một sự bế
tắc cố ý
thì sự giả tạo ấy lại xuất hiện như một chứng cớ của cái tài biến hóa
của tác
giả. Giả tạo một ít thì hỏng. Nhưng giả tạo hơn một ít nữa thì Kim Dung
lại trả
cho sự bất ngờ cái nên thơ của nó.
Sự thật thì ông có
thể để yên cho Đoàn
Dự lấy Vương Ngọc Yến
và kế vị Đoàn Chính Thuần làm vua mà không ai thấy gì là trái cựa, và
những
tình thế kế tiếp đảo ngược ở phút chót, thoạt tiên, vừa có vẻ thừa và
quá lôi
thôi. Nhưng truyện không phải chỉ là truyện của Đoàn Dự. Không có những
sự đảo
ngược tình thế ấy thì nhân vật Đoàn Diên Khánh người ta biết xếp vào
đâu? Hình
như nhân vật mà người ta vẫn chỉ biết như ác tinh của nhà họ Đoàn tới
đó mới
tìm ra lý do cho vai trò của nó là để trả cho Đoàn Dự cùng một lúc, cả
tình yêu
và ngai vàng. Và cái kết luận mà người ta tưởng là dàn xếp ở phút chót
ấy, giờ,
người ta mới biết rằng với nhân vật Đoàn Diên Khánh nó đã được định từ
những
trang đầu. Cảm tưởng sau cùng của người ta là một tổ chức cực kỳ chặt
chẽ không
để gì xảy ra một cách tình cờ, và trong ấy cái bất ngờ chỉ là đáp
thuyết thích
hợp nhất cho một tình thế tưởng không thể nào gỡ nổi. Người ta cho rằng
đáp
thuyết ấy là bất ngờ. Nhưng bất ngờ nhất phải chăng là khi người ta
thấy rằng
cái bất ngờ ấy đã được sửa soạn từ lâu? Khi trông thấy Tiểu Siêu lần
đầu thì
Phạm Dao chợt giật mình. Nhưng cái giật mình nhỏ nhoi ấy gần như không
ai buồn
chú ý, báo hiệu kết cục của truyện kể khi Tiểu Siêu được nhận ra là con
của Kim
Hoa bà bà, và khi ấy người ta mới hiểu tại sao trước những sứ giả của
Minh Giáo,
nàng phải méo mặt giả làm một đứa con gái xấu xí. Ấy chỉ là một trong
những thí
dụ của cách bố cục kỹ lưỡng của truyện Kim Dung. Như tất cả các truyện
viết
đăng từng số một, trong Kim Dung không ngớt xẩy ra những biến cố khả
nghi và
bất ngờ. Nhưng điều làm truyện của ông vượt xa những truyện cùng loại
là trong
khi những tác giả khác như thất lạc giữa những sự kiện mà họ thả sức
tung ra
cho đầy trang giấy để sau cùng không ai biết kết luận ra sao thì trong
Kim
Dung, tất cả những chi tiết rải rác mà thoạt tiên người ta tưởng là vẽ
ra theo
sự tình cờ của cảm hứng, sau cùng đều giải thích lẫn nhau trong một
kiến trúc
nhịp nhàng.
Nhưng trong sự mạch
lạc ấy, ẩn sau
những nghi vấn rối như tơ
vò, người ta có gặp gì hơn là một đặc tính của truyện trinh thám? Như
trong
truyện trinh thám, công việc là tìm cho một số sự kiện khó hiểu mối
tương quan
thống nhất và giải thích chúng. Ấy là công việc Hoàng Dung đã làm, khi
từ những
tang chứng để lại trên Đào Hoa Đảo mà tang chứng nào cũng kết án cha
nàng, nàng
phải xây dựng lại diễn biến vụ thảm sát đã xẩy ra và truy định thủ phạm
đích
thực. Trên một quy mô lớn hơn thì truyện Đồ Long sẽ không dẫn người ta
đi đâu
xa hơn là sự tái lập cái tổ chức của Minh Giáo đã từ lâu lý tán. Người
ta thấy
suốt cuốn truyện xuất hiện thường xuyên những nhân vật mới và cảm tưởng
của
người ta là đứng trước một trí tưởng tượng không có gì kiềm chế. Ngần
ấy nhân
vật tuy nhiên sau đều được phát giác là những nhân vật thất lạc của
Minh Giáo
và người ta sẽ không ngạc nhiên nếu, khi chức vụ của ai cũng được trả
cho nấy
rồi, thì truyện coi như đã gần xong. Tổ chức của Minh Giáo sẽ cho
truyện sự
mạch lạc của nó. Tất cả xẩy ra như trong hoá học. Mỗi lần khám phá ra
một chất
mới thì người ta cũng khám phá ra rằng cái chất ấy đã có một ô dành sẵn
cho nó trong
cái bảng Mendéléev. Ngược lại thì mỗi ô để trống lại đòi sự khám phá ra
một
chất mới để bù vào. Những nhân vật trong truyện Đồ Long cũng thế, như
đều được
sáng tạo để bù vào những chức vụ bỏ không của Minh Giáo và diễn tiến
của
truyện, tuần tự theo sự xuất hiện của họ sẽ trả lại cho Minh Giáo bộ
mặt nguyên
thủy của nó, nghĩa là, dẫn người ta đến một tình trạng có trước của thế
giới.
Nói tóm lại thì, như trong truyện trinh thám, cái gì mà theo người anh
hùng,
người ta khám phá ra là một dĩ vãng. Tổ chức Minh Giáo vừa là khởi
điểm, vừa là
tận điểm của truyện. Nếu những biến cố của truyện võ hiệp cổ điển nối
tiếp nhau
theo một đường thẳng thì truyện Đồ Long được viết theo một vòng tròn.
Ấy là một
thứ Bát Quái trận đồ: người ta đi bao nhiêu sau cùng trở về chỗ cũ, và
sự phức
tạp của nó ẩn một sự mạch lạc căn bản. Không phải ngẫu nhiên mà giữa
truyện Kim
Dung đã bày những trận đồ của Hoàng Dược Sư như một thách đố ám ảnh.
Chúng
tượng trưng cho cái nên thơ của sự mạch lạc mà tôi muốn người ta coi
truyện Kim
Dung như một cố gắng để đề cao.
Cái nên thơ ấy, người
ta sẽ gặp lại
trong cách Kim Dung xếp
những nhân vật thành từng bộ. Có những bộ ba như A Chu, A Bích, A Tỷ,
mỗi người
mang một mầu áo; có những bộ tứ như Long Vương, Ưng Vương, Sư Vương,
Bức Vương,
mỗi người lấy một linh vật làm danh hiệu có những bộ năm như Đông tà,
Tây Độc,
Nam Đế, Bắc Cái, Trung Thần Thông, mỗi người xưng bá một phương, và lẽ
dĩ nhiên
cũng có những bộ bẩy hoặc tám nữa. Sau cùng phải kể đến Quang Minh
Lưỡng Sứ,
người tên Tiêu, người tên Dao, như sinh ra để cùng đồng hành và được võ
lâm
xưng tụng là Tiêu Dao nhị tiên. Một điều đặc biệt trong những bộ nhân
vật ấy là
Bộ có trước nhân vật. Mỗi Bộ thoạt tiên là lược đồ của một guồng máy mà
những
cơ quan là những nhân vật chờ được sáng tạo. Nhưng một khi những cơ
quan đã
lập, nghĩa là những nhân vật đã có những chức vụ đang chờ đợi họ thì
Bộ, tùy
theo những chuyển động riêng của mỗi người, sẽ như một guồng máy có một
nhịp
chuyển động riêng của nó. Ngược lại thì sự chuyển động của Bộ cũng làm
nhân vật
chuyển động theo. Nhân vật làm ra Bộ, Nhưng trong Bộ nhân vật mới tìm
thấy định
nghĩa của nó. Ấy là một chức vụ, một địa vị, một mầu sắc. Tâm lý nhân
vật mất
quan trọng, và có lẽ Kim Dung, sau khi đã xác định nhân vật như một
chiều sâu,
sẽ tiến đến một quan niệm về nhân vật giống truyện võ hiệp cổ điển,
nhưng được
khai thác một cách ý thức và có hệ thống hơn. Sự khác nhau giữa những
nhân vật
khi ấy chỉ còn là sự khác nhau giữa những vị trí của họ trong một Bộ.
Có những
nhân vật tâm lý không có gì đặc sắc nhưng thuộc một Bộ lại có một sự có
mặt
khác thường Ngược lại thì đôi khi có thể nói rằng Bộ đã ăn mất con
người của
nhân vật chỉ để lại một số hiệu. Quả Kim Dung đã không uổng là nhà văn
của thời
đại tổ chức! Và trong truyện ông, Cái Bang, Minh Giáo, Thiếu Lâm, nghĩa
là
những môn phái có tổ chức to lớn, chặt chẽ, và phức tạp thường giữ một
vai trò
đôi khi còn quan trọng hơn người anh hùng. Sự phức tạp ấy tuy nhiên Kim
Dung
không giới hạn vào một môn phái mà đã cho nó kích thước của một thế
giới. Ấy là
tất cả cái mênh mông của võ lâm trong cảnh ly tán, đa sắc và phồn tạp
của nó mà
theo người anh hùng người ta sẽ khám phá ra. Người anh hùng không chỉ
khám phá
ra một thế giới. Cái gì chàng sẽ làm sống lại là cả một giai đoạn của
lịch sử
võ lâm, và chính trong lịch sử ấy mà chàng sẽ tìm ra lý do đã làm cho
võ lâm ly
tán, nghĩa là sự mạch lạc trong cảnh ly tán ấy của võ lâm, để sau cùng
trả lại
cho võ lâm sự thống nhất của nó.
***
Ghi chú:
"Chiến thắng" của Kim
Dung ở Việt Nam,
theo tôi,
không có nghĩa là nhà nước Cộng Sản, và nhất là những nhà văn của họ đã
nhận ra
giá trị của ông, và nói theo Đỗ Long Vân: nghi vấn này – việc in lại
những tác
phẩm đã một thời bị coi là đồi trụy, trong đó có chưởng Kim Dung -
người đời
sau sẽ giải quyết.
Nhưng ít ra, có một
nhận xét thật
tuyệt vời về chưởng Kim
Dung, của một tác giả ở trong nước, qua bài viết của Vương Trí Nhàn. Đó
là đạo
diễn Nguyễn Đình Nghi, "một nhà hoạt động sân khấu nhưng lại rất mê văn
học, và cũng mê chưởng, mới đây kể với tôi rằng ông đã phải suy nghĩ
nhiều, khi
có lần nghe một người lái xe nhận xét: Đọc chưởng của Kim Dung, thấy
cái gì
cũng bịa, song cuối cùng lại thực, trong khi xem vở kịch của anh A. đọc
truyện
của anh B. viết bây giờ, biết thêm nhiều chi tiết thực mà toàn bộ cứ
như giả
khượt." (Vương Trí Nhàn: "Ngoài trời lại có trời", in trong
"Kim Dung, tác phẩm và dư luận", nhà xb Văn Học, Hà Nội).
Một "chân lý văn
chương" mà lại do một
anh lái xe
đưa ra thì thật tuyệt vời!
Trên tờ Điểm Sách
Paris (The Paris
Review interviews,
Writers at Work, 6th Series), khi được hỏi bắt đầu viết như thế nào,
Gabriel
Garcia Marquez cho biết, khi học đại học Bogota, những bạn bè mới quen
biết ở
đây đã giới thiệu ông một số nhà văn đương thời. "Một đêm, một người
bạn
cho tôi mượn tập truyện ngắn của Franz Kafka. Khi về nơi trọ, tôi mở
ra, bắt
đầu đọc ‘Hóa Thân’, và dòng đầu tiên gần như đánh văng tôi ra khỏi
giường. (The
first line almost knocked me off the bed). Tôi quá đỗi ngạc nhiên. Dòng
đầu như
sau: ‘Buổi sáng đó, Gregor Samsa thức giấc và thấy mình biến thành một
con bọ ở
trên giường.’ Khi tôi đọc dòng đó, tôi nói với tôi, mình chưa từng gặp
một con
người nào được phép viết một điều như vậy. Nếu biết, tôi đã khởi sự
viết từ đời
nảo đời nào rồi."
Nhận xét của anh
chàng lái xe và của
nhà văn Nobel văn
chương, theo tôi, có một chút gì "tâm đầu ý hợp".
Nếu độc giả nào đã
từng đọc "Cội Rễ
Nhà Trời" (Les
Racines du ciel) của nhà văn người Pháp Romain Gary, chắc nhận ra một
điều:
chuyện phịa. Làm gì có một thằng khùng chui rúc mãi tít nơi rừng sâu
nước độc,
ở tận trái tim của bóng đen, là xứ Phi Châu, để bảo vệ loài voi, sợ nó
bị diệt
chủng, là hết cột chống trời, là trời sập! Nhưng càng đọc, càng chỉ
thấy
"sự thực, và sự thực mà thôi", bởi vì cái nhân vật chính ở trong đó
còn "người hơn tất cả mọi người", và cuộc chiến đấu tuy bịa đặt, tuy
vô vọng đó, bất cứ một con người nào cũng mong được dự phần. Đây cũng
là
"thiên chức" của nhà văn, nếu anh ta có được một thiên chức, theo
Beckett, khi ông định nghĩa, nhà văn là một kẻ bị kết án phải thất bại,
"Hãy thua, thua nữa, thua cho bảnh" (Fail, fail again, fail better).
"Sự kiện" Đoàn Dự
uống rượu rồi vận
Lục Mạch Thần
Kiếm cho rượu theo mấy đầu ngón tay chảy ra ngoài thì bố ai mà tin
được, nhưng
bất cứ một người nữ nào cũng có thể hy sinh cho người tình của mình như
A Chu,
và hình như đây chính là "thiên chức" của nàng, một khi Thượng Đế đã
ban cho nàng một "cơ may" gặp được chàng!
"Cội Rễ Nhà Trời"
được coi là cuốn
"tiểu
thuyết sinh thái" đầu tiên, khi cái từ "sinh thái" chưa được
biết tới, khi thảm họa môi sinh còn là chuyện "bịa khướt". Thú thật,
bản thân người viết cũng không làm sao chịu nổi hình thức văn chương có
tên là
"tiểu thuyết tài liệu" (roman documentaire). Và càng sợ hơn nữa, thứ
tiểu thuyết tư tưởng! Còn nhớ có lần được nghe một nhà văn hải ngoại
"tâm
sự", cứ mỗi lần ông muốn để cho nhân vật của mình nói lên một tư tưởng
gì
đó, là thấy như ngường ngượng! Có vẻ như nhân vật tiểu thuyết mũi tẹt
không
chịu nổi món này!
Mũi tẹt hay không
tẹt, thì cũng "mắm
sốt" (même
chose). Không phải là không có tiểu thuyết tư tưởng, nhưng thứ này
hiếm. Đâu có
phải ai cũng có thể viết được những tác phẩm như của Musil hoặc Thomas
Mann,
hay một "Bóng Đêm Giữa Ban Ngày" (Koestler), với những nhân vật từ
đời thực bước thẳng sang tiểu thuyết, như những nhận định của G.
Steiner:
"Nhưng vâng, đó có thể là ý thức hệ. Tôi may được quen Arthur Koestler,
biết được cái điều: ai mà chẳng dám đánh đổi tất cả, nếu viết được một
tác phẩm
như là Bóng Đêm Giữa Ban Ngày: một trong những hành động tối thượng của
tư
tưởng. Đối với tôi, đây là một trường hợp biên cương [giữa văn học và ý
hệ]. Nó
sẽ vẫn còn được đọc, không chỉ vì Gletkin và Rubashov là những nhân vật
giả
tưởng, mà còn vì những tranh luận về chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Marx,
về sự
tra tấn, và khủng bố: đâu là bản chất của sự dấn thân tới chết, với ý
hệ? Đâu
là bản chất của dối trá, nhằm bảo vệ chính nghĩa? Đúng là một cuốn sách
giầu
có. Koestler đưa vô, khá đủ độ đậm của cuộc sống, khiến nó không nghèo
nàn như
là một kịch bản về ý hệ." (Trả lời phỏng vấn của tờ Điểm sách Paris).
Và đây cũng là lý do
Kundera coi
"1984" của Orwell
không phải là tiểu thuyết, mà chỉ là chính trị giả danh văn chương. Ông
cho
rằng lỗi ở tác giả, đã quá "nghiêm trọng" khi viết văn. Ông khuyên,
"đừng nghiêm trọng, cho dù đang viết về những chuyện chết người."
Nhìn rộng ra một chút
nữa, nhà văn,
một khi muốn "nhân
danh", (hoặc muốn nhét vào miệng nhân vật mình một tư tưởng nào đó), là
hỏng! Hỏng ở đây, một phần nào đó, không mắc mớ gì đến tài năng của
người viết,
đề tài người đó chọn… mà chính là do người viết đã tự trói, hoặc đã
thui chột
trí tưởng tượng của mình, rồi mới bắt đầu loay hoay tìm cách viết văn!
Có một câu chuyện ngụ
ngôn, về một con
hổ muốn biết trí khôn
của con người ra sao, đã chịu cho người cày ruộng trói lại, khi nghe
người này
nói, "trí khôn tao để ở nhà". Một khi bạn muốn "chụp một cái mũ
cho văn chương", như vậy là đã "cố tình" bỏ quên trí khôn ở nhà!
Trong trường hợp đó, tốt nhất là để cho hổ ăn thịt, cả trâu lẫn người!
Mô phỏng Kim Dung,
chúng ta có thể
nói, có hai bí kíp Cửu Âm
chân kinh: một, từ ảo qua thực (tiểu thuyết) và một, từ thực qua ảo
(tiểu
thuyết dởm). Có điều, với Kim Dung, tập luyện thứ nào thì cũng đưa đến
kết quả.
Nói rõ hơn, có tư
tưởng, và là thứ
xịn, ở trong chưởng Kim
Dung,
***
Cũng cùng một trường
hợp như vậy, nếu
chúng ta để ý tới
những lời phẩm bình Lê Minh Hà, của Y Ban, một nữ tác giả ở trong nước,
trong
một dịp ngao du hải ngoại. Nếu bỏ qua cụm từ "nhà văn gì gì đó",
những nhận xét còn lại của Y Ban, theo tôi, có điều gì hết sức chân
thực, và là
do cách đọc, cách hiểu văn chương của bà; nói rộng ra, của đa số nhà
văn ở
trong nước.
Y Ban coi những
truyện của Lê Minh Hà
giống như của những
học sinh tập viết văn. Và những truyện như thế "chẳng tải gì cả".
Đúng như vậy! Những
truyện ngắn của Lê
Minh Hà chẳng tải gì
cả, và đây là một điều thật là tuyệt vời! Bởi vì bà đã phải đợi cuộc
chiến qua
đi, rồi lại đợi, đợi mòn đợi mỏi, cho đến khi không thể đợi được nữa,
đành
thoát ra ngoài, chỉ để viết những câu chuyện vặt vãnh, "chẳng tải gì
cả", về một miền đất. Bạn có bao giờ để ý đến những cánh hoa, sau một
trận
mưa, đã cố sửa soạn lại nhan sắc, cố giấu những vết thương trên mình,
và lại
mỉm cười như chẳng có chuyện gì xẩy ra?
"Có sợi tóc nào bay
trong trí nhớ nhỏ
nhoi": tôi
cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng
với con,
với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc,
lặng lẽ
thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo,
đợi chờ
tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ… Liệu những cánh hoa như vậy
có
"tải" được không, và những tiếng vọng, có "nghe" được
không?
Thành thử những "gì
gì đó", nào là,
sau một thời
văn chương vết thương, tới một thời văn chương vết rạn, sau phản kháng
tới ly
khai, sau chống cộng tới hợp lưu… là toàn những chuyện giả danh văn
chương ráo
trọi!
Vẫn trong "Kim Dung
tác phẩm và dư
luận", Vũ Hạnh
khi được hỏi, về những nhận định trước đây, khi còn nằm vùng, và bây
giờ, đối
với chưởng Kim Dung, ông cho rằng đây chỉ là một thứ
"para-littérature", trước đây ông chống, vì nó làm ru ngủ thanh niên
trong lòng địch, bây giờ, ta cho in nhưng phải kiểm soát.
[Tôi sẽ trở lại với văn chương phải
kiểm soát, trong một dịp
tới].
***
"Lẫm liệt một thời mà
bây giờ thì… tội
nghiệp
quá."
Câu văn trên, trích
từ "Một Thời Gió
Bụi", tập
truyện ngắn của Nguyễn Khải (nhà xuất bản Lao Động Hà Nội 1993). Tác
giả không
định nói về một miền đất, mà là một khí hậu văn chương, khi so sánh anh
nhà văn
hiện nay với người dân làm cói ở xã N.
"Một Thời Gió Bụi" mở
ra bằng câu
chuyện một làng
làm cói. Thuở lẫm liệt, "vào thập niên 1970 có năm họ thu được 9 triệu
tiền hàng. Tiền thu đã nhiều mà làm cói lại dễ hơn trồng lúa. Một lần
cấy mống
cói thu hoạch từ bẩy đến mười năm… Mọi người tin rằng sự ổn định ấy là
bất di
bất dịch… Vậy mà cái yên tĩnh bây giờ [không còn lo chiến tranh], cái
mở ra của
bây giờ… đang dồn xã anh hùng vào ngõ cụt…". Thế rồi tác giả bèn quay
qua
chuyện viết văn, "cũng như những người làm cói, tôi tin tưởng cái nghề
viết của bọn tôi sẽ không có gì thay đổi, sẽ mãi mãi vẫn như thế. Nền
văn học
trong tương lai là nền văn học xã hội chủ nghĩa, làm sao nghi ngờ được…
Vậy mà
bỗng chốc… bỗng chốc bản thảo đưa tới nhà xuất bản từ nửa năm bị trả
lại. Tại
sao vậy? -Anh viết chính trị quá, cao siêu quá, bạn đọc sẽ khó mua.
–Bạn đọc
nào? Bạn đọc của tôi vẫn trung thành với tôi mà! –Bạn đọc quen thuộc
của anh đã
tới tuổi về hưu rồi, đã về hưu tiền ăn còn chả đủ lấy tiền đâu mua
sách."
"Nhưng người có tiền
là những người
đang làm việc, họ
còn trẻ, rất trẻ. Hãy viết cho tuổi trẻ đi! Khốn nỗi cái tuổi trẻ hôm
nay với
tuổi trẻ của bọn tôi lại khác nhau quá nhiều vì thời thế đã thay đổi…
Chân lý
vĩnh cửu không còn nữa… Tiêu chuẩn bây giờ là tiền. Nó là bản vị của
mọi giá
trị. Chẳng hạn một nhà văn mà không kiếm ra tiền là nhà văn tồi… Nên ví
thân
phận anh nhà văn với ai nhỉ? Chắc là phải xếp dưới thầy cúng với thầy
bói. Nghề
này đang hái ra tiền, vì còn rất cần thiết cho những cái mộng tỉ phú.
Chỉ có
thể so sánh anh nhà văn hiện nay với người dân làm cói ở xã N mà thôi.
Lẫm liệt
một thời mà bây giờ thì… tội nghiệp quá!"
Ấy chỉ vì "chân lý
vĩnh cửu không còn
nữa!"
***
Bất cứ một so sánh
nào cũng khập
khễnh. Đôi khi khập khễnh
"cần thiết" hơn cân đối, hoàn chỉnh, ít ra là trong trường hợp ở đây.
Người viết đã từng
nghe "hơn một nhà
văn" ở trong
nước chê Nguyễn Tuân. "Những tùy bút sau này của ông dở quá! Thua xa Võ
Phiến!", một nhà văn ở trong nước đã nói với tôi như vậy. Anh kể, kỷ
niệm
lần đầu đụng đầu với văn chương miền nam trước 1975, "Tôi đọc câu thơ
của
Nguyên Sa, hình như là thế này, ‘Sáng hôm nay Nga buồn như một con mèo
ốm…’, và
sướng điên lên. Làm sao ở miền bắc lại có một câu thơ ngu ngơ dại khờ
tuyệt vời
đến như vậy! Làm thơ như thế thì còn quá phản động!"
Ấy là tôi diễn ý của
tôi, khi nhìn anh
bồi hồi với "nụ
hôn đầu ôm mái tóc lang thang" (thơ Thanh Tâm Tuyền): thì cứ coi như
anh
lần đầu tương tư Nga, và tiện thể, tương tư câu thơ đi, có chết ai!
Tôi lạc đề như vậy,
là để nói ra điều
này: không thể có một
thứ văn chương lẫm liệt, và nếu có một thứ văn chương lẫm liệt, thì cái
hậu quả
tội nghiệp bây giờ là tất nhiên!
Và nếu Nguyễn Tuân
sau này dở quá,
cũng là lẽ tất nhiên,
theo nghĩa, có thể ông thừa sức để viết hay hơn, thừa sức kiếm ra những
đề tài
xứng với ông hơn, nhưng ông biết rất rõ: viết hay là bỏ mẹ!
Bởi vì hãy nhớ lại
câu cảnh cáo của
Adorno: Sau Lò Thiêu mà
còn làm thơ thì thật là … "tội nghiệp"! (ông dùng chữ "dã
man").
Hay là mượn ngay một
câu chuyện ngụ
ngôn của Đông phương, về
một con chó chuyên săn hùm beo, bị đánh què chân, chỉ để dùng vào việc
săn
chuột! Ở đây, Nguyễn Tuân đánh què chính mình, tự tay ném tác phẩm của
mình vào
thùng rác, vì sợ rằng sau này thiên hạ sẽ hỏi, tại sao một thời đại
khốn kiếp
như thế mà lại có một thằng viết văn hay như vậy?
Liệu có thể coi nhà
văn đó hèn nhát?
Và cái thái độ chê bai
Nguyễn Tuân, có phải do quá ghen với tài năng của ông, hay là vì họ
Nguyễn phải
đợi ba trăm năm sau mới tìm được kẻ khóc mình?
Liệu chúng ta có thể
đi đến một kết
luận vội vã: lẫm liệt
cho lắm vào, bây giờ tội nghiệp cho đáng kiếp!
***
Cũng một trường hợp
như vậy, nếu chúng
ta đọc truyện ngắn
"Huyền thoại phố phường" của Nguyễn Huy Thiệp.
Đây là một câu chuyện
mô phỏng "Con
đầm bích" của
Pushkin. Nghe nói ở trong nước có người "quá ghen" hoặc "quá
ngu" đến độ chê họ Nguyễn là đạo văn! Bản thân tôi, lần đầu đọc truyện
này, cũng ngạc nhiên, tự hỏi tại sao Nguyễn Huy Thiệp "viết lại"
Pushkin, bằng cách đẩy cái không khí huyền hoặc của "Con đầm bích"ù -
bạn đọc chắc còn nhớ cảnh tượng "nụ cười" của bà đầm già "bước
ra khỏi lá bài" khiến tay sĩ quan phát điên… - vào trong "thực
tại" phố phường?
Một cách nào đó,
Nguyễn Huy Thiệp đã
nhận ra nhu cầu phải
viết khác đi, nếu không muốn làm nhục văn chương, nghệ thuật. Nên nhớ,
một khi
văn chương phải hạ mình xuống để làm những công chuyện như "phản kháng,
ly
khai, chống cộng, hợp lưu, giao lưu hoà giải…" một cách nào đó, nó đã
bị
tổn thương, hoặc đã tự đánh què chính nó, và nếu văn chương có một
lương tâm,
chắc là nó cũng cảm thấy hổ thẹn! Theo nghĩa đó, Cao Hành Kiện đã cho
rằng, đây
chỉ là chuyện tri âm tri kỷ mà thôi. Cũng vẫn theo nghĩa đó, những
người chê
thơ Nguyễn Chí Thiện (không phải là thơ!), đáng lẽ họ phải đặt ngược
vấn đề và
tự hỏi, nếu Nguyễn Chí Thiện ở trong tù mà còn làm thơ thì… tội nghiệp
thực!
Đây chính là lý do
tại sao, khi thiên
hạ khen "Bác sĩ
Zhivago" của Pasternak, Nabokov đã "bực mình", qua một số câu
trả lời phỏng vấn mà người viết trích dịch sau đây.
Khi được hỏi, ông
tiên đoán ra sao, về
sức khoẻ của văn
chương Nga, Nabokov trả lời:
Thật khó mà có một
câu trả lời giản dị
cho một câu hỏi như
thế. Vấn đề là, không có một chính quyền nào, cho dù thông minh tới
đâu, nhân
bản tới đâu, có thể đẻ ra những nghệ sĩ lớn; ngược lại, một chính quyền
tồi tệ
nào cũng dư sức để mà hành hạ, làm tình làm tội, và hơn thế nữa, bách
hại, làm
thịt nghệ sĩ. Nên nhớ điều này, vì nó thật là quan trọng: chỉ đám thiếu
thẩm mỹ
(philistins), mắt mù tai điếc trước nghệ thuật, mới ăn nên làm ra trong
mọi chế
độ. Bởi vậy tôi chẳng có thể nào tiên đoán gì hết, nhưng hy vọng, lẽ dĩ
nhiên,
rồi chế độ công an trị ở Liên xô sụp dần rồi biến mất. Trong khi chờ
đợi, tôi
lấy làm thương hại cho mấy tên ngu đần đã lầm lẫn Staline với McCarthy,
Lò
Thiêu Auschwitz với bom nguyên tử…
Khi được hỏi, ông
viết cho ai, Nabokov
trả lời:
Tôi không tin một
nghệ sĩ lại phải lo
lắng đến độc giả của
mình. Độc giả số một của ông ta, là cái kẻ mà mọi buổi sáng ông ta nhìn
thấy
trong gương, khi cạo râu. Tôi cho rằng, khán thính giả độc giả của một
nghệ sĩ,
mà ông ta tưởng tượng ra được, là những người làm đầy một căn phòng, và
tất cả
đều mang mặt nạ của ông ta.
Về cuốn Dr Zhivago,
khi Robert
Bingham, của tạp chí
Reporter, New York, muốn biết ý kiến của ông, Nabokov đã từ chối đưa ra
một lời
phê bình, sợ có hại cho tác giả. Theo ông, đây là một cuốn sách ủng hộ
(pro)
bôn sê vích, và sai lầm về lịch sử (historiquement faux), bởi vì đã vờ
đi cuộc
cách mạng tự do (révolution libérale) mùa xuân 1917; hơn nữa vị bác sĩ
đã mừng
đến phát điên, khi cú đảo chánh của bôn sê vích xẩy ra bẩy tháng sau
đó. Tuy
nhiên, ông đánh giá cao Pasternak như là một thi sĩ trữ tình (poète
lyrique).
Ông chào mừng Pasternak được giải Nobel, chỉ vì những câu thơ của ông
ta. Trong
Dr Zhivago, văn đã không tới được tầm cao của thơ ông. Ông nói thêm,
tầng lớp
trí thức Nga không ăn ý với Đảng đã không mặn mà với cuốn sách như là
độc giả
Mỹ. Khi cuốn sách xuất hiện ở Hoa Kỳ, đám lý tưởng tả phái đã mừng
quýnh lên:
đây là một bằng chứng cho thấy "một đại tác phẩm" đã được đẻ ra, từ
chế độ Xô viết.
[Về những trích dẫn
trên đây, là từ
"Strong
Opinions" (tạm dịch Bạo Mồm), người viết sử dụng bản dịch tiếng Pháp,
"Partis Pris", tủ sách 10/18, nhà xb Julliard, ấn bản 2001].
Với riêng người viết,
chính cái tình
trạng tội nghiệp kia,
là một dấu hiệu hết sức đáng mừng của văn chương ở trong nước, nếu
chúng ta
nhận ra cái thông điệp của nhà văn Nam Phi Coetzee, khi viết về trường
hợp cuốn
Thương Xá (The Arcades Project: Dự án về những vòm cung thương xá) của
nhà văn
người Đức gốc Do Thái, Walter Benjamin. Khi Hitler lên nắm quyền ở Đức,
Benjamin bỏ chạy qua Paris. Và khi Pháp sắp sửa lọt vào tay Quốc Xã,
ông tìm
đường tới Hoa Kỳ bằng ngả biên giới giữa Pháp và Tây Ban Nha, ôm theo
bản thảo
cuốn sách. "Nó còn quan trọng hơn cả tôi, và phải được gìn giữ", ông
nói về đứa con tinh thần của mình.
Theo Coetzee, cuốn
"Thương Xá", cho dù
chúng ta
đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả,
impossible
project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử
dụng những
rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh
đóù; lịch
sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong
"Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau
khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu
gọi này
mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về
chính nó,
trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.
***
Qui est Ky?
Ky là ai? Đây là câu
hỏi của tướng de
Gaulle, thời gian hoà
đàm về chiến tranh Việt Nam diễn ra ở Paris. Câu hỏi này được báo Tây
đăng tải,
vì tính ngộ nghĩnh của nó (một trò chơi chữ), nhưng còn vì những hành
vi
"ngộ nghĩnh" của Nguyễn Cao Kỳ, khi, thay vì họp, ông kéo bà vợ
"Duyên Kỳ Mai" đi trượt tuyết, hoặc chứng kiến ông biểu diễn lái phi
cơ phản lực, hoặc vì tính "ngộ nghĩnh" của hòa đàm, hai, ba hay bốn
bên; bàn tròn, bầu dục, hay vuông; rút quân trong danh dự hay cuộc tháo
chạy
tán loạn….
Nhắc tới Nguyễn Cao
Kỳ, vì có một
thời, "Cô Gái Đồ
Long" là tác phẩm ruột của ông, và từ đó, của binh chủng không quân.
Ông
cũng từng được một nhà thơ miền nam, nhân chuyện ông và Nguyễn Văn
Thiệu hục
hặc, coi là Vô Kỵ, qua câu thơ:
"Ông về ông kẻ lông
mày tí chăng?"
***
Có ít nhiều tương
đồng giữa Weil và Đỗ
Long Vân.
Weil là học trò đắc ý
nhất của Alain.
Simone Pétrément,
người viết tiểu sử của Weil cho biết, ngay từ hồi đi học, Weil đã chịu
ảnh
hưởng của ông thầy, từ nỗi quan hoài trước bất công, tới chống lại trật
tự xã
hội.
Đỗ Long Vân rất mê
Alain, và đã từng
dịch những tác phẩm của
ông thầy người Pháp này.
Có thể, cả hai cùng
bị ám ảnh bởi sức
mạnh, theo nghĩa Weil
viết trong "Iliade hay là bài thơ của sức mạnh": "Sức mạnh biến
kẻ bị nó chi phối thành đồ vật". Hoặc lời nhắn nhủ này: "Chúng ta
đừng bao giờ tái diễn cuộc chiến thành Troie" (tên một bài viết của
Weil,
viết năm 1937). Có thể, "Vô Kỵ giữa chúng ta" được viết dưới ánh sáng
của những bài viết, những kinh nghiệm của Weil về Nazi, chủ nghĩa toàn
trị...
Ngay cả sự kiện Đỗ Long Vân đành để bị đưa đi Trung Tâm Ba tuyển mộ
nhập ngũ
như là một bình nhì, và từ chối ra bưng, như một hai "bằng hữu" hay
mối quen biết (?) của ông, thời kỳ Mậu Thân, có thể cũng do ảnh hưởng
của Weil.
Bà là một trong những
người đầu tiên,
thuộc giới trí thức tả
phái, lên tiếng tố cáo Liên bang Xô viết, nhưng lại bị coi là "ngây
thơ" (naive), khi cho rằng nước Pháp chỉ có mỗi một cách để chứng tỏ
tính
"ưu việt" (superiority) của nó, là trả lại độc lập cho những xứ thuộc
địa. Tiểu thuyết gia người Pháp Georges Bataille có lẽ là người diễn tả
tuyệt vời
nhất về Weil: một "Don Quixote", trong trường hợp của Weil, những kẻ
thù của bà không phải là những cối xay gió, mà có thực, nhưng cây
thương của bà
là đồ dởm (imaginary).
Với Đỗ Long Vân, ông
không biết đâu là
kẻ thù, đâu là bạn,
nhưng có thể ông cũng nghĩ như một nhân vật trong "Bếp Lửa" của Thanh
Tâm Tuyền: Ra ngoài ấy thì cũng là một cách đánh đĩ tinh thần!
Theo tôi, Đỗ quân còn
bị ảnh hưởng
Weil, ngay ở trong văn
phong của bà: một văn phong đầy hồn thơ, và cũng thật là dữ dằn
(ferocious).
Ngay cả thái độ từ
chối mọi tiện nghi,
mọi đặc quyền của
cuộc đời, như Weil: "Tôi sinh ra là để có phần của mình, ở tình yêu,
không
phải ở hận thù."(Antigone. Sophocle).
***
"…. Trong Kim Dung,
tất cả những chi
tiết rải rác mà
thoạt tiên người ta tưởng là vẽ ra theo sự tình cờ của cảm hứng, sau
cùng đều
giải thích lẫn nhau trong một kiến trúc nhịp nhàng".
ĐLV
Trước Newton, những
hiện tượng vật lý
như trái táo rớt xuống
đất, thủy triều lên xuống theo con trăng… đều là "những chi tiết rải
rác", những hiện tượng "tình cờ"của vũ trụ. Đến khi Newton xuất
hiện, với luật vạn vật hấp dẫn, tất cả những hiện tượng riêng rẽ, rời
rạc, tình
cờ kia đều thu về một mối. Koestler đã coi Newton là người nhạc trưởng,
tay cầm
cây đũa thần, giơ lên cao, và bản hòa tấu bắt đầu.
Nhưng cái kiến trúc
nhịp nhàng kia đâu
phải là chấm dứt mà
chỉ là mở đầu, nó là buổi đêm chứ không phải rạng sáng, nói theo
Lévi-Strauss.
Bởi vậy, sau Newton có Einstein, sau Einstein có lý thuyết Big Bang, Lỗ
Đen…
***
Nhà văn Nguyễn Mạnh
Tuấn, trong bài
phỏng vấn in trong
"Kim Dung, tác phẩm và dư luận", cho biết: "Tôi biết rằng ở
Trung Quốc đang cho in lại Kim Dung, bằng bản do chính tác giả chỉnh
lý: loại
bỏ 30% những gì đã cho in và nâng cao lên, bằng cách văn học hóa những
gì đã
viết. Trong bản cũ, từng có những nhân vật bị tác giả bỏ quên: nếu tôi
nhớ
không lầm thì trong ‘Cô gái đồ long’, Khúc Phi Yến, một nhân vật khá
hấp dẫn
bỗng dưng không thấy mặt mũi đâu nữa, chẳng chết, cũng chẳng sống, biến
mất tăm
không một lời giải thích…"
Khúc Phi Yến là nhân
vật trong ‘Tiếu
Ngạo Giang Hồ’. Theo
tôi, không phải người đẹp bị Kim Dung bỏ quên. Khúc Phi Yến xuất hiện
chỉ để
nói một câu rồi biến mất, giống như người đẹp bay lên trời ở trong
"Trăm
Năm Cô Đơn" của Garcia Marquez.
Bạn đọc chắc còn nhớ
đoạn hai đồng tác
giả bản đàn Tiếu Ngạo
Giang Hồ bị cao thủ Phí Bân phái Tung Sơn truy đuổi tận diệt, rồi Lệnh
Hồ Xung
và Nghi Lâm xuất hiện, Phí Bân muốn giết luôn cả hai để diệt khẩu, Lệnh
Hồ Xung
kêu Nghi Lâm hãy bỏ chạy, nhưng vị ni cô quyết định ở lại, và Khúc Phi
Yến đã
cười nói: "Chàng ngố ơi, ni cô muốn cùng chết với chàng ngố đó…"
Lời tỏ tình, Lệnh Hồ
Xung không thể
nói, (vì là chàng ngố),
Nghi Lâm lại càng không thể nói, (vì đã gửi thân nơi cửa Phật). Kim
Dung đã
mượn người đẹp, cô cháu gái (?) của Khúc trưởng lão của Ma giáo nói
giùm, là
vậy.
Trong đời "thực",
chắc còn nhiều chàng
ngố, chỉ
mong được nhìn thấy người đẹp một lần trong đời…
***
"Tổ chức của Minh
Giáo sẽ cho truyện
sự mạch lạc của
nó. Tất cả xẩy ra như trong hóa học…".
ĐLV
Có ba cách đọc "Cô
Gái Đồ Long", ít ra
là vậy,
theo tôi.
Cách thứ nhất: lấy
Cửu Dương chân kinh
làm nền, và đây là
câu chuyện về một nguyên lý võ công mất đi, rồi tìm thấy lại.
Cách thứ nhì: lấy Vô
Kỵ làm nền và đây
là câu chuyện một đứa
trẻ bất hạnh, như những nhân vật của Dickens chẳng hạn. Và những trang
sách
tuyệt vời trong "Cô Gái Đồ Long", là để tả cuộc hành trình của hai
đứa trẻ bất hạnh, Vô Kỵ và Bất Hối, từ Điệp Cốc tới đỉnh Côn Luân.
Cách thứ ba, như
trên, là lấy Minh
Giáo làm nền, như Đỗ quân
đã trình bày: "Trên một qui mô lớn hơn thì truyện Đồ Long cũng sẽ không
dẫn người ta đi đâu xa hơn là sự tái lập cái tổ chức của Minh Giáo đã
từ lâu ly
tán…" "những nhân vật trong truyện Đồ Long [những chất hóa học trong
bảng tuần hoàn Mendéléev] như đều được sáng tạo để bù vào những chức vụ
bỏ
không của Minh Giáo…. Tổ chức Minh Giáo vừa là khởi điểm, vừa là tận
điểm của
truyện."
Những ý niệm về "nhân
vật xếp thành
từng bộ" như
Đỗ Long Vân diễn tả, là mượn từ tân toán học, theo tôi, nhưng đã bị ám
ảnh bởi
thời cuộc, thí dụ như những câu sau đây:
"Nhân vật làm ra Bộ.
Nhưng trong Bộ
nhân vật mới tìm
thấy định nghĩa."
"Tâm lý nhân vật mất
quan trọng… sự
khác nhau giữa
những nhân vật khi ấy chỉ còn là sự khác nhau giữa những vị trí của họ
trong
một Bộ."
"Ngược lại thì đôi
khi có thể nói rằng
Bộ đã ăn mất con
người của nhân vật. Quả Kim Dung đã không uổng là nhà văn của thời đại
tổ
chức!"
Từ "tổ chức" thật là
đầy ấn tượng!