Đỗ Long
Vân:
Vô Kỵ giữa
chúng ta hay là hiện tượng
Kim Dung (2)
I.
II. Quan niệm võ học.
(...)
6. Trở về nguyên lý.
"Huyền hoặc thay, sở hữu thế gian
không bắt đầu từ Sáng
Thế Ký, mà là khi tư hữu bắt đầu, tức là từ Đại Hồng Thủy, khi con
người bắt
buộc phải đặt tên cho từng chủng loại, lo nơi ăn chốn ở cho chúng, tức
là tách
chúng ra khỏi những chủng loại khác."
(Roland Barthes: "Không độ của cách
viết").
"Với những nhà thông thái, rạng đông
và hoàng hôn chỉ
là một hiện tượng, và những người Hy Lạp cũng nghĩ như vậy, bởi vì họ
dùng một
từ để xác định…."
"Rạng đông chỉ là
khởi đầu một ngày,
đêm xuống mới là
lập lại của nó."
(Claude Lévi-Strauss:
"Nhiệt Đới Buồn")
Muốn thống nhất võ
lâm thì phải là một
cao thủ vô địch.
Nhưng khi chẳng võ công nào vô địch cả thì làm sao? Tưởng chỉ có một
cách duy
nhất là nghiên cứu tất cả những võ công của thiên hạ. Ấy là tham vọng
của họ Mộ
Dung. Nhưng ai có thể thực hiện được khi ngay võ công của môn phái mình
cũng
chẳng mấy người luyện hết? Hơn thế nữa, những võ công phức tạp đòi hỏi
một nội
lực thâm hậu. Nội lực thâm hậu thì không những võ công nào cũng luyện
được mà,
như người ta biết, có thể lấy những miếng võ thật là thô thiển để thắng
những
võ công ảo diệu hơn. Như thế thì điều trọng yếu của võ học không cứ ở
võ công,
mà tới một độ nào, người ta chỉ coi là những cách khoa chân múa tay, mà
thật ra
ở nội lực. Nội lực mới là căn bản của võ học. Nhưng người ta hiểu rằng
có sự
trở về nguồn, ấy là tại võ học không còn thống nhất nữa. Và nếu sau này
Vô Kỵ
có thể thu võ lâm vào một mối thì cũng tại chàng đã tìm lại được nguyên
bản của
Cửu Dương chân kinh, và luyện một cách chu toàn môn thần công chép
trong kinh
ấy. Sự thâm hậu của nội lực tuy nhiên, mới là một điều kiện cần nhưng
chưa đủ.
Cái may thứ hai của Vô Kỵ là đã vớ được Càn khôn đại nã di tâm pháp mà,
nhờ nội
lực siêu phàm, chàng có thể lãnh hội trọn vẹn. Võ công trong thiên hạ
có nhiều
thật, nhưng đều cùng một gốc và chẳng ra khỏi những qui luật của tự
nhiên. Sao
người ta không thể tìm ra những qui luật chung cho những võ công ở đời?
Càn
khôn đại nã di tâm pháp không phải là một môn võ công ảo diệu hơn những
võ công
khác, nó là nguyên lý của mọi võ công, và người ta có thể coi nó như
một thứ
văn phạm đại cương, tổng hợp và giải thích những văn phạm đặc biệt. Cho
nên, dù
gặp những võ công phức tạp đến mấy thì nhờ Tâm pháp ấy, Vô Kỵ cũng có
thể định
ra cơ thức của nó và phá giải được. Khi thì chàng dùng ngay võ công của
đối thủ
để trả đòn làm cho y ngơ ngác không biết tên này làm thế nào mà biết
được những
tuyệt kỹ bí truyền của môn phái mình. Khi thì, ngộ nghĩnh hơn, chàng
chuyển
những đòn của đối thủ trở về đánh lại y và đồng bọn, gây ra không biết
bao
nhiêu cảnh khôi hài. Ai chẳng còn nhớ trận Huyền Minh nhị lão vây đánh
Vô Kỵ bị
chàng giở Đại nã di tâm pháp làm cho nhị lão, đòn người này trúng phải
người
kia, sau cùng giận quá đâm ra đánh nhau thực sự. Ấy là thuật "lấy gậy
ông
đập lưng ông" và chính nó cho phép Vô Kỵ khuất phục chúng anh hùng và
thống nhất võ lâm.
7. Giấc mộng bách
khoa.
"Ôi! Vương Ngọc Yến!
Nàng ở đâu? Người
con gái ấy chưa
bao giờ động thủ, nhưng võ công nào cũng thấu triệt… Và mỗi lần nàng mở
miệng
mách một thế võ cho một cao thủ thượng thừa thì, nghe cái giọng yêu
kiều và xa
xôi như đến từ một thế giới khác, người ta muốn nghĩ rằng nàng ở giữa
cuộc đời
như nàng tiên của tri thức thuần túy."
"Tiếc thay võ học
trong đời nàng chỉ
là chuyện phụ.
Người con gái ấy, cũng như Đoàn Dự, ngoài tình yêu chẳng coi gì là
trọng."
"Sự tổng hợp ấy, sau
Vô Kỵ, không xẩy
ra một lần
nữa."
"Cho nên người anh
hùng đích thực của
Kim Dung, như Vô
Kỵ, thường không phải là người của sáng tạo mà của sự trở về và sự tìm
thấy
lại."
ĐLV
Nhưng đâu có phải ai
cũng biết Càn
khôn đại nã di tâm pháp.
Cái may của Vô Kỵ chỉ đến một lần. Khi Triệu Minh muốn nghiên cứu võ
học Trung
nguyên thì nàng chẳng biết gì hơn là bắt cóc những cao thủ của chín đại
môn
phái, buộc họ phải thi triển những tuyệt kỹ bản môn cho nàng xem. Những
người
khác cũng có thể tìm cách học từng võ công một. Càng nhiều càng hay. Và
trên
con đường tri thức, võ học từ một phương tiện dần dần trở nên một cứu
cánh tự
tại. Khi ấy sinh ra những nhân vật như Vương Nạn Cô chuyên chế những
độc dược
càng ngày càng độc, để hết bỏ cho người này lại bỏ cho người khác, và
sau cùng
bỏ cho chính nàng nữa, trong mục đích duy nhất là để cho chồng nàng là
thần y
Hồ Thanh Ngưu phải xin chịu thua. Lại có Châu Bá Thông mê học võ hơn mê
gái,
luyện võ công không để áp chế ai cả, chỉ vì võ công và để… chơi. Ấy là
không kể
một Cưu Ma Trí võ công đầy mình cứ hết chạy ngang lại chạy dọc, suốt
đời bôn ba
tìm cách học thêm, tuy chẳng biết để làm gì. Nhưng ai ngờ rằng sự uyên
bác, mỉa
mai thay, trong cái thế giới bạo động và sự công hiệu trực tiếp ấy, lại
trở nên
một giá trị! Nó là tất cả uy danh của họ Mộ Dung, cái nên thơ Vương
Ngọc Yến,
và biến Tàng Kinh Các, nơi tích trữ những võ học kỳ thư trong Thiếu Lâm
Tự
thành một ám ảnh cho những người luyện võ. Ai chẳng còn nhớ cuộc gặp gỡ
mở đầu
truyện Đồ Long Đao giữa Quách Tường và Vô Sắc? Vô Sắc ỷ vào kinh nghiệm
và kiến
thức của mình, cuộc rằng sau mười chiêu võ ông có thể nhận ra môn phái
của
Quách Tường. Nhưng Quách Tường cướp tiên cơ, công một loạt mười thế võ
nguồn
gốc khác nhau mà nàng được những cao thủ danh trấn giang hồ truyền thụ
cho,
trước khi chấm dứt bằng một thế của chính Thiếu Lâm tự, làm cho, nếu
không xẩy
ra một chuyện tình cờ, Vô Sắc suýt nữa đành chịu thua. Hào hứng của câu
chuyện
là cuộc đấu võ đã thành ra cuộc đấu trí. Thắng Quách Tường thì làm gì
Vô Sắc
không thắng nổi. Nhưng ông muốn lấy cái học của mình để khuất phục
người con
gái ngỗ nghịch ấy. Và người ta không biết phục gì hơn, giữa tác phong
của nhà
sư và sự uyên bác của một cô gái mười mấy tuổi đầu. Cuộc đua võ học ấy,
tuy
nhiên, trong cái phong thái tài tử của nó, như ngấm ngầm lên án cái võ
lực thuần
túy. Sự thắng trận nào có ý nghĩa khi tất cả đều bị tương đối hóa? Con
người võ
hiệp Kim Dung trong một thế giới đã mất nguyên lý, trước khi, như Đoàn
Dự,
nguyền rủa võ học để tôn thờ nhan sắc, bắt đầu quên sứ mạng nhập thế
của mình
để lạc vào một giấc mộng bách khoa. Tham vọng bách khoa ấy không chỉ
giới hạn
trong phạm vi võ học. Như để nhuốm cho võ học một sắc thái tinh thần
ngày càng
đậm, người ta thấy các cao thủ tìm mọi cách để thực hiện sự tương kết
giữa võ
học và các môn học khác. Triết học có: ấy là những võ công khi đựa trên
Kinh
Dịch, khi mượn Phật học làm căn bản, khi thì lấy cảm hứng trong Lão
giáo. Y học
có: ấy là cả cái hệ thống huyệt đạo và kinh mạch trên thân thể con
người. Dược
khoa có: ấy là cái nghề chế thuốc độc và linh đơn tinh vi và phức tạp.
Nhạc
thuật có: ấy là tiếng sáo thống thiết của Hoàng Dược Sư, tiếng đàn
tranh gay
gắt của Âu Dương Phong, tiếng đàn cầm não nùng của A Bích. Thi ca có:
ấy là Đồ
Long Công mà Trương Tam Phong đã tạo ra từ tự hoạch của mấy câu ca dao
truyền
tụng cái bí mật của đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên. Ấy là không kể những
võ công
dựa trên một nghệ thuật cắm hoa, pha trà, đánh cờ, viết chữ vv… Một
cảnh thác
đổ, một thế chim bay, một kiểu rắn bò, một cách cọp ngồi, không có gì
trong tạo
vật giờ lại không thể là một nguồn cho võ học. Và con người võ hiệp của
Kim
Dung ngoài võ học, còn có hơn một sở trường. Mấy ai đã quên những trận
đồ của
Hoàng Dược Sư? Vừa là một kỹ sư, con người kỳ quặc ấy vừa là một nghệ
sĩ tài
hoa. Không những được tôn là kiếm khách, Hà Túc Đạo còn là kỳ thánh và
cầm
thánh nữa. Người ta thường gặp chàng, trong những khu rừng vắng, đánh
cờ một
mình và gảy đàn gọi chim ngàn ca múa. Trong khi ấy thì Tạ Tốn vẫn mang
sử ra
minh chứng cho tác phong bạo ngược của mình. Trương Thúy Sơn vẫn đam mê
thư pháp.
Đoàn Dự vẫn diễn thuyết về trà hoa. Anh Cô vẫn bạc đầu nghiên cứu toán
pháp.
Hoàng Dung vẫn thừa sức thi thơ với các danh tài nước Đại Lý. Nhưng có
gì mà
Hoàng Dung không biết? Kể cả khoa nấu bếp làm cho Hồng Thất Công thán
phục phải
truyền thụ võ công cho nàng trước khi để nàng kế nghiệp mình làm bang
chủ Cái
bang. Và còn tài cải trang của A Chu nữa, thoắt cái nàng đã biến thành
một bà
lão, thoắt cái thành một nam tử hán, và sau cùng đưa nàng đến một cái
chết thảm
khốc.
Con người võ học ngày
càng muốn uyên
bác. Tượng trưng cho
cái tham vọng bách khoa ấy là Tô Tình Hà. Không môn học nào ông không
nghiên
cứu. Nhưng rốt cuộc trong môn nào sở năng của ông cũng dở dang. Làm thế
nào một
cá nhân có thể tinh thâm được tất cả những môn học ở trên đời, khi một
cái mênh
mông của võ học cũng đủ làm người ta chóng mặt? Sự thất bại của Tô Tinh
Hà như
đã nói lên tâm sự của một thời đại trước cái kiến thức chung càng ngày
càng
tăng trưởng và phức tạp, nhưng cũng càng ngày càng tản mác. Trong Tàng
Kinh
Các, các võ học kỳ thư vẫn xếp thành chồng đầy. Ai là người thực hiện
được sự
tổng hợp của cái di sản ấy? Nhưng ngay biết hết được cái di sản ấy cũng
chưa có
người. Ôi! Vương Ngọc Yến! Nàng ở đâu? Người con gái chưa bao giờ động
thủ,
nhưng võ công nào cũng thấu triệt. Nàng có thể nói lên từ lịch sử đến
cơ thức
và khả năng của một võ công của một môn phái một cách tường tận hơn cả
ngay
những người của môn phái ấy. Cao thủ của môn phái này mới xuất thủ thì
nàng đã
biết là môn võ nào và cao thủ của môn phái kia sẽ dùng môn võ nào để
ứng phó.
Khi những đối thủ còn mò mẫn chưa biết nên giở những đòn gì cho phải
thì nàng
đã tiên liệu được tất cả những diễn biến của cuộc đấu. Và mỗi lần nàng
mở miệng
mách một thế võ cho một cao thủ thượng thừa thì, nghe cái giọng yêu
kiều và xa
xôi như đến từ một thế giới khác ấy, người ta muốn nghĩ rằng nàng ở
giữa cuộc
đời như nàng tiên của tri thức thuần túy. Tiếc thay võ học trong đời
nàng chỉ
là chuyện phụ. Người con gái ấy, cũng như Đoàn Dự, ngoài tình yêu chẳng
coi gì
là trọng. Hai người sinh ra để lấy nhau. Một người gần như biết tất cả
võ công
của thiên hạ và một người, nhờ Chu cáp thần công có sức hút công lực
của người
khác mà súc tích trong người nội lực của không biết bao nhiêu anh hùng.
Sự
tương kết giữa đôi trai gái ấy sẽ đưa tới kết quả nào? Không ai biết.
Nhưng
người ta biết rằng cả hai đều coi võ học như một cái gì phù phiếm, và
trước thế
chia đôi ấy, giữa kiến thức và nội lực, người ta không thể không nghĩ
rằng cái
thời đã hết, một khi Vô Kỵ, vừa có Cửu dương chân công, vừa có Càn khôn
đại nã
di tâm pháp, thâu tóm trong một cá nhân tất cả những có thể của võ học.
Sự tổng
hợp ấy, sau Vô Kỵ, không xảy ra một lần nữa.
Nhưng trong Thiếu Lâm
tự cũng như
trong lòng người võ lâm,
Tàng Kinh Các vẫn sừng sững làm chứng cho một chí chinh phục không bao
giờ
nguôi. Vẫn có người giết nhau, và khó hiểu thay, thí mạng để độc chiếm
một võ
công như ông già trong nhóm Trường Bạch tam cầm, đã trúng độc sắp chết
mà cứ
khư khư ôm lấy con đao Đồ Long không chịu mang ra đổi lấy giải dược,
chỉ vì
nghĩ rằng trong con đao ấy có giữ một võ học kỳ thư. Vẫn có những Châu
Bá
Thông, sau khi đã chán tất cả nhưng vẫn chưa biết chán võ học bao giờ.
Vẫn có
những Cưu Ma Trí suốt đời đi tìm những võ công lạ và sẵn sàng làm tất
cả để đổi
lấy tuyệt kỹ mà mình chưa được biết. Nhưng võ học mênh mông. Võ công
này chưa
thông đạt thì đã xuất hiện võ công khác phức tạp hơn. Khi chưa nắm được
cái
nguyên lý của võ học thì có biết bao nhiêu cũng vẫn là một cái biết dở
dang.
Các cao thủ phải học từng võ công một, cũng như trong Tàng Kinh Các,
cuốn võ
học kỳ thư này xếp lên cuốn võ học kỳ thư kia. Trí nhớ khi ấy có một ý
nghĩa
nên thơ. Nhưng kiến thức vẫn chỉ là một tổng số không bao giờ thành
tổng hợp.
Ngay Càn khôn đại nã di tâm pháp cũng chỉ là một tổng hợp rất lớn chứ
chưa có thể
nói là đã đạt tới nguyên lý cuối cùng của võ học. Người ta nhớ rằng Vô
Kỵ đã
luyện thông bẩy lớp của Tâm pháp ấy một cách dễ dàng. Nhưng tới lớp thứ
tám thì
chàng thấy rất khó và gặp những đoạn văn tối nghĩa chứa những mâu thuẫn
không
giải quyết được. Hình như người sáng tạo ra tâm pháp ấy tới một độ nào
cũng đã
vấp phải một bức tường không thể nào vượt qua. Hay tại Kim Dung cũng
muốn dành
một phần cho Thượng đế? Những Cưu Ma Trí, Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn,
sau một
đời khổ luyện, tưởng đã tới giới hạn cuối cùng của võ học thì, ngay khi
ấy, họ
chợt khám phá ra rằng cái tham vọng vượt bực của họ nghịch lại những võ
công
tối cao họ luyện được, mà mục đích là dẫn tới cái ý của võ học trong
một sự
lãng quên, và sự tương nghịch ấy đang ngấm ngầm dẫn họ đến chỗ tẩu hỏa
nhập ma.
Cảnh tượng ấy mới tuyệt vọng làm sao! Nhưng con người của Kim Dung,
trong giấc
mộng bách khoa, trong ý chí sáng tạo, trong tinh thần chinh phục của
nó, ngay
khi đã bị cái tham vọng của nó quật ngã, không phải đã không nói lên
một cái gì
vượt bực trong con người. Sự vượt bực ấy, tuy nhiên, như mang sẵn trong
nó cái
ngòi của thất bại. Con người có một sức sáng tạo không cùng. Nhưng tất
cả xảy
ra như càng sáng tạo người ta càng xa chân lý và càng thất lạc trong
cảnh tạp
loạn của cái kiến thức người ta đã tạo ra. Cho nên người anh hùng đích
thực của
Kim Dung, như Vô Kỵ, thường không phải là người của sáng tạo mà của sự
trở về
và sự tìm thấy lại.
***
Ghi chú:
Sự ra đời của Cửu
Dương thần công.
Cửu Dương thần công
được viết bên lề
một cuốn kinh. Bộ Thần
Điêu đại hiệp chấm dứt khi Dương Qua, trước khi tuyệt tích giang hồ
cùng người
yêu mà cũng là thầy, là Tiểu Long Nữ, đã giúp nhà sư Thiếu Lâm bắt hai
tên trộm
kinh sách trong có võ công, nhưng không kiếm thấy tang vật.
Bộ Ỷ Thiên Kiếm và Đồ
Long Đao bắt đầu
từ nghi án đó: sự mất
tích của một nguyên lý.
Nguyên lý mất tích,
nhưng dấu vết của
nó vẫn còn, qua Giác
Viễn và đệ tử của ông, và "trở thành hiện thực", qua cuộc tỉ võ giữa
Côn Luân Tam Thánh với Trương Quân Bảo.
Và qua những lời lẩm
bẩm trước khi
chết của Giác Viễn. Ba
người được nghe. Một hiểu hết, là nhà sư Vô Sắc, nhưng ông cũng tuyệt
tích
giang hồ sau đó. Một nghe, nhưng không hiểu hết, là Trương Quân Bảo, do
còn nhỏ
chưa từng học võ công. Một nghe, nhưng cũng không hiểu hết, là Quách
Tường, chỉ
vì sở học trước đó của nàng khác hẳn những gì nàng nghe được, từ miệng
nhà sư.
Đây là tư tưởng cơ
bản của Roland
Barthes: vấn đề ý nghĩa
(le problème de la signification), và con người, như là kẻ tạo ra những
ký hiệu
(Homo significans). Quách Tường khăng khăng không tin những gì mình
nghe được –
những ý nghĩa mới về võ học, từ miệng nhà sư, trong cơn hấp hối, đọc tứ
lung
tung, đâu là trang Kinh, đâu là võ công viết bên lề- là do sở học của
nàng
trước đó: muốn thắng địch là phải ra đòn trước, để cướp tiên cơ. Cửu
Dương thần
công nói ngược lại. Vô Kỵ, khi xả thân cho Minh Giáo, chịu đòn của Diệt
Tuyệt,
phải tới chưởng thứ ba, mới nhận ra nguyên lý này: địch mạnh mặc kệ
nó…. Một
cách nào đó, Cửu Dương thần công là một nguyên lý đảo ngược quan niệm
võ công
có trước nó. Người ta đã chẳng coi Marx lật ngược luận lý của Hegel và
sáng tạo
ra duy vật biện chứng pháp? Và từ những mảnh vụn của Cửu Dương thần
công, võ
lâm Trung nguyên đã có thêm một số môn phái, mỗi môn phái lại đem đến
cho võ
học những võ công mới, những quan niệm mới về võ học: nào là một lạng
đấu ngàn
cân, Thái cực quyền, Thái cực kiếm mà nguyên lý của nó là phải quên hết
những
chiêu thức…
Và đó là một trong
những hạnh phúc
được làm người: được tự
do ban ý nghĩa cho sự vật.
Cho nên, hãy cùng
than với Đỗ quân:
Cảnh tượng mới tuyệt
vọng làm sao! Sự mất tích nguyên lý [Cửu Dương thần công] dẫn tới tham
vọng
vượt bực... và cuối cùng khám phá ra rằng nghi án mất kinh phật nằm
ngay trong
sự lãng quên của con người…
***
Nội lực mới là căn
bản của võ học.
Nhưng nội lực cũng
mang trong nó mầm
thiện, hoặc ác. Du Thản
Chi, công lực thượng thừa do luyện thành Dịch Cân Kinh, trong người lại
đầy
chất kịch độc, đòn đánh trúng Bao Bất Đồng, độc như thế, lạnh như thế
(do chất
hàn độc của băng tầm), nhưng kẻ bị đòn vẫn khăng khăng, đây là võ công
của Phật
môn. Càn khôn đại nã di, oai lực là như thế, nhưng khi Vô Kỵ sử dụng để
đấu với
ba nhà sư vai vế chữ Độ, cùng với Chu Chỉ Nhược, nhằm cứu Tạ Tốn, chàng
chẳng
cần bị đánh trúng, nhưng suýt nữa trở nên khùng, nếu không có những lời
tụng
kinh của Tạ Tốn từ dưới hầm sâu vọng lên hoá giải hết ác niệm trong
người Vô
Kỵ. Xem thế, "nguyên lý của mọi võ công", hay cái thực hành (praxis)
không phải là "nguyên lý của mọi nội công" (lý thuyết). Chính vì vậy,
khi Cưu Ma Trí tự khoe thành thạo đủ 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, chỉ có Hư
Trúc biết
là nhà sư Thổ Phồn này nói láo, và đã sử dụng nội công của Đạo gia ra
đòn Niêm
hoa vi tiếu (?) đánh thủng ngực vị cao tăng Thiếu Lâm. Bị Hư Trúc tố
cáo,
"đó không phải là võ công của Thiếu Lâm", Cưu Ma Trí, vì không biết
Hư Trức là đệ tử của Thiên Sơn Đồng Mỗ, tức là cũng biết môn nội công
tiểu vô
tướng công (?), nên đã cho rằng, bởi vì đòn của mình quá "bá đạo" nên
mới lộ tẩy: điều này chứng tỏ, muốn sử dụng võ công Thiếu Lâm phải có
nội công
Thiếu Lâm. Nói rõ hơn, phải có Phật pháp ở trong lòng: Cao tăng Thiếu
Lâm, và
chúng anh hùng chẳng đã "lắc đầu chiêm ngưỡng"cuộc đấu giữa Hư Trúc
và Đinh Xuân Thu, hai đại cao thủ Đạo gia: như hai vị thần tiên nhẩy
múa, nhưng
đòn nào cũng chí mạng. Cũng chính vì tập luyện võ công Phật môn (thực
hành), mà
lại không có Phật tính (lý thuyết), nên Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn
mới bị
trọng thương, sau nhờ nhà sư già dùng qui tức công cứu chữa, và sau đó
qui y
cửa Phật; còn Cưu Ma Trí, do cũng là người cửa Phật, cho nên đại họa
chỉ xẩy
tới khi tham lam học thêm môn Dịch Cân Kinh…
Vương Ngọc Yến thuộc
lòng võ công
trong thiên hạ, chỉ trừ
Lục Mạch Thần Kiếm, Dịch Cân Kinh. Liệu có thể coi hai môn võ công này
là độc
nhất trong thiên hạ? Dịch Cân Kinh đã có người học được, là Du Thản
Chi, nhưng
khi xuất thủ nó lại trở thành tối độc, do chất độc của con băng tầm.
Lục Mạch
Thần Kiếm, xuất thủ khi được, khi không. Điều này chứng tỏ: Cái đẹp
nhất, cái
tuyệt hảo, là cái bất toàn, và chúng ta có thể nói theo George Steiner:
"chưa hoàn tất" là mật khẩu đi vào thế giới võ học của Kim Dung.
***
"Cho nên người anh
hùng đích thực của
Kim Dung, như Vô
Kỵ, thường không phải là người của sáng tạo mà là của sự trở về và sự
tìm thấy
lại".
Theo Đỗ Long Vân, Vô
Kỵ đã có được cả
hai, Cửu Dương (nội
công thượng thừa của Thiếu Lâm) và Càn khôn (nguyên lý của mọi võ
công), thâu
tóm trong một cá nhân tất cả những có thể của võ học. Sự tổng hợp ấy,
sau Vô
Kỵ, không xẩy ra một lần nữa.
Nhưng Vô Kỵ, cho dù
đã được "tổng
hợp", chỉ trở
thành thiên hạ đệ nhất cao thủ, khi trở về Võ Đang học được Thái Cực
Kiếm, và
được Trương Tam Phong dậy bảo thêm về võ học. Nhờ vậy, Vô Kỵ đã đã bại
Huyền
Minh nhị lão tại ngôi chùa, nơi Triệu Minh giam giữ quần hào võ lâm.
Chứng kiến
trận đấu, Minh Giáo hữu sứ Dương Tiêu đã phải thốt lên: Trương Tam
Phong là
"người nhà trời" là vậy.
Tuy võ công của
Trương Tam Phong là từ
một mẩu vụn của Cửu
Dương chân kinh mà ra, nhưng Thái Cực Quyền Kiếm, Miên chưởng… là hoàn
toàn do
Trương Tam Phong sáng tạo. Giả sử không có Trương Tam Phong, Cửu Dương
chân
kinh không thể nào đạt được đến mức tuyệt hảo của nó, qua đệ nhất anh
hùng
trong thiên hạ, là Vô Kỵ. Điều này chứng tỏ: không thể chỉ có "sự trở
về,
tìm thấy lại". Sáng tạo chỉ là lập lại, nhưng một sự lập lại không
giống
như trước nữa.
Và cái cảnh trở về
tìm thấy lại, phải
chăng nó giống như một
anh chàng gặp tiên gặp hồ, khi tỉnh giấc, thấy chung quanh không còn
lâu đài,
mà là mồ mả, mở đôi hài của người đẹp ra mân mê, thì đôi hài biến thành
sương
thành khói, hoặc tựa chiếc lá vàng nhẹ nhàng bay lên thinh không…?
**
Giấc mộng bách khoa:
Vai trò của Triết
học, Thi ca… trong
truyện võ học.
Roland Barthes nhận
xét "văn chương
của chúng ta"
đã mất khá thời gian mới khám phá ra "vai trò phụ", của những gì ở
bên ngoài con người và ở bên trong một cuốn tiểu thuyết: Phải đợi tới
Balzac
tiểu thuyết mới không còn chỉ là chuyện giữa người và người, mà cũng
còn của đồ
dùng, vật liệu. Chúng được gọi ra để chơi vai trò của chúng trong tiểu
thuyết.
Làm sao Grandet biển lận, theo nghĩa đen của từ này, nếu thiếu những
mẩu nến,
những miếng đường, cái thập tự bằng vàng?
Cũng thế, vai trò của
những triết,
thi, họa… ở trong tiểu
thuyết của Kim Dung. Thiếu tài hóa trang của A Chu, làm sao thảm kịch
Người Đại
Ác đạt tới mức bi thương đến như vậy? Cái chết của A Châu, là do nàng
tự
nguyện, cho nên không thể nói là thảm khốc, nhưng "Tuyệt Bi" bắt đầu,
khi A Châu giả dạng một vị sư vào Thiếu Lâm ăn trộm Dịch Cân Kinh… Đây
là nghi
án thứ nhì, sau nghi án thứ nhất xoay quanh cuốn kinh "ở trong dầu",
tức Cửu Dương chân kinh.
Ôi! Thông minh như
Kiều Phong, cẩn
trọng như Kiều Phong, tại
sao lại không nhận ra những dáng dấp quen thuộc của A Châu, khi hóa
trang làm
Kẻ Đại Ác?
Hay là tại hận thù
làm mờ lý trí?
Nhưng nếu không có sự lầm
lẫn đánh chết người yêu, làm sao nhận ra, là người yêu vì mình mà chịu
chết?
Bi kịch đẻ ra bi
kịch: Chứng kiến Kiều
Phong đánh chết chị,
và những giọt nước mắt đổ xuống hoà với máu, A Tỉ nhận ra người yêu
đích thực
của mình là Kiều Phong… Tình Yêu ở trong Kim Dung là "đệ nhất cái
đẹp"!
Nhân đây, xin giới
thiệu bài viết của
một nữ độc giả, hay là
một hồng nhan tri kỷ của ông:
"Còn mãi Kim Dung."
Phương Hồng Diễm
(Trung Quốc).
"Nào biết đó là nỗi
bi ai cho tôi hay
nỗi bi ai của
cuộc sống đây?"
Khoảng mười năm
trước, khi Kim Dung
một thân, một kiếm đi
khắp Thần Châu, tôi mới 18 tuổi, đang còn đi học.
Các bạn học sinh nam
chuyền tay nhau
đọc như điên, thành hẳn
một phe đối lập với Quỳnh Dao của phe nữ. Chỉ trong một lúc mà thế giới
chia
hẳn thành hai cực nam, bắc; một bên bóng đao ánh kiếm, một bên người
đẹp như
tranh.
Mười năm trước đây,
hầu hết học sinh
đều rất nghèo, nhưng
đám Kim Dung lại dương dương đắc ý, chỗ nào ống tay áo phất tới là kết
giao bạn
bè. Do túi rỗng không xu, các bạn trai bèn phân công nhau mua, hẹn ngày
chuyền
tay nhau đọc. Cứ đến cuối tuần thì trong lớp học hay trên bãi cỏ thế
nào cũng
có các hiệp sĩ võ lâm họp mặt nhau lại để ấn chứng võ nghệ, vui quên cả
mệt mà
rèn luyện công lực nội thân. Có điều họ giao lưu võ công không cần dùng
đến tay
chân mà chỉ dùng mồm: nào Đông Tà, Tây Độc, nào Nam Đế, Bắc Cái, nào
Tuyết Sơn
Phi Hồ, nào Thần Điêu hiệp lữ… mười tám ban võ nghệ đều khảng khái từ
miệng
phát ra, thỉnh thoảng lại thêm một số ca từ, thơ phú điểm xuyết giữa
chừng để
tăng thêm vị bi tráng sâu xa. Tất nhiên cũng có khi động thủ, ấy là lúc
đôi bên
bất chợt đấu khẩu, đấu đến mức lục tung cả Kim Dung đến cùng cực mà vẫn
không
phân biệt được sắc thu, cũng là đến lúc cưỡi hổ khó xuống, chỉ còn cách
dùng
chưởng, đúng như Kim Dung nói, là đã đến lúc tỉ thí nội lực rồi. Nếu
đúng lúc
này không may có mấy nàng Quỳnh Dao đứng cạnh, đưa mắt xinh như mộng
thẫn thờ
xem trận đấu thì sự việc lớn bậc nhất đồn ầm lên trong làng võ lâm ngày
hôm sau
ắt là tin "một chết một bị thương" giữa hai cao thủ nội lực ngày hôm
trước.
Bây giờ nghĩ lại tình
hình lúc ấy, bất
giác không tránh khỏi
mỉm cười, nhưng câu chuyện hồi ấy, nơi kết quả khiến ai nấy đều cảm
động. Các
bạn nam trong lúc văn tài rờ rỡ, để hết tâm trí vào một kiếm cho xong
ân oán,
quyết chí giang hồ và những ánh mắt si ngây nhìn theo quả thực ai cũng
phải
thổn thức.
Trong một buổi hoàng
hôn se lạnh, lá
vàng lác đác rơi trước
gió thu, tôi gặp một bạn nam để mượn Kim Dung; tôi nhớ lúc ấy dường như
bên sân
bóng, khá lạnh. Trong lúc vui mừng tột độ, bạn nam xúc động đến nỗi hai
mắt
sáng lên. Ánh mắt ấy, xuyên qua cặp kính dầy cộm phản chiếu lại ráng
chiều tĩnh
mịch, thật là sảng khoái lâm ly chẳng khác gì đi giữa chốn giang hồ
hiểm ác,
cuối cùng gặp được tri âm, nhất là tri âm ấy lại là hồng nhan.
Anh bạn trước hết
khen Thiên Long Bát
Bộ với tôi, đồng thời
say sưa đọc thuộc lòng những tiêu đề mỗi hồi trong sách. Giới thiệu
nhiệt tình
đến thế, tất nhiên tôi không thể không có gì đáp lại, thế là nhận sách
xong,
tôi mỉm nụ cười rồi mới quay gót bước đi. Anh chàng kinh ngạc lần nữa
rồi cất
tiếng thở dài xa xa vọng lại: "Mĩ mục miện hề, xảo tiểu thuyến hề!"
[Chữ trong sách Luận Ngữ, dẫn lại từ bài Thạc nhân trong Kinh Thi,
nghĩa là: Má
lúm cười xinh sao, mắt long lanh đẹp sao! Chú thích của nhà xuất bản].
Đọc rồi mới thấm thía
với cảm giác
"túy lúy biết rượu
ngon", thì ra Kim Dung uyên bác tinh thâm nhường ấy. Đọc vào tình tiết
thì
không còn làm chủ được mình nữa. Anh hùng mĩ nữ, chí cương chí nhu, bàn
về kiếm
ở Hoa Sơn, máu chảy tràn trên sa mạc, dưới bút bậc đại sư, giang hồ tuy
gian
hiểm ác độc song lại cũng vô hạn phong quang. Đọc đến chương "Hứa hẹn
suông chăn bò dê nơi biên tái", trong đêm mưa gió não nề, trên lầu nơi
cầu
nhỏ, Kiều Phong vung một chưởng ra, A Châu hồn lìa theo gió. Chưởng đó
chẳng
những làm vỡ vụn tuyết bay nơi biên ải, làm lỡ lời thề cùng nhau chăn
bò dê, mà
còn khiến nước mắt tôi bỗng chốc thành trận mưa rào. Lúc ấy trái tim
thiếu nữ
cho rằng đó chính là tình yêu vĩ đại bậc nhất. Nếu đem so, Quỳnh Dao
nào đáng
kể gì? Gương chuốc sầu làm bài thơ mới, không bệnh mà rên, có vậy mà
thôi, từ
ấy bèn giã biệt Quỳnh Dao.
Đọc hết cả bộ truyện
xong tỉnh giấc,
thấy thế giới vẫn y
nguyên, cái gì đẹp vẫn đẹp, cái gì xấu vẫn xấu, tự mình không thể trừ
lũ bạo
ngược, cũng không thể yên dân lương thiện. Đêm dài dằng dặc, nào đâu
cao thủ
thiếu niên tự trời xuống bảo vệ quanh mình? Tuyết bay tơi tả, nào đâu
hiệp sĩ
áo trắng bầu bạn cùng ta nơi góc biển chân mây? Thôi cho rồi, không xem
cũng
vậy.
Nhưng không bao lâu
sau, chẳng cưỡng
nổi sức lôi cuốn của rất
nhiều chàng kính cận lêu đêu như sào trong giới võ lâm, cuối cùng một
lần nữa
tôi lại tìm đến người bạn trai hồi nào.
Với thần sắc như dự
liệu, chàng thở
dài một hơi bảo tôi:
-Người chốn giang hồ,
thân không làm
chủ mà! Bộ Tiếu Ngạo
Giang Hồ này tôi mới mua xong, bạn xem trước vậy!
Vẻ mặt anh chàng như
cứu người khỏi
nước sôi lửa bỏng, tôi
nhìn thấy mà thương!
Bây giờ tốt nghiệp
rời trường đã mươí
năm, tôi không còn đọc
tiểu thuyết võ hiệp nữa, chỉ nghe loáng thoáng trong giới võ lâm đã có
thêm Cổ
Long, Ôn Thụy An cùng nhiều danh gia khác, song tôi đã là vợ, là mẹ, dù
ở chỗ
sâu kín nhất trong lòng, vẫn thủy chung dành một phần hướng về cảnh
tượng giang
hồ vô cùng đẹp thú, thì, theo tầm vóc con trai [của tôi] ngày một cao,
phần
hứng thú đó cũng ngày một giảm cho tới lúc hóa thành số không.
Cuộc sống cứ thế trôi
qua từng ngày,
tẻ nhạt và mệt mỏi,
cảnh tượng xiêu lòng xa trông giang hồ giữa lúc chiều tà nhuộm máu,
trăng sáng
gió thu, đăm đăm nhìn thế giới, đã như ở một nơi nào xa lắc, còn bầu
bạn bên tôi
chỉ có đứa con trai chưa hiểu biết gì về thế giới này mà lại muốn nhảy
ra thử
sức, không hề biết sợ là gì. Mặc dù cháu còn quá nhỏ, quá nhỏ nhưng đôi
mắt
trong xanh của cháu ít nhiều cũng khiến tôi nhớ lại khoảng trời sáng
sủa, thuần
nhất, chân chất ngày nào.
Trong những đêm ẩm
ướt và quạnh quẽ,
tôi cũng có đọc sách.
Nào "Dương Xuân bạch tuyết", nào "Hạ Lí ba nhân"
["Dương Xuân bạch tuyết" là một khúc hát cao nhã của nước Sở thời
Chiến quốc, đối lập với "Hạ lí ba nhân", tên một khúc hát dân gian.
Sau này dùng để chỉ tác phẩm cao nhã và tác phẩm đại chúng. CTNXB],
song thực
lòng mà nói, đọc thì có đọc đấy nhưng không sao cảm động nổi. Sách vừa
rời tay,
ngày hôm sau đã không còn mảy may vương lại.
Một hôm tôi về nhà
mẹ, ngẫu nhiên bắt
gặp hai tập "Ỷ
Thiên đồ long kí" dầy cộm trên đầu giường em trai, hai chữ "Kim
Dung" đập ngay vào mắt. Sau một thoáng ngẩn người, tôi đưa tay cầm lên.
Cái văn quen thuộc của đại sư phả vào mặt mũi khiến người đọc cảm động
mãi
không thôi. Cầm lòng không đậu, khoé mắt tôi dường như cũng hơi ươn ướt.
Mười năm nay, chưa
từng có cuốn tiểu
thuyết nào khiến lòng
tôi thổn thức nhường ấy. Nào biết đó là nỗi bi ai cho tôi hay nỗi bi ai
của
cuộc sống đây?
Phạm Tú Châu dịch
(Theo báo Tân hoa
văn, số 7 năm 1995).
***
Tiểu thuyết như là
tổng số những tri
thức của mọi thời đại,
giấc mộng bách khoa này cũng là của Kim Dung, và chúng ta có thể áp
dụng câu
sau đây cho chính ông: Sau Kim Dung, không còn xẩy ra nữa. Nói rõ hơn,
tiểu
thuyết võ hiệp của ông vẫn thuộc dòng chính thống, với một nhân vật như
là hiện
thân của cuộc xung đột giữa chính và tà. Sau Kim Dung, muốn viết, là
phải đổi
khác, Tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long là một thí dụ.
Tô Tinh Hà sự thực
không có tham vọng
bách khoa, mà chỉ mê
có tới… ba bốn cái đẹp: Cầm Kỳ Họa và Võ. Một cách nào đó, ông đã đạt
được cả
ba. Họa: Bức vẽ Vương Ngọc Yến. Đàn: Qua nhân vật A Kiếm. (Độc giả còn
nhớ cuộc
thi đấu nội lực giữa nhà sư Thổ Phồn và A Kiếm qua tiếng đàn của A
Kiếm, và
Đoàn Dự xuất thủ Lục Mạch Thần Kiếm đánh bị thương nhà sư Cưu Ma Trí)…
Kỳ: ván
cờ Hư Trúc… Toàn những đệ nhất kỳ quan trong thiên hạ!
Nguyễn Quốc Trụ giới
thiệu