|
Dương Thu Hương: “30 tháng
Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ”
Phỏng vấn của Đinh Quang
Anh Thái
Dương Thu
Hương: (thở dài) Ðiên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có
hai lần
khóc.
Lần thứ nhất
khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi
người trong
đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi
xuân của
tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa
rộng của
miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất
bản
trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều
có tác
phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương
tiện
thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người
miền Bắc
là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà
nước quản
lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ
được tin
tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc.
Còn toàn
bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ
được nghe một
tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ
vì nó
chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam
người ta
có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . . nếu người ta muốn.
Ðó mới là
chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua
chế độ
man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá
và nhầm lẫn
lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
Lần thứ hai
tôi khóc là năm 1984 khi tôi đến Mascơva. Tất cả những người Việt Nam
khác đến
đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì nhục nhã không thể tả được.
Vì khi ở
trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc mình là dân tộc anh hùng và là
một dân
tộc cũng có được một cuộc sống xứng đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong
một phái
đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn thấy ra rằng, người Việt Nam bị
khinh bỉ.
Người Việt Nam đầu đen chỉ xếp hàng trong các đội quân dài dặc các bà
già Nga bụng
to để mua nồi áp xuất, bàn là điện nhằm gởi về nước. Những người bán
hàng họ mắng
cho như là mắng khỉ ấy. Họ mắng cũng đúng vì người mình khuân hàng đống
nồi, hàng
đống sản phẩm của người ta để tuồn về nước. Khi đứng ở khách sạn Peking
nhìn xuống
đường, tôi thấy những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo
complet gớm
giếc trông như những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng
và tôi
khóc. Một nhà văn Nga mắng tôi. Anh ta bảo rằng, “người ta đi Nga người
ta sung
sướng, còn bà thì tại sao bà lại khóc như cha chết vậy. Sao lại vớ vẩn
thế”.
Anh ta không biết nỗi đau đớn của tôi khi thấy thân phận của người Việt
Nam.
Man rợ thắng
Văn minh.
Hiển nhiên,
trước mắt thì ai cũng thấy như thế. Nhưng đấy là mặt nổi của vấn đề.
Ngay cả bà
DTH, cũng không thể nhìn sâu hơn, để mà nhận ra, là, đâu có phải tự
nhiên mà
thanh niên Miền Bắc nhỏ máu đầu ngón tay viết đơn tình nguyện vô Nam.
Nhà văn Bùi
Ngọc Tuấn nhìn "sâu" hơn, coi tình trạng man rợ của Miền Bắc, là nằm
trong chính
sách “pha lê hóa”, ông bị nhà nước bỏ tù, mà còn phải cám ơn nhà nước,
bởi nếu không, làm
sao lấy được Miền Nam?
BNT viết:
Trong chiến tranh, việc
gìn giữ hậu phương là vô cùng quan trọng. Hậu
phương là gốc rễ, là cội nguồn, là căn cứ bảo đảm sống còn cho tiền
tuyến, cho chiến đấu và chiến thắng.
Khẩu hiệu: Dù phải đốt cháy dẫy Trường Sơn cũng vẫn chiến đấu tới thắng
lợi hoàn toàn đã thể hiện rõ quyết tâm của miền Bắc giành chiến thắng
bằng bất kỳ giá nào. Sự có mặt của 50 vạn sĩ quan và binh lính Mỹ cùng
quân đội các nước đồng minh như Nam Triều Tiên, Úc,... tại miền Nam
Việt Nam đã đẩy miền Bắc Việt Nam vào những năm tháng cực kỳ gay go
gian khổ: Dốc toàn bộ nhân lực, vật lực, hy sinh tất cả cho cuộc chiến.
Trong cuộc chiến tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha
lê hoá hậu phương. Những người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những
người có biểu hiện thiếu lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản,
những phần tử đáng ngờ, những kẻ trộm cắp, du thủ du thực,... tóm lại
tất cả những gì là vẩn đục so với yêu cầu trong như pha lê của một xã
hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và đó được coi là một biện
pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe những người
khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung.
Giả như Miền Bắc văn minh
như... Miền Nam, thì liệu có "thoát" cuộc chiến "lầm lẫn"?
Giả như đúng
là man rợ thắng văn minh, thì kể từ 30 Tháng Tư 1975, đất nước thống
nhất, xứ Mít
có đủ mọi khả năng, cơ hội, cứ phăng phăng mà tới văn minh, vậy mà đi
lùi đến
như hiện nay, là sao?
Rồi còn cái đám
tinh anh Miền Nam, được Miền Nam cho đi du học, như là 1 cái nguồn dành
cho hậu
chiến, chúng quá rành chế độ văn minh của Miền Nam, tại sao cho đến giờ
chúng vẫn
bợ đít… man rợ?
GCC nhìn
khác bà DTH: Cuộc chiến Mít là giấc mơ đẹp nhất của dân Mít. Dân Mít
được Thượng
Đế cho có mặt ở trên cõi đời này, là để thực hiện nó, dòng dã theo suốt
chiều
dài lịch sử Nam Tiến của nó.
Bạn có thể
giải thích lịch sử Nam Tiến của dân Mít, như là 1 cuộc chạy trốn man
rợ, mà nguồn
gốc của nó là Cái Ác Bắc Kít, như trường hợp Nguyễn Hoàng bỏ chạy Miền Bắc, tìm chốn vạn đại dung thân.
Cái khốn kiếp,
chỉ xẩy ra sau ngày 30 Tháng Tư 1975.
Làm gì có
hàm hồ, lầm lẫn của lịch sử.
Mặc dù cái bề
ngoài phỏng giái, cởi mở, đám Trùm VC hiện thời, về mặt chính trị,
chúng bảo thủ
đến tận lỗ đít, như bất cứ 1 tên Trùm VC, kể từ khi thống nhất đất nước.
Đứng đầu
là anh y tá dạo, giao liên ngày nào, Anh Cu Dzũng, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ
Tướng VC, và Chủ Tịt Nước
Trương Tấn Sang, dưới trướng là một lũ lâu la bộ hạ, chỉ 1 dúm này đã
tàn bạo dẹp tắt lực lượng hô hào dân chủ phát sinh từ trong nước,
chẳng mắc mớ liên
hệ gì với hải ngoại, có tên là Khối 8406,
lấy hứng từ Charter 77,
của Czechoslovakia. Thành lập từ năm
2006, lực lượng này thu
hút hàng ngàn người công khai ủng hộ, và có vẻ như còn hàng ngàn người
khác, không
công khai ra mặt, trước khi nhà nước VC chặt đầu nhóm, bằng cách thẩy
cả chục đấng
bày trò vô tù. Thêm vào đó, nhà nước VC mò tới những vị thầy chùa, thầy
tu,
linh mục, khi họ đòi hỏi mở rộng cánh cửa tôn giáo, mấy năm gần đây,
chúng bèn
cộng thêm cả những người yêu nước, kêu gọi dân Mít đứng lên chống lại
đàn anh Tẫu
ngày nào.
Tuy nhiên, dù rủi ro, hiểm nguy chờ đợi, những nhà hoạt động Việt Nam
tiếp tục lớn giọng đòi hỏi đa
nguyên chính trị, vạch mặt tham nhũng, hối lộ, đòi cho bằng được tự do
ngôn luận
–biết trước con đường đi vô tù, hay, nếu may mắn, chạy trốn ra được hải
ngoại, như là những
nhà tị nạn chính trị.
Với những
quan sát viên trường kỳ theo dõi Việt Nam, đám chóp bu sợ điều này xẩy
ra, cũng chẳng kém.“Chúng theo dõi sát sao
chuyện xẩy ra, và
‘no nắng’”, Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về chính sách ngoại giao của
VC ở Đại
Học George Mason, phán. “Trong quá khứ Mít VC dùng vai trò của mình ở
ASEAN để
thúc đẩy Miến Điện thay đổi, nhưng bây giờ Miến thay đổi nhanh hơn Việt
Nam”. Bắc Bộ Phủ
ở Hà Nội đi sai một nước cờ: Trước đây, những quan tâm về nhân quyền
ở Miến Điện ảnh hưởng đến vai trò và tính hợp pháp quốc tế của tổ chức
ASEAN, vì
vậy, đóng cửa bảo nhau,Việt Nam và những nước khác trong khối kín đáo
yêu cầu
Hội Đồng Quân Nhân Miến lỏng bàn tay sắt. Mít VC đâu ngờ, đùng 1 phát,
Miến
quay 1 cú 180 độ, và với một Miến Điện càng
ngày càng bớt “Cớm Trị”, Bắc Bộ Phủ như ngồi trên chảo lửa. “Nếu nhân
quyền
khởi sắc ở Miến thì VC cũng phải làm sao được như họ, thế
mới khổ cho nhà nước VC", theo Carl
Thayer, một chuyên gia về Việt Nam ở Australian Defense Force Academy.
Bắc Bộ
Phủ còn sợ mất mẹ nó cái vai trò trung gian số 1 của họ, giữa Mẽo và
Tẫu.
“Mít VC
sợ biến thành kẻ bị phỉ nhổ, so với Miến Điện, được thương yêu, trong
khối
ASEAN”, Thayer phán.
Amoz Oz đọc Y Sĩ Đồng
Quê của Kafka
Bạn
đọc Y Sĩ Đồng Quê, và
tưởng tượng ra rằng thì là, đây chính là linh hồn của
một miền đất, nghe tiếng cầu cứu của một con bệnh trầm trọng ở mãi tận
miền
nam, và, tìm đủ mọi cách để đến bên giường người bệnh, do không có
ngựa, nên phải
mượn đôi ngựa của con quỉ ở nơi chuồng lợn, và vì thế mà phải hy sinh
cô hầu
gái, cuối cùng nhận ra, chỉ là báo động hoảng, và ngửa mặt lên trời la
lớn: "Ta
bị lừa, bị lừa, bị lừa!"
Và đây là hình ảnh của viên y sĩ sau khi bị lừa:
"Trần trụi, phơi người ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất,
với cỗ
xe trần thế, với cặp ngựa ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng"
("Naked, exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an
earthly vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray."
Một cách nào đó, viên y sĩ của Kafka còn xuất hiện dưới cái mặt nạ của
một vua
Lear, của một ông tướng về hưu.
Thê thảm nhất, là, sau khi đã xây dựng xong địa ngục, với sự đóng góp
của mình ở
trỏng, viên tướng già về hưu, và phải sống nhờ vào cái chuồng lợn của
cô con
dâu, được vỗ béo bằng những thai nhi !
Cái chết của Lucien de Rubempré là một bi kịch lớn trong đời tôi, Oscar
Wilde
đã từng tuyên bố.
Nhưng Lucien de Rubempré là ai?
Một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết của Balzac.
Varga Llosa, "chuẩn" Nobel như tin của AFP ở trên, tin rằng, lời tuyên
bố của
Wilde, là
phải được hiểu theo nghĩa 'thực tại ở đời", theo nghĩa đen!
Bởi vì có những nhân vật giả tưởng còn thực hơn cả sự thực!
Viên
y sĩ đồng quê của Kafka là một "vĩ nhân" như thế! (1)
Cô gái Rose hình như đã
nói ra những điều kiện thực sự của tờ
khế ước, của Kafka: "Bạn chẳng thể nào biết điều bạn đang tìm, trong
chính
căn nhà của mình".
Tội lỗi ngồi thu lu đằng sau "cánh cửa ọp ẹp của cái
chuồng heo đã bỏ hoang từ bao nhiêu năm tháng...".
Theo nghĩa trên, Tolstaya
phán, chủ nghĩa CS không từ trên
giời giáng xuống đầu dân Nga, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang
vắng
của lịch
sử.... (1)
Với xứ Mít, thì nó là Cái
Ác Bắc Kít, và có thể còn là Kẻ Thù
Truyền Kiếp của nó, là Anh Tẫu Phía Bắc, mà, trong khi chống nó, để
“tồn tại”, “sống
sót”, Cái Ác Bắc Kít nẩy sinh, và cứ thế sinh sôi nẩy nở, cho đến ngày
30 Tháng
Tư 1975, bùng nổ ra và trở thành điều mà
Milosz gọi là “anus mundi”, cũng đã từng xẩy ra tại xứ sở Ba Lan của
ông. (2)
(1)
Tatyana
Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại
Cấm, và
chỉ được đọc qua bản dịch, Những
Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21),
cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư
duy
chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những
tầng sâu
hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã
từng bảo
nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau. Chính cái phần Á-châu
man rợ đó
đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà
khẳng định,
nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống
dai như
thế. Puskhin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một
cuộc
cách mạng Nga!
(2)
Anus Mundi có nghĩa là
hậu môn của thế giới.
Theo Milosz,
một người Đức
đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi,
tiếng La
Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world],
tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định
nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới
có cơ quan sinh dục
riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có
cloaca, tức hậu
môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus
mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn
từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần
Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn
theo
nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái,
Emmanuel
Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của
thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
1975: Năm Cái Ác Bắc Kít biến thế giới thành Bãi Đánh Hàng!
Cuộc chiến Mít
chẳng có tí ngu xuẩn, lầm lẫn lịch sử, mà còn bắt buộc phải xẩy ra, nếu
không
thì phải làm cho nó xẩy ra, bằng 1 “coup monté”, nghĩa là, bằng mọi
cách phải nhử Mẽo ngu nhẩy vô Miền Nam rồi làm cho nó sa lầy, cho đế
quốc Đỏ rảnh tay ở
những khu vực khác. Đây là 1 sự thực lịch sử, GCC sợ bà DTH chưa nhìn
ra đâu, hà,
hà!
Cú dàn dựng
để dụ Mẽo nhảy vô Miền Nam, là vụ đầu độc tù Phú Lợi, và từ đó mọc ra
Mặt Trận
Giải Phóng.
Lần mới qua
Cali thăm bạn Tháng Tám 2011 vừa rồi, GCC gặp Nguyễn Quốc Thái, từ Việt
Nam qua chơi. Anh là 1 trong những ông Trùm, của tờ Trình Bày, cũng 1
đám Bắc Kít
di cư không quên Hà Nội. Anh bây giờ tỉnh táo lắm rồi, thành ra thôi bỏ
chuyện
cũ, nói chuyện mới. Anh cho biết, ở trong nước, có 1 tay [anh nói tên,
GCC quên
rồi], cũng băn khoăn, bức xức như GCC về vụ Phú Lợi, và bèn mò đi tìm
những người
còn sống, VC nằm vùng, bị tó vô Phú Lợi, hỏi cho ra.
Mấy tay sống sót bèn cho biết,
làm đếch gì có, chúng tớ bữa đó tham ăn, trúng thực, ỉa chảy, Diệm sợ
quá, bèn
cho xe cứu thương cấp tốc chở vô nhà thương, thế là Đảng bèn hê lên
Diệm đầu độc
VC nằm vùng!
Hà, hà!
Còn cái vụ Mẽo
ngu nhẩy vô Miền Nam, ngu như thế nào, thì đã có Graham Greene bật mí
cho chúng
ta biết, qua cuốn Người Mỹ Trầm Lặng.
Bạn đọc cuốn này, kèm cuốn tiểu sử của ông do tay Sherry viết, kèm theo
cuốn tự
thuật, Ways of Escape, do chính ông
viết, là hết… ngu, hết ngây thơ hết lầm lẫn.
Hà hà!
*
“Tôi là một
kẻ có niềm tin lớn lao vào Lò Luyện Ngục”, Greene đã từng trả lời như
vậy,
trong một cuộc phỏng vấn. “Lò Luyện Ngục, với tôi, là có ý nghĩa…. một
khi bị
ném vào đó, con người có ấn tượng về sự du di, chuyển động. Tôi không
thể nào
tin vào Thiên Đàng. Mọi người cứ ỳ ra, ở đó. Đâu còn có điều gì để mà
làm nữa!”
Ở Lò
Luyện
Ngục đó - ở cuộc chiến Việt Nam đó – Fowler vô trước, sau tới anh chàng
thiện
nguyện, cố vấn Mẽo, đẹp trai, trẻ măng. Anh này tin vào Thiên Đàng. Anh
ta tới,
được trang bị bằng cả một tự sự lớn [a great narrative], về Việt Nam.
Anh ta sẽ
bắt ép Việt Nam phải “thích hợp” với nó – Tiền Đồn Chống Cộng cho cả
một trái đất
sẽ không còn Cộng Sản nữa, thí dụ vậy. Anh ta có một câu chuyện của anh
ta về
Fowler, và ngược lại, Fowler cũng có một câu chuyện riêng của mình, về
tên thực
dân mới ngu si đần độn, cứ tưởng mình sẽ đem tự do dân chủ theo kiểu
Mẽo đến
cho thuộc địa cũ của Tây, và đây là giọng kể chính của cuốn tiểu
thuyết. Cả hai
tay này lại có những câu chuyện của riêng của họ về Phượng. Chẳng có
một câu
chuyện nào tin được. Chúng đều được dựng lên, theo yêu cầu của từng cá
nhân,
cho hợp với vai trò của mình. Greene hiểu rất rõ, những toan tính vị
kỷ, nằm
nơi đáy sâu con người, sẽ đẩy con người đi tới đâu. Ở trong Người Mỹ
Trầm Lặng,
những toan tính cá nhân này được hiện rõ ra, trên cái nền chính trị, và
cùng với
nó, là một xứ sở. Qua Phượng, người đọc cảm thấy, đây là một người đàn
bà thực,
đang hít thở không khí, không phải là một ý tưởng về một người đàn bà
mà Pyle
đang chôm từ Fowler.
Gừng càng
già càng cay, càng ngày, tính ngây thơ ngốc ngếch, mù tịt về thế giới
của anh
chàng cố vấn Mẽo Pyle càng nổi lên cùng với cuốn truyện, kể từ khi được
xuất bản,
đúng như Fowler cảnh cáo anh ta:
“Tôi cầu
mong Chúa làm cho anh hiểu được những gì anh đang làm ở đây. Ôi, tôi
hiểu rất
rõ, những nguyên nhân, những mục đích, những ý hướng tốt đẹp của anh. Chúng luôn luôn tốt… Tôi chỉ mong, đôi khi
anh có được một vài ý hướng xấu, có lẽ anh sẽ hiểu thêm được một tí, về
thế
thái nhân tình, về con người. Điều này áp dụng luôn cho cả cái xứ Mẽo
của anh đấy,
Pyle ạ.”
ĐQAT: Từ đó
bà lao vào cuộc đấu tranh?
Dương Thu
Hương: Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã là một ngã rẽ trong đời tôi. Ðúng
ra, ngã rẽ
này đã bắt đầu từ năm 1969 khi lần đầu tiên tôi gặp những toán tù binh
người miền
Nam ở Quảng Bình. Lúc đó tôi làm công tác ở các binh trạm và những tù
binh lần
đầu tiên tôi gặp không phải là người Mỹ mà chính là người Việt Nam,
cũng đầu
đen mắt đen, cũng lùn và da vàng mũi tẹt như tôi, và nói tiếng Việt Nam
như
tôi. Cho nên tôi mới hồ nghi rằng tất cả những điều người ta nói đây là
cuộc
chiến tranh chống quân xâm lược thì đó là láo toét. Tuy nhiên vì lúc đó
là chiến
tranh và tất cả đều lao vào một guồng máy và bị cỗ xe khổng lồ nó cuốn
đi. Cho
đến năm 75, với thời gian (giọng ngậm ngùi, xúc động), tất cả mọi ngờ
vực trong
tôi đã chín muồi. Năm 75, tôi hiểu rằng đây là thời điểm quyết định và
là ngã rẽ
dứt khoát trong tư tưởng của mình.
Note:
Những người
Việt Nam, nói tiếng Việt Nam như bà DTH, những người tù binh mà bà gặp
ở Quảng
Bình, năm 1969, không phải là người Việt Nam, mà là… Ngụy.
Tất cả cuộc
chiến Việt Nam, mấu chốt của nó là ở đó: Phải đẩy Miền Nam vào thế kẻ
thù, bằng
cách nhử Mẽo vô, phải làm sao chúng hết còn là người, mà là Ngụy.
Theo nghĩa
đó, Mẽo chính là cứu tinh của VC.
Mẽo là cơ
may độc nhất để hoàn tất cuộc chiến Mít, theo nghĩa thống nhất nó, dưới
sự thống
trị của Bắc Kít.
Cái tởm lợm
của cuộc chiến Mít là ở chỗ đó, nó là giấc mơ đẹp nhất theo đúng "đại
tự
sự lịch
sử" của giống dân Mít, bị Cái Ác của một
miền đất biến thành 1 sự thực lịch sử ghê tởm nhất.
BBP tìm đủ mọi cách để nhử
Mẽo vô Việt Nam, một công đôi ba việc, công, hoàn tất nhiệm vụ chủ
nghĩa Đỏ giao phó trên mặt trận toàn thế
giới, tư, thống nhất đất nước, bắt 1 nửa đất nước làm nô lệ cho chúng.
Có thể nói, cả thế giới,
cả nhân loại, bị Bắc Kít cho vô tròng!
Sáng ngủ dậy
biến thành Bắc Kít!
Giới thiệu
Chekhov và Kafka
I
Thất thu lớn
lao: Về đoạn mở đầu "Cây vĩ cầm của Rothschild", truyện ngắn của
Chekhov
Trong những
truyện cực ngắn của Kafka, "Y sĩ Đồng quê" thật đơn giản, nên cũng thật
khó hiểu. Người viết còn nhớ, trên báo Văn số đặc biệt về Kafka, thời
Trần
Phong Giao làm thư ký tòa soạn, Nguyễn Mạnh Côn đã dịch và giới thiệu
"Y
sĩ Đồng quê"; ông cho biết: dịch thì dịch, nhưng chẳng hiểu tác giả
muốn
nói gì! (Tôi viết theo trí nhớ).
Amoz Oz *, trên báo Partisan Review,
số Mùa Xuân 1999, khi đặt song song hai truyện ngắn, một của Chekhov
(Rothschild's Fiddle) và một của Kafka (A Country Doctor), đã giải
thích: thế
giới truyện Chekhov - trải ra bằng những nhận xét chi li mang tính xã
hội, bằng
nỗi sầu miên man, và bằng sự diễu cợt vị tha, cảm thông - lẽ dĩ nhiên
thật xa vời
thế giới ác mộng của Kafka, nhưng cái khế ước mở đầu hai truyện ngắn
giống
nhau. Nó làm độc giả lầm đường: đầy những lỗ hổng ở trong đó.
Ngay cái tên truyện, "(Cây vĩ cầm
của) Rothschild's Fiddle" (xuất bản lần đầu năm 1894), làm cho độc giả
lạc
đường 4 lần: Nhân vật Rothschild ở trong truyện không phải là nhà hảo
tâm nổi
tiếng. Ông ta không phải là một người chơi đàn vĩ cầm. Vĩ cầm không
thuộc về
ông ta, cho tới mãi gần cuối chuyện. Ông ta cũng không phải là nhân vật
chính,
mà là phụ, một người thổi sáo trong những đám cưới nghèo, một người
Do-thái khốn
khổ.
Cây vĩ cầm ở
tên truyện, thực ra là của một tay Yakov Ivanov, được mọi người gọi
bằng biệt
hiệu đường phố, Đồng (Bronze). Một ông già thù hận người Do-thái, tầm
thường,
vô tim, sống bằng nghề làm quan tài, và đôi khi, vì một vài đồng
kopecks, chơi
vĩ cầm trong những đám cưới cùng với đám nhạc sĩ rách rưới Do-thái.
Người ta có thể nhận ra sự tương tự
giữa đoạn mở đầu "Cây vĩ cầm..." và "Y sĩ Đồng quê" của
Kafka: giả thuyết cơ bản mở đầu, trong cả hai, bị bác bỏ, theo dòng
chuyện. Giả
thuyết sau cùng sụp đổ, để lộ ra, qua nhìn lại, một thứ giả thuyết
khác biệt hẳn.
Người đọc phải đọc lại, và phải lấy lại sự tin cậy, mọi điều, mọi
chuyện.
Đó là một
thành phố nhỏ, thê thảm còn hơn cả một làng quê. Toàn những người già,
họa hoằn
lắm mới chịu nằm xuống, thế mới bực! Hơn nữa, ít khi người ta cần tới
quan tài,
dù là ở nhà thương, hay ở nhà tù. Nói ngắn gọn, chẳng làm sao buôn bán
làm ăn ở
đây. Nếu Yakov Ivanov làm nghề đóng hòm ở một chốn thị tứ, chắc là ông
đã có được
một căn nhà, và được gọi là Ông Ivanov. Nhưng ở cái chốn tệ mạt này,
giản dị chỉ
là Yakov. Vì một lý do nào đó, ngoài đường họ gọi ông bằng biệt hiệu
Đồng. Ông
sống nghèo khổ như bất cứ một người dân quê bình thường trong một túp
lều, cùng
với bà vợ Marfa, một cái bếp, cái giường, mấy cái hòm...
.... Viên cảnh
sát địa phương bịnh dầm dề hai năm ròng, và đang chờ đi luôn. Yakov
nóng ruột,
đợi hoài đợi hủy chuyến tầu suốt của ông này. Nhưng viên cảnh sát dời
lên thành
phố chính để chữa trị, và chắc là phó thác linh hồn cho quỉ ma ở đó...
thế là mất
toi ít nhất 10 rúp, bởi vì đây là thứ hòm đắt tiền. Cứ đêm đêm Yakov
lại bị nỗi
mất mát lớn lao hành hạ. Ông để cây vĩ cầm kế bên giường và những lúc
không thể
chịu đựng nổi cơn dầy vò, ông mân mê mấy sợi dây. Cây vĩ cầm "tinh,
tinh" trong đêm tối, và ông ta cảm thấy đỡ đi.
Cái buồn dìu
dịu, cái diễu ấm áp, nhân hậu, tha thứ... thật không ăn khớp gì với
cách chọn lọc
thật lạnh lùng những chi tiết, cách nhìn thiên nhiên như một ông y sĩ
giải phẫu,
cách đo đạc thật chi ly khoảng cách giữa nhân vật và sự thực.
Những nhân vật
thường chẳng để ý, hoặc chẳng thừa nhận chân lý, sự thực, nhưng độc giả
được mời
nhận ra nó, giữa những dòng chữ. Ở đây cũng như ở trong những chuyện
khác,
Chekhov tạo một sự cân bằng thật chính xác, như một nhà hóa học cân đo
đong đếm,
giữa dị hợm (ridiculous) và nỗi đau xé ruột xé gan. Khế ước là sự đồng
cảm, giữa
người đọc và người kể, qua những con chữ. Thường xuyên người đọc phải
nhận ra bằng
cách đảo ngược. Thí dụ như những câu mở đầu: nỗi khóc than ca cẩm, về
chuyện
"hiếm" người chết ở trong làng, về chuyện người già "họa hoằn mới
chết và chuyện này thật là bực". Khế ước là từ người kể chuyện, không
phải
từ nhân vật, nhưng người đọc nhận ra, sau khi đã hết ngỡ ngàng, đây
chính là lời
than van của người làm hòm, do công việc ế ẩm. Cũng vậy, "Marfa, cái
bếp,
mấy cái hòm...", người để kế bên vật; ở đây độc giả biết, người kể đã
trộn
giọng nói của mình với giọng của "Đồng không tim".
Đồng ngần ngại
làm hòm cho con nít, "mất thì giờ vì chuyện không đâu", chi tiết này,
ngay ở đầu truyện, cho thấy đây là một con người biển lận. Nhưng tới
nửa truyện,
người đọc biết, Đồng cố xóa khỏi trí nhớ, và cuộc đời, cái chết của bé
gái độc
nhất của hai vợ chồng, 50 năm trước. Chỉ sau khi bà vợ chết, độc giả
mới hiểu,
Đồng cố làm cho trái tim của ông trơ ra, để cho ông đỡ đau.
Khế ước khởi
đầu làm độc giả lầm lạc, bởi vì người kể đã sử dụng thoải mái quan
điểm, và
luôn cả ngôn từ của người làm hòm già. Làm như vậy, người kể bắt buộc
người đọc
làm một công việc "chuyển dịch" cẩn trọng: "biển lận" còn là mật mã, để
chỉ nỗi cô đơn sâu thẳm. Ngần ngại làm hòm cho con nít là để giấu nỗi
đau mất
con. Tiếng đàn "tinh tinh' trong đêm theo điệu sáo của Rothschild, là
để
chống banh ra những vết thương.
Dần dà theo dòng truyện, người đọc nhận
ra, những
mất mát lớn lao Bronze than van, là về đời người phí phạm, bỏ đi, về
nỗi vô thường
của vô thường (vanity of vanities), tức phận người.
Cốt truyện
giản đơn, chỉ một tí, một tẹo: chuyện một người làm hòm tại một làng
quê cố gắng
để đừng bị chết đói, lâu lâu làm thêm: chơi vĩ cầm cho đám cưới mạt.
Ông thật
thảm, thật tã, và cứ thế gầm gừ, với cả đời sống và cái chết, bằng một
trái tim
cố tìm đủ mọi cách để đanh lại; ngày này qua ngày khác: chỉ là triền
miên mất
mát thu nhập.
Ngã bịnh, vui ngấm vui ngầm: bà vợ chấp nhận cái chết sau
cùng tới
- như một giải thoát hằng mong đợi, để ra khỏi giếng nước mắt. Thấy vợ
vui, người
chồng đau lòng vì suốt đời đối sử chai đá. Ông kéo bà vợ bịnh tới nhà
người y
sĩ độc nhất trong làng và lạy lục - đúng ra là mà cả - hãy cứu vợ tôi.
Nhưng
viên y sĩ già nhẫn tâm lắc đầu, quay qua bịnh nhân khác. Hai vợ chồng
về nhà,
và người chồng bắt đầu đo hòm cho vợ: ông đưa thất thu vào trong cuốn
sổ cái.
Trong những giờ cuối cùng, bà vợ cố nhắc nhở ông chồng về đứa con đã
mất, nhưng
ông chẳng thể nhớ. Sau đám tang, ông cũng ngã bịnh, và hung hãn gây gổ
với người
thổi sáo Do-thái tới trò chuyện với ông. Ông lang thang ra bờ sông, bị
những đứa
trẻ ngoài đường trêu ghẹo. Ông di chúc cây vĩ cầm cho Rothschild. Sau
khi ông
chết, Rothschild sáng tác những giai điệu buồn từ cây vĩ cầm này.
Bốn nỗi thất
vọng, lạc đường ở tên truyện (Rothschild không phải là vị hầu tước;
Rothschild
không phải là người chơi vĩ cầm; Rothschild không phải là nhân vật
trong truyện;
cây vĩ cầm không phải của ông), sau cùng trở thành đúng, một cách không
chờ đợi,
ở cuối truyện. Rothschild được thừa hưởng cây vĩ cầm trở thành giầu có;
ông
không còn là một người thổi sáo mà là người chơi vĩ
cầm, "gieo nhạc buồn của Bronze đi khắp
chốn". Người đọc lúc đầu đã tưởng rằng những sự kiện ở tên truyện là
sai,
sau mới nhận ra giá trị của chúng.
Có một nối kết
thật tinh tế giữa những người Do-thái và âm nhạc, giữa âm nhạc và tâm
hồn (linh
hồn). "Rothschild's Fiddle" gợi nhớ những câu chuyện kể Hassidic (1),
và nhân vật Bronze thuộc huyền thoại về một con người công chính tiềm
ẩn (the
myth of the hidden just man), của dân tộc Do-thái.
Độc giả phải
chuyển hai lần, những lời ca cẩm, than van "thất thu" của Bronze: một
chuyển hài, và một chuyển bi. Trong chuyển bi, có những "thất thu không
thực
hiện" cũng được đưa vào cuốn sổ cái:
Sau chót,
đây là con sông thực, không chỉ là một con suối nhỏ. Bạn có thể tới đó
câu, rồi
bán cá cho những người mua, những viên thư ký, và người coi ga, và để
tiền vào
sổ. Bạn có thể theo thuyền đi dọc con sông, ghé những nhà hàng quán
nước chơi
vĩ cầm, và đủ thứ người sẽ trả tiền cho bạn. Bạn có thể lại có một công
việc
làm ăn trên sông nước, khá hơn nghề làm hòm. Bạn có thể nuôi ngan
ngỗng, giết chúng
và đưa đi Moscow làm thực phẩm mùa đông. Có thể chỉ tiền cọc không thôi
cũng tới
10 rúp một năm. Ôi đau đớn làm sao, ông ta cứ để cho nước chẩy qua cầu,
mà chẳng
chịu động đậy chân tay. Ôi, bao nhiêu tiền bạc đã theo dòng nước trôi
đi! Nếu bạn
cứ cộng mãi vào - câu cá này, chơi vĩ cầm này, giữ tầu thuyền, giết
ngỗng - ông
ta đã làm ra biết bao nhiêu là tiền!
"Chuyển bi" là
đổi mới lớn lao của Chekhov, cả trong truyện và kịch: gỡ bỏ cái hàng
rào thủ cựu
giữa hài kịch và bi kịch, cho về vườn (canceling) cái qui ước ngặt
nghèo: rằng
những nhân vật "hạ tiện" (Chí Phèo?), cục cằn, vô học, bắt buộc thuộc
về cõi hài (comic realm), trong khi không gian bi là để dành riêng cho
những
con người phong nhã. Chỉ những kẻ phong nhã, những kẻ được soi sáng, là
có thể
đưa nạng chống trời, có quyền vác thánh giá, chống lại những biển sầu,
đại
dương nước mắt, chống lại những trục trặc của thế gian, rồi từ đó, đưa
ra một kết
luận cảm thông, có thể hiểu được, về số mệnh, phận người, cõi nhân sinh
phi lý,
hay là cái phần dơ dáy giấu sâu trong nhân vật, chính vì
nó mà họ bị kết án phải đọa đầy.
Yakov
Ivanov, biệt hiệu Bronze, vào lúc hấp hối đã vươn tới đỉnh cao của cảm
nhận bi.
Bằng con đường ngu si đần độn, qua - hoặc quá - cuộc đời vô nghĩa của
riêng
ông, ông đã loáng thoáng nhìn ra phận người:
Đời cứ thế
trôi, không lợi nhuận, không lạc thú, nó cứ thế qua đi, chẳng nhắm tới
đâu, chẳng
vì mục đích gì. Chẳng có gì để nhìn tới, và nếu bạn ngoảnh lại, chỉ là
một phí
phạm khủng khiếp tiền bạc, đủ để cho bạn làm một cuộc đổi đời tốt đẹp,
mầu mỡ.
Làm sao con người có thể sống mà không có tổn thất, phí phạm?.... Ông
kết luận
chỉ có thể có lời bằng cách chết: sẽ không phải ăn, không uống, không
đóng thuế,
không sỉ nhục người khác. Kể từ khi một người nằm trong mồ, không chỉ
một năm
mà hàng trăm, hàng ngàn năm, lợi nhuận thật bao la, vô cùng... Kết luận
như vậy
là đúng, lẽ dĩ nhiên, nhưng eo ôi, thật không thể chịu nổi. Tại sao
chuyện đời
lại được sắp xếp một cách kỳ quặc như vậy, một khi bạn chỉ có một đời
để sống,
và không có gì để phô ra, cho đời?
Khúc độc thoại
thê lương không thoát ra từ cửa miệng một người hùng (nhân vật, a hero,
so với
nhân vật, a character mà tác giả, Amos Oz dùng để chỉ Bronze), hay một
hoàng tử-triết
gia, nhưng từ cửa miệng một người nhà quê vô học, thiển cận, biển lận,
đã chiếu
một tia sáng khác lạ cho phần đầu câu chuyện. Cái biển lận, tham lam,
sự tầm
thường ti tiện không chỉ được coi như là cái vỏ sò mỏng mảnh mà người
đọc cứ lột
bỏ đi là vớ được viên kim cương, hột xoàn ở bên trong: Tham lam, biển
lận, ti
tiện, tầm phào, cái vỏ, hột xoàn, tất cả "là một và chỉ một mà thôi".
Với Chekhov, ở đây, Bronze là Hoàng tử Hamlet. Nỗi đau thê lương, ý
thức bi
đát, và công cuộc vác nạng chống trời, chống lại cái trật tự thế gian,
là từ
đáy sâu của câu chuyện bật ra.
Sau cùng, ở
đâu, và bằng cách nào Chekhov gieo những giác ngộ vô ngôn này (unspoken
understandings), giữa người viết và người đọc, ở đằng sau lưng nhân
vật? Biết
đâu đấy, chúng ta có thể nghe thấy chúng, qua những dạ khúc của người
làm hòm,
khi, cố dỗ giấc ngủ trên chiếc giường đời trơ trọi, ông ta đưa tay với
cây vĩ cầm.
Vào những giây phút như thế, Bronze biến thành cả hai: Saul (2), khật
khừ với
quỉ dữ; và David (3), người "sẽ chạm vào những sợi dây, cây vĩ cầm lại
tinh tinh trong đêm tối, và như vậy ông ta sẽ đỡ hơn" (... David, who
"would touch the strings, the fiddle would twang in the dark and he
would
feel better").
Chú thích:
(1)
Hassidim: một giáo phái thần bí cực bảo thủ thuộc Do-thái Chính thống,
thành lập
vào thế kỷ 18, chủ yếu dựa trên KABBALA (từ điển bách khoa Cassell,
1991
edition).
(2) Saul: Vị
vua đầu tiên của Do-thái, chống lại Samuel và sau cùng tự tử, khi cái
đầu hết
còn minh mẫn - as his mind became unbalanced - (từ điển bách khoa
Cassell).
(3) David: Vị
vua thứ nhì của Do-thái, người đã chơi đàn "harp" để xua đuổi nỗi buồn
cho vua Saul.
* Amoz Oz,
người Do-thái, viết văn bằng tiếng Dothái Hebrew, sinh năm 1939 tại
Jerusalem.
Năm 14 tuổi ông vào kibbutz (một làng, hoặc ấp Do-thái chuyên về canh
nông. Ấp
chiến lược của Ngô Đình Nhu là được "gợi hứng" từ những kibbutz). Sau
ông làm thầy giáo dậy học tại đây. Ông viết về những chủ đề đương đại,
nhắm vào
tội lỗi, sự bách hại, ngược đãi. Cuốn tiểu thuyết quan trọng làm ông
nổi tiếng,
viết năm 1972: "Bikha' el Sheli", tên tiếng Anh: "My
Michael" ("Michael của tôi"), được tờ New York Times đánh giá là
một "Bà Bovary" (1857, tác phẩm của nhà văn Pháp Flaubert), của văn
chương Do-thái. Những tác phẩm của ông gồm có: "Makom Aber" (1966), bản
tiếng Anh: "Elsewhere Perhaps" ("Một nơi nào đó, Có lẽ",
1973); "Har Ha-Etsah Ha-Raah" (1976), bản tiếng Anh: "The Hill
of Evil Council" ("Ngọn Đồi Của Ác Hội", 1978); "Beor
Hatkhelet Ha' aza", (1979), bản tiếng Anh năm 1995: "Under the
blazing light", "Dưới ánh sáng chói chang"; "Israel"
(1983); "A Perfect Peace" ("Một Hòa bình Hoàn hảo"), 1984.
Cuốn tiểu thuyết "To Know a Woman" ("Để hiểu một người Đàn
bà"), là chuyện một cô gái Do-thái khi còn nhỏ có bạn trai người Ả Rập.
Bị
phân chia do chiến tranh, lớn lên, cô gái lấy chồng, nhưng không làm
sao quên
được những xúc động, tình cảm đầu đời, từ mối tình thơ dại với người
bạn Ả Rập.
Đây vẫn là chủ đề cơ bản của thế kỷ 20, về một người đàn bà ngoại
tình...
II
Khúc gỗ trên
dòng suối ngập: Về đoạn mở đầu truyện ngắn "Y sĩ Đồng
quê", của Kafka
"...
Xác thân ông nằm trong nghĩa địa Do Thái Mới ở Zikov cùng với mẹ và
cha. Nghĩa
địa bỏ trống quá nửa, thế hệ đúng ra sẽ làm đầy nơi chốn này, được
chuyển tới
những trại tử thần vào những năm 1940, trong đó có ba chị em của Kafka."
Peter Haigh:
"Kafka in Prague, Summer 1996" (Ghi chú nhân một chuyến du lịch).
Strip his
clothes off, then he'll heal us,
If he
doesn't, kill him dead
Only a
doctor, only a doctor
(Lột trần
anh ta, rồi anh ta sẽ chữa chúng ta lành bịnh
Nếu anh ta
không làm được, hãy giết anh ta
Chỉ là một y
sĩ, chỉ là một y sĩ)
O be joyful,
all you patients
The doctor's
laid in bed beside you
(Các bệnh
nhân ơi, hãy vui lên đi,
Y sĩ nằm
trên giường kế bên anh)
"Y sĩ Đồng
quê"
"Y sĩ Đồng
quê" (1919), là câu chuyện một y sĩ vườn, bị đánh thức trong đêm bão
tuyết,
tới bên giường một người bịnh nặng. Viên y sĩ đáp lời, vượt vài trở
ngại kỳ cục,
tới bên giuờng, nhưng không thể giúp người bệnh. Sau cùng, ông thấy
mình
"với cỗ xe trần thế, với cặp ngựa ngược đời, thân già lạc lõng". Ở cuối
chuyện, viên y sĩ nói: "Bị lừa! Bị lừa!" (1). Câu văn đóng chuyện đẩy
người đọc về phần mở đầu, để tìm cho ra, nơi đâu, chỗ nào, viên y sĩ đã
phạm lỗi
lầm, một và chỉ một mà thôi; một lỗi lầm chẳng thể nào sửa chữa. Nhìn
bề ngoài,
phần kết thúc câu chuyện chứa đựng một (ý hướng) đạo đức nào đó. Có vẻ
như, nếu
viên y sĩ biết sớm điều này, ông có thể tránh được lỗi lầm định mệnh
(the fatal
mistake).
Nhưng thực
ra, viên y sĩ, hay người đọc, biết được gì, ở phần cuối chuyện? Lỗi lầm
nào, và
đạo đức nào? Liệu viên y sĩ có thể (chọn lựa giải pháp) không trả lời
(cú gọi
trong đêm)? Liệu ông ta có thể biết ngay từ khởi đầu, đây chỉ là báo
động hoảng?
Có cách nào (trong câu chuyện ở đây, hoặc có lẽ, vượt quá nó) phân biệt
giữa
báo động hoảng và báo động thực? Riết ráo hơn nữa, viên y sĩ thực sự
đáp ứng lời
gọi, hay cực chẳng đã, bị văng lên đường?
Nói cho
cùng, làm gì có báo động, chẳng có chuông réo trong đêm, ở ngay đầu câu
chuyện
- chẳng có báo động hoảng, chẳng có bất cứ một thứ chi gọi là báo động.
Ở đầu
chuyện, có: một báo cáo thật chi li về một chuyện xẩy ra (hoàn toàn
mang tính sự
kiện, khả tín), theo đó, những sự cố hãi hùng xoắn xuýt vào nhau. Người
đọc thực
sự gặp trở ngại khi tìm cách xác định vị trí khởi đầu con xoắn. Như
trong nhiều
tác phẩm của Kafka, không hề có đột biến, nhưng thực tại tự nó mù mờ,
các hướng
các chiều chao đảo; một cuộc biến hóa (a metamorphosis), mọi vật dần
dần mang
những bóng dáng cơn ác mộng.
"Tôi thật
quá bối rối; tôi phải bắt đầu một chuyến đi khẩn cấp; một con bệnh ngặt
nghèo
đang đợi tôi, tại một làng cách mười dặm đường; giữa con bệnh và tôi,
là cơn
bão tuyết dầy đặc; tôi có một chiếc xe ngựa, loại nhẹ, bánh xe lớn,
đúng thứ xe
dùng nơi đường quê; người choàng áo lông, túi dụng cụ cầm tay, tôi ở
sân, sẵn
sàng cho cuộc hành trình; nhưng không có ngựa để mà có, không có ngựa.
Ngựa của
tôi đã chết trong đêm, do kiệt lực vì những mệt mỏi của mùa đông băng
giá này;
người tớ gái đang đầu làng cuối xóm, cố mượn một con ngựa; nhưng chỉ là
tuyệt vọng,
tôi biết, và tôi bơ vơ đứng đó, tuyết dầy thêm trên người, mỗi lúc thêm
khó
khăn cử động. Người tớ gái xuất hiện tại cổng, một mình, và vẫy vẫy cây
đèn; lẽ
dĩ nhiên, làm sao có người cho mượn ngựa cho một cuộc hành trình như
thế? Một lần
nữa, tôi đi quanh sân; không có lối ra; trong cơn bối rối ngán ngẩm,
tôi đá cái
cửa ọp ẹp khu chuồng heo đã bỏ hoang từ lâu. Cửa bật tung, đập qua đập
lại
quanh bản lề. Một luồng hơi có mùi ngựa tỏa ra. Bên trong, một cây đèn
chuồng
le lói đong đưa trên một sợi dây. Một người đàn ông co rúm người ở khu
đất thấp,
đưa bộ mặt ngây ngô, thực tình. "Tôi sẽ đóng ngựa?", anh ta hỏi, và
bò bốn chân ra phía ngoài. Tôi không biết nói sao, và khom người nhìn
coi còn
có gì trong chuồng. Người tớ gái đứng kế bên tôi. "Ông chủ không bao
giờ
biết, sẽ kiếm thấy gì, ở trong chính căn nhà của mình," cô nói và cả
hai
chúng tôi đều cười. "Ơ này, Anh ơi, ơ này, Chị ơi!" người giữ ngựa gọi,
và hai con ngựa, những con vật lớn lao, hông hùng dũng, chân lẳn vào
mình, đầu
con nào cũng thật cân đối, thâm thấp như đầu lạc đà, con này tới con
kia, chỉ mấy
cú lắc mông đã chiếm trọn lỗ cửa mở rộng. Nhưng ngay khi đứng thẳng,
những cái
cẳng dài và thân hình của chúng tỏa hơi nồng nặc. "Hãy giúp anh ta một
tay," tôi nói, và người tớ gái sốt sắng lo việc thắng ngựa vào xe.
Nhưng
cô gái vừa tới gần, người chăn ngựa túm lấy, đè mặt anh lên mặt cô. Cô
kêu lên
và chạy trở lại phía tôi. Hai hàm răng anh ta hằn dấu máu trên mặt cô
gái.
"Đồ súc vật," tôi giận dữ la lên, "anh có muốn ăn roi
không?", nhưng chợt nghĩ ra, đây là một người lạ, tôi không biết anh ta
từ
đâu tới, lại tự ý giúp đỡ tôi trong khi mọi người khác đã làm tôi hụt
hẫng. Như
biết được ý nghĩ của tôi, anh không coi lời hăm dọa là trọng, lại bận
rộn với mấy
con ngựa, hài lòng xoay lưng về phía tôi. "Hãy lên xe!", anh ta nói
sau đó, và quả đúng như vậy, tất cả đã sẵn sàng. Một cặp ngựa tuyệt
vời, tôi
quan sát, đúng là chưa bao giờ được ngồi đằng sau một chiếc xe như vậy,
và vui
vẻ trèo lên. "Nhưng tôi là người cầm cương, anh đâu biết đường", tôi
nói. "Lẽ dĩ nhiên" anh ta nói, "vả chăng, tôi không đi với ông,
mà ở lại với Rose." "Không", Rose la lên, chạy trốn vô nhà, linh
cảm sẽ chẳng thoát khỏi số; tôi nghe tiếng dây xích cửa, tôi nghe tiếng
cài
then, tôi còn nhìn thấy cô gái tắt đèn nơi hành lang và tất cả các
phòng, mong
sao không bị phát hiện. "Anh đi với tôi," tôi nói với người chăn ngựa,
"nếu không tôi sẽ không đi, dù khẩn cấp cỡ nào. Tôi sẽ không đổi cuộc
hành
trình với giá cô gái". "Đi nào!" anh ta nói; anh ta vỗ tay; cỗ
xe bật lên như một khúc gỗ trên dòng suối ngập; tôi còn nghe tiếng cánh
cửa chịu
thua, vỡ từng mảnh dưới những cú đập của người chăn ngựa, rồi mắt mù
tai điếc
vì cơn bão, tôi không còn bất cứ cảm giác."
Cái tên truyện
giới thiệu với chúng ta, người kể chuyện xưng tôi, mặc dù anh chưa hề
nói một lời:
một y sĩ đồng quê. Rồi anh trình bầy tất cả mọi chi tiết khởi đầu, theo
giọng
"đây chỉ là sự kiện" (a matter-of-fact tone), y hệt một báo cáo cảnh
sát; như thể anh đang xác minh trước quan tòa, như thể anh phải tự bào
chữa, bảo
vệ, trước những cáo buộc hình sự.
Tình cảnh của
anh: hết sức bối rối. Vấn đề của anh: một chuyến đi khẩn, một người
bịnh nặng,
một làng cách mười dặm đường, một cơn bão tuyết, không ngựa, không hy
vọng có
được một con ngựa. Những biện pháp anh đề ra: 1- Cho người làm đi mượn
ngựa, mặc
dù chẳng một chút cơ may. 2- Đứng ở sân nhà, trong tuyết, sẵn sàng, đợi
chờ
chuyến đi; để, nếu người làm mượn được ngựa, sẽ chẳng mất đi đâu một
phút, một
giây. 3- Lại đi lòng vòng quanh sân. 4- Đá bung cửa chuồng heo bỏ
hoang, biết
đâu tìm thấy gì ở đó. 5. Khi ngựa và người xuất hiện, chẳng mất thì giờ
hỏi tra
về sự xuất hiện lạ thường này. 5- Tỏ thái độ khi cô đầy tớ gái bị xúc
phạm,
nhưng không trì hoãn chuyến đi, người bịnh nặng mới là quan tâm hàng
đầu. 6-
Thay đổi mối quan tâm hàng đầu, khi nhận ra người giữ ngựa sẽ làm nhục
Rose,
quyết định không bỏ mặc cô gái. 8- Khi người giữ ngựa làm cho hai con
vật lồng
lên, không điều khiển được chúng, và chiếc xe bị kéo đi "như một khúc
gỗ
trên dòng suối ngập" ("like a log in a freshet").
Không một phiên tòa nào có thể kết tội
viên y sĩ, về hành vi, cách xử sự của ông, trong bất cứ tình huống,
biến động.
Tuy nhiên, ngay từ khởi đầu, cho tới cuối câu chuyện, những câu hỏi
trung tâm vẫn
chưa được trả lời. Hơn thế nữa, chúng chưa từng được hỏi.
Thực sự, viên y sĩ bị cáo buộc vì
cái gì? Đâu là những lời tố giác, buộc tội ông
phải chiến đấu trong tuyệt vọng để phản bác?
Chúng từ đâu mà ra? Ai
buộc tội ông? Ai kết án ông, ở cuối chuyện (phải): "Trần trụi, phơi
người
ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất, với cỗ xe trần thế, với
cặp ngựa
ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng" ("Naked, exposed to the
frost of this most unhappy of ages, with an earthly vehicle, unearthly
horses,
old man that I am, I wander astray.") Và
vì tội (sin) gì?
Chừng 1/3
chuyện, là về những toan tính của viên y sĩ nhằm tự chống đỡ trước cáo
buộc, vốn
chẳng có, trước một bên nguyên chẳng hề xuất hiện ở trong chuyện. Thêm
vào
"lời xin lỗi" (apology) ở đầu chuyện, thật hữu lý, và cũng thật vững
vàng, một "biện hộ khác" xuất hiện sau đó như một lời than van, tự
thương thân, khác biệt hẳn biện hộ khởi đầu.
"Tôi là
y sĩ quận lỵ, làm bổn phận của tôi tới cùng, gần như quá sức tôi. Tôi
được trả lương
tồi, nhưng tôi rộng lượng, giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên tôi còn phải
lo cho
Rose, và sau cùng tên chăn ngựa có thể không có lỗi; tôi cũng vậy, tôi
chỉ muốn
chết. Tôi làm gì ở đây trong cái mùa đông vô tận này! Ngựa của tôi thì
chết, vậy
mà chẳng một người nào trong làng cho tôi mượn một con khác. Tôi phải
lấy ngựa
từ nơi nuôi heo; nếu sự tình cờ không để đôi ngựa ở đó, chắc là tôi
phải đóng
xe bằng mấy con heo... Đâu phải đây là lần đầu tôi bị kêu ra khỏi nhà
vì một
chuyện vô ích, tôi đã quen với nó rồi, cả cái quận lỵ biến cuộc đời tôi
trở
thành khốn khổ khốn nạn với cú gọi đêm, nhưng lần này có lẽ tôi phải hy
sinh
Rose... thật là đòi hỏi quá đáng..."
Trái ngược với
biện hộ ngắn ngủi ở đầu chuyện, khúc độc thoại ở đây cho thấy, không
phải toan
tính nhằm thuyết phục, mà là cố gắng làm mủi lòng. Có lẽ, một độc thoại
vượt
quá cơn tuyệt vọng, chán ngán, kể từ lúc người nói, ở đoạn đầu, đã tỏ
ra mong ước
được chết (ngay sau khi Rose được an toàn), ở đoạn cuối, anh nhìn lại
chuyến đi
thăm người bịnh - và cả đời mình - như là một thất bại vô phương sửa
chữa.
Đoạn mở đầu
là một biện hộ, vững vàng, không thể chê trách được, ít ra ở bề ngoài.
Một biện
hộ bi thảm: nó hầu như là một câu dài, với nhiều mệnh đề, xác định bằng
dấu chấm
phẩy. Lời khai của viên y sĩ, là thì hiện tại, như một buổi phát thanh
trực tiếp
("at the moment she went to him and here, yes, the groom grabs her and
knocks his face against hers. The girl lets out a shriek and flees
toward
me."), có vài chuyển tiếp giữa dòng (mid-sentence transitions) từ quá
khứ
qua hiện tại như thế.
Viên y sĩ đá
cánh cửa bật tung, và "giải thoát" (deliver: sinh nở, giải thoát) -
trước sự sững sờ của ông - người chăn và hai con ngựa, từ nơi chuồng
heo. Như sự
xuất hiện của cái mũi, từ ổ bánh mì, trong chuyện của Gogol, sự xuất
hiện của
người chăn và hai con ngựa trong "Y sĩ Đồng quê" đã được miêu tả hầu
như là một cơn đẻ (as a birth): người chăn ngựa bò ra "bằng bốn
chân", hai con ngựa, "con nọ tiếp con kia, bốn chân lẳn vào
mình..." Cắn vào má Rose là hành động đầu tiên của người chăn ngựa, vì
vậy
mà viên y sĩ gọi anh là "đồ súc vật". Tính dâm tà của anh, và vụ xâm
phạm cô gái thực sự mang tính thú vật. Viên y sĩ có thể nghe "cánh cửa
nhà
tôi long ra từng mảnh dưới những cú đập của tên chăn ngựa". Cùng lúc,
tên
chăn ngựa đóng vai quen thuộc của quỉ dữ, trong chuyện dân gian, đề
nghị một
chuyện trao đổi ma quái. Tên giữ ngựa/con quỉ như từ dưng không trồi
lên, dụ khị
(offering) thân chủ của nó: mày muốn được cái đó hả, thì đây này;
nhưng, cái mà
con quỉ lấy đi còn quí giá, còn ý nghĩa hơn nhiều. Viên y sĩ nói: ta sẽ
không đổi
chuyến đi với cái giá cô gái. Nhưng một khi ông chấp nhận đôi ngựa,
"định
mệnh đã an bài"!
Ở đầu chuyện,
là một số gắng nhằm giải quyết vấn đề di chuyển - làm sao tới bên
giường một
người bệnh ngặt nghèo, tại một làng cách đó mười dặm đường, một cơn bão
tuyết
trong đêm - cuối cùng hóa ra là một "vụ việc" (affair), với đầy tủi hổ,
nhục nhã, và tội lỗi: ngựa của viên y sĩ chết vì bị hành quá mức, ông
ta không
thể bảo vệ cô gái, ông ta cũng thất bại không cứu nổi người bịnh. Có lẽ
chính
vì vậy mà đoạn mở đầu mang cái vỏ một lời xin lỗi (sự thực, cả câu
chuyện là một
lời xin lỗi). Hỡi ơi, đây chỉ là một lời xin lỗi phi lý, xin lỗi theo
kiểu vòng
vo Tam quốc, giống như trong chuyện dân gian: "Có một lỗ hổng ở trong
cái
xô của tôi": điều thứ nhất không thể thực hiện vì thiếu điều thứ hai,
điều
thứ hai bị ngăn chặn (thực hiện) vì những trói buộc ở điều thứ ba... và
cứ như
thế. Đạt được điều thứ nhất là đạt được tất cả, khốn nỗi...
Hãy thử thực
hiện câu chuyện "Y sĩ Đồng quê" theo kiểu trên, xem sao:
-Nếu mọi
chuyện đều sẵn sàng cho chuyến đi - bao gồm cả chuyện "một chiếc xe nhẹ
với
những bánh xe lớn" - tại sao ông không đi?
Bởi vì không
có ngựa.
-Ngựa đâu?
Chết đêm hôm
qua.
-Tại sao ngựa
chết?
Vì những mệt
mỏi mùa đông băng giá.
-Tại sao ngựa
mệt mỏi trong mùa đông băng giá?
Bởi vì cả quận
lỵ biến đời tôi trở thành khốn khổ khốn nạn với cú gọi đêm.
-Tại sao cú
gọi này lại nặng nề đối với ông, hơn là những cú khác?
Lần này
"chắc tôi phải hy sinh Rose"
-Như vậy tại
sao ông bỏ mặc cô gái? Tại sao ông để tên chăn ngựa cắn cô ta?
Tôi đã trách
anh ta, tôi dọa quất roi anh ta.
-Tại sao ông
không quất?
Bởi vì ngay
lập tức tôi nhớ ra "người đàn ông này là người lạ; tôi không biết anh
ta từ
đâu tới".
-Tại sao ông
nhận sự giúp đỡ từ một người lạ khi ông không biết gốc gác người đó?
Bởi vì anh tự
ý giúp tôi thoát ra khỏi khó khăn trong khi tất cả mọi người làm tôi
hỏng cẳng.
Tại sao những
người khác làm ông hỏng cẳng?
"Cả quận
lỵ biến đời tôi thành khốn nạn".
-Tại sao ông
không ngăn tên giữ ngựa phá cửa, và rồi xâm phạm cô gái?
Tôi đã cố.
Tôi ra lệnh cho anh ta đi với tôi, nếu không "tôi sẽ không đi, dù khẩn
cấp
cỡ nào".
-Nếu vậy, tại
sao ông không huỷ chuyến đi?
Bởi vì tên
giữ ngựa bất thình lình vỗ tay ra hiệu cho ngựa vùng lên, chiếc xe bị
kéo đi,
"như khúc gỗ trên dòng thác".
-Tại sao ông
phó mặc tính mạng của ông vào một tên chăn ngựa?
Bởi vì có một
người bịnh ngặt nghèo đang đợi tôi, tôi lại không có ngựa.
Ở đây có
bóng dáng vòng vo câu chuyện "bà
già đi chợ đàng trong, mua năm cây mía vừa cong vừa dài; bà già đi chợ
đàng
ngoài, mua năm cây mía vừa dài vừa cong" (còn được truyền tụng như sau:
Mẹ
em đi chợ đường trong, mua em cây mía vừa cong vừa dài; mẹ em đi chợ
đường
ngoài, mua em cây mía vừa dài vừa cong).
Cũng vẫn một
"mẫu mã" như trên, là đoạn viên y sĩ gặp người bịnh, đoán bịnh lầm.
Thoạt đầu, ông không nhận ra vết thương của cậu bé, rồi không thể giúp
nó...
Vậy thì đâu
là "khế ước mở đầu", người đọc được yêu cầu chấp nhận?
Thoạt kỳ thuỷ,
là mong ước người đọc: tin tưởng người kể chuyện-y sĩ, tỏ ra có cảm
tình với
con người đạo hạnh đã đáp ứng lời gọi trong đêm bão tuyết, đi chữa một
bịnh
nhân... Những đòi hỏi khẩn cấp, hình huống ngặt nghèo, lời khai, lời
xin lỗi...
của viên y sĩ khiến người đọc nhận ra ý nghĩa việc viên y sĩ quyết định
sử dụng
đôi ngựa. Ngay cả vụ tấn công cô gái cũng không đủ để hoãn cuộc hành
trình, và
độc giả hài lòng với việc trách móc "qua loa" của viên y sĩ.
Chỉ tới khi
đôi ngựa lồng lên (bi kịch bắt đầu!), người đọc mới băn khoăn tự hỏi,
phải
chăng hoàn cảnh (thực sự) ở trong tầm tay, ngay từ khởi đầu. Những
quyết định của
viên y sĩ có thực sự là những quyết định? Cả một chuỗi lo toan tính
toán, quyết
định như thế, cuối cùng hóa ra chỉ là một cơn "hoang tưởng" hãi hùng
của viên y sĩ: ông ta đã bị lừa. Ông ta đã đáp ứng một báo động hoảng.
Không phải
chỉ viên y sĩ bị lạc đường, mà luôn cả độc giả cũng bị "văng lên
đường",
theo với ông!
Bởi vì nói
cho cùng, chẳng có báo động hoảng, ông ta đã "bị" lên đường, ngược lại
ý muốn của ông.
"Y sĩ Đồng
quê", dù hiểu thế nào đi chăng nữa, không phải là câu chuyện của tội
lỗi
và trừng phạt. Càng chẳng phải một câu chuyện ngụ ngôn về chuyện chuyển
hướng lầm,
chọn lầm (taking the wrong turn, making the wrong choice). Thảm kịch
của viên y
sĩ không phải là do hậu quả của những hành động, và thất bại của ông.
Chuyện
"xin lỗi" chỉ là nói cho vui. Khế ước mở đầu chỉ là đối tượng của một
khế ước thực, khế ước ngầm. Theo những điều kiện của khế ước ngầm này,
viên y
sĩ đã có tội, "ngay từ tiên thiên, tiên nghiệm" (à priori). Ông ta đã
bị kết tội, kết án ngay từ khởi đầu, mặc dù sự vô tội của ông. Ông ta
có tội
ngay cả trước khi bắt đầu những lời than van, xin lỗi, tự kiểm thảo bản
thân.
Ngay từ "thoạt kỳ thuỷ", ông ta chẳng khác nào "một khúc gỗ
trên dòng suối ngập". Ông ta có tội, bởi vì "tội lỗi của người đàn
ông" (a man's guilt) luôn luôn nằm sẵn đó, đợi ông.
Cô gái Rose
hình như đã nói ra những điều kiện thực sự của tờ khế ước, của Kafka:
"Bạn
chẳng thể nào biết điều bạn đang tìm, trong chính căn nhà của mình".
Tội lỗi ngồi
thu lu đằng sau "cánh cửa ọp ẹp của cái chuồng heo đã bỏ hoang từ bao
nhiêu năm tháng...".
(Theo bài viết
của Amoz Oz trên Partisan Review, số Mùa Xuân, 1999).
Chú thích:
(1). Bản tiếng
Anh: "Betrayed! Betrayed!" (Bị phản bội); bản tiếng Pháp của Claude
David, (nhà xb Gallimard, tủ sách Folio, 1990: "Dupé! Je suis dupé!"
(Bị lừa! Tôi bị lừa!).
Jennifer
Tran chuyển ngữ, và giới thiệu.
|
|