Đốt
Đuốc Chơi Đêm
Voyage Au Bout De La Nuit
Đốt
Đuốc Chơi Đêm,
hay là Cuộc Chơi Tới Tận Cùng Của Đêm
Đen, của Louis-Ferdinant Céline (1894-1961), là một đại tác phẩm mang
tính cách
mạng số một của thế kỷ chúng ta. Khi đem đến cho nhà xuất bản Denoel,
tác giả
tin chắc như bắp về tương lai huy hoàng của đứa con của ông: Nó sẽ đợp
giải
[văn chương số một của Pháp] Goncourt, và sẽ trở thành thức ăn cho cả
một thế
kỷ văn chương của chúng ta.
Chỉ
đúng có một nửa.
Không ai dám cho nó giải thưởng văn
chương số một của Pháp cả. Như thể họ tiên đoán được số phận, không
phải của
tác phẩm, mà là của tác giả: một nhà văn phát xít, thù hận Do Thái.
Nhưng
nhằm nhò gì ba
chuyện đời tư, ba chuyện chính kiến. Cứ
đốt đuốc chơi đêm cái đã.
[Gấu
tôi sẽ để riêng
ra, và sẽ bàn sau, khi nào có dịp, về
tính”phát xít”, bài Do Thái của Céline. Và chỉ bàn về cuộc chơi suốt
đêm của
Céline]
Có
vài cuốn sách thật
khó giải thích, ấy là về chuyện, chẳng
biết chúng từ xó xỉnh nào đột ngột xuất hiện. Nhưng khi đọc, độc giả
thật tình
muốn quì xuống mà cảm ơn số phận may mắn của mình, đã được đọc chúng,
và tự
hỏi, làm sao thế giới loài người này có thể sống được, nếu thiếu chúng?
Cuốn
Chơi Tận Đêm
đếch để dư thừa một giọt nào, thuộc về một
vài cuốn hiếm hoi như vậy. Nó “khuynh đảo” cuộc đời tất cả những độc
giả của
nó. Thứ ngôn ngữ thô lậu [brute] thay
đổi hoàn toàn cách ăn nói, cách viết lách, cách đọc điệc, cách sống
xiếc, của
bạn. “Chỉ [có] âm nhạc [mới đúng] là thông điệp trực tiếp đi vô cái đầu
của
bạn, ba cái còn lại là toàn đồ tán phét hết.”
“Tôi
viết để không ai
đọc được” [J’ai écrit pour les rendre
illisibles”], tác giả nói về “thông điệp văn chương” của mình. Nhân vật
chính ở
trong Chơi Tận Đêm, là một thứ fugitive, một kẻ trốn chạy, hậu duệ của
Ulysse,
ông tổ của Thế Hệ Beat, đi suốt cuộc chiến 14, xứ Congo, New York,
Detroit,
Paris, Toulouse, trở thành y sĩ ngoại ô Paris, rồi giám đốc một nhà
thương
điên. Có thể nói, Chơi Tận Đêm là cuốn tiểu thuyết đầu tiên, về toàn
cầu hóa, nghĩa
là trước đây 50 năm, Céline đã miêu tả cái trái đất của chúng ta cứ thế
teo
lại, cứ thế “một mầu đô la Mẽo”. Đâu đâu, cái nhân vật phản nhân vật
của ông
cũng chỉ gặp toàn là người chết, hoặc sắp sửa đi tầu suốt, Đâu đâu cũng
vẫn chỉ
là một xã hội chỉ mê giết và sắp thành khùng. Đây là một cuốn tiểu
thuyết
“phiêu lưu” (picaresque) đen tối ảm đạm nhất của Lịch Sử: bên cạnh nó,
Đông
Quixốt chỉ là một thứ phiêu lưu “tốt lành cho sức khoẻ”, une promenade
de
santé. Tôi viết để không đọc được: đây là một cuốn sách viết bằng mực
đen, trên
giấy đen, vậy mà vẫn đọc được!
Để
“tạm” giải thích,
thái độ phát xít, bài Do Thái của Céline,
trong một tác phẩm viết sau cuốn trên 5 năm, “Bagatelles pour un
massacre”,
Frédéric Beigleder cho rằng, Bardamu [nhân vật chính trong Chơi Tận
Đêm] một kẻ
vô chính phủ [anarchiste] tìm [chercher] một tên thủ phạm, và Céline,
đẻ ra anh
ta, vốn bài Do Thái, kiếm thấy [trouver] một con dê tế thần, là chính
mình!
Roger
Nimier nói,
thật vui, về Céline: “Ông Thiện và Ông Ác
đánh nhau bể đầu, về thằng chả này.” [Le Diable et le Bon Dieu se
disputent très fort à
son sujet].
Jennifer Tran