*
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

TÁC GIẢ / TÁC PHẨM


Roland Barthes

Nếu phê bình có thể cùng một lúc tự tuyên xưng nhiều ý thức hệ khác nhau, như vậy có nghĩa, sự lựa chọn ý thức hệ không tạo nên cái tự thân (hữu thể: être), và ‘chân lý’ lại càng không phải là phép tắc (sanction) của nó.

Roland Barthes

 

Trong “Mặt trái những ký hiệu” [L’envers des signes], trong Hình Tượng I (Figures I), Gérard Genette cho rằng, tác phẩm của Barthes bề ngoài có vẻ như đa dạng, về đề tài (văn chương, cách ăn mặc, kiểu này mốt nọ, điện ảnh, hội họa, quảng cáo, âm nhạc, chuyện vặt…) cũng như về phương pháp, và ý thức hệ. Không độ của cách viết (1953) quan tâm tới hình thức (forme), được gợi hứng từ Sartre, vài năm trước đó, về vị trí xã hội của văn chương, và trách nhiệm của nhà văn trước Lịch Sử, trong “gọng kềm” hiện sinh, mác xít. [Tác phẩm viết về nhà sử học Pháp] Michelet, 1954, ông coi đây chỉ là một cách đọc “tiền-phê bình”, và, mượn [triết gia Pháp] Bachelard, ý tưởng phân tâm học cốt tuỷ (substantielle), ông chứng minh rằng, một nghiên cứu mang tính chủ đề về tưởng tượng vật chất, có thể góp phần hiểu biết đối với một tác phẩm vốn vẫn được coi chỉ có tính ý thức hệ. Sự tham dự của ông vào tạp chí Kịch Quần Chúng (Théâtre Populaire), vào cuộc đấu tranh nhằm giới thiệu nhà viết kịch Đức Bertolt Brecht tại Pháp khiến ông, những năm sau đó, bị coi là một nhà mác xít ngoan cường, mặc dù những người mác xít chính thức (officiels) cho rằng, cắt nghĩa quan điểm mác xít của Brecht như thế là không thể chấp nhận được. Cùng lúc, và  trái ngược hẳn, hai bài viết của ông về hai tác phẩm Les Gommes và Le Voyeur của Alain Robbe-Grillet đã khiến ông trở thành thông dịch viên chính thức, và lý thuyết gia, của nhóm Tiểu Thuyết Mới. Và Tiểu Thuyết Mới vốn được coi như là một tấn công hình thức, une offensive formaliste, một toan tính nhằm thoát ra khỏi gánh nặng, trách nhiệm mà xã hội choàng lên đầu lên cổ văn chương. Bộ Huyền Thoại Học [Mythologies] cho thấy, ông là một quan sát viên cay độc trước ý thức hệ tiểu trưởng giả rãy rụa ở bên trong những biểu hiện bề ngoài có vẻ như vô hại, của cuộc sống xã hội đương thời, đây là một phê bình mới (nouvelle critique) về cuộc sống thường ngày, rõ ràng là được gợi hứng từ quan điểm mác xít. Tới năm 1960, ông lại một lần hoá thân, trong cách bàn về Racine, đây là một sự trở lại với phân tâm học, nhưng lần này gần gụi với Freud hơn là với Bachelard, một Freud như là một nhà nhân học, ở trong tác phẩm Totem et Tabou: kịch Racine được cắt nghĩa bằng những thuật ngữ của sự cấm đoán loạn luân, và tranh chấp Oedipe

Còn tiếp
Jennifer Tran