Nếu
Đi Hết
Biển
VIII
Tôi
đề nghị anh đọc Đời Nhẹ Khôn Kham, của Kundera... để anh thâm nhập và
nhận diện bộ mặt của cộng đồng Việt ở hải ngoại.
Nguyễn Thị Hoàng Bắc trả lời Trần Văn Thuỷ.
Theo
tôi, đa số độc giả, đọc Kundera, không phải để thâm nhập và nhận
diện bộ mặt của bất cứ
cộng đồng, mà là bộ mặt của cộng sản. Tác phẩm của ông, là về kinh
nghiệm
sống dưới chế độ toàn trị.
Và đây là lý do Nguyên Ngọc đã dịch hai cuốn Những Di Chúc Bị
Phản Bội, và Nghệ Thuật Tiểu Thuyết của Kundera. Ông muốn độc
giả trong nước thâm nhập và nhận diện bộ mặt cộng sản, đặc biệt, bộ mặt
cộng sản Việt Nam, bị che giấu dưới quá nhiều mặt nạ...
Lần viếng thăm Tiểu Sài Gòn mới đây, ghé Người Việt gửi anh em tòa soạn
cuốn sách mới ra lò, tôi gặp lại HKP. Anh đưa tôi ghé thăm nhà anh, căn
nhà được miêu tả trong Nếu Đi Hết Biển, qua bài phỏng vấn HKP của Trần
Văn Thuỷ. Anh nói, những lần tới, cứ tự nhiên coi như nhà của Gấu.
Nhân tiện, anh rút trên giá sách cuốn Nếu Đi Hết Biển.
-Nếu ông thực tình muốn viết về 'nó', thì ít ra cũng phải đọc hết cuốn
sách.
***
Thú thực, tôi ít khi có ý định, "thực tình" viết về, bất cứ một cuốn
sách. Bất cứ một điều gì.
Những bài viết của tôi, đa phần là tản mạn, manh mún, và đều ở dạng
"chưa hoàn tất". Một lần, PTH tỏ ý thích một bài của tôi trên
tanvien.net, tôi ngần ngại, nói, bài chưa viết xong.
Bà "quạt" lại liền:
- Anh chỉ cho tôi một bài viết nào của anh, mà coi như là đã hoàn
tất?
Thường
ra, tôi "tạm ngưng" một bài viết, khi nghĩ rằng, đoạn kết,
hay
câu kết của bài viết đó, mở ra bài viết mới, tiếp theo sau. Nói
một cách khác, mỗi bài viết mới nào đó của tôi, là một tiếp tục một bài
viết chưa hoàn tất nào đó.
Lần viết
bài cho PTH [một bài về NHT], tôi không thể nào "tạm ngưng" nổi bài
viết, và cứ thế liên tục gửi những revised texts, đến nỗi PTH thương
hại, nói, anh cứ chấm dứt đại nó đi, tại làm sao mà làm khổ mình như
vậy.
Còn NMG, chủ báo VH, có lần nói, tôi ưa "cầu toàn", chẳng bao giờ
hài lòng với một bài viết.
Chỉ
tới khi, tôi mường tượng ra được,
lý do tại làm sao, sau Tướng Về Hưu, Nguyễn Huy Thiệp gần như ngưng
viết...
Chính
vì thế, bài trên net, một trang net của riêng mình, là một hình
thức viết phải nói là tuyệt hảo cho tôi.
Bất
cứ lúc nào, cũng có thể lôi xuống, sửa lại, rồi lại post tiếp.
Trở
lại với bài viết
cho PTH. Đó là bài viết 'Mỗi trường hợp mỗi khác", viết về ba nhà văn
miền bắc, là Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, và Phạm Thị Hoài. Tôi
nhìn ra được, khi viết Tướng Về Hưu, Thiệp muốn gửi vào nhân vật
này, ý thức tự vấn của một miền đất, sau những lầm lẫn của nó. Để viết,
phải có một quãng cách với thời đại của mình, và đó là những
năm tháng cô đơn của NHT ở miền núi, mà kết quả trước, là
Những Ngọn Gió Hu Tát., và sau, là Tướng Về Hưu, một thứ Le Repos du
Guerrier, Khi Người Hùng Trở Về, "sống", trên đống xương vô định đã cao
bằng dẫy... Trường Sơn bị xẻ dọc, và "nhờ" đàn
lợn, được vỗ béo bằng những thai nhi.
Câu
hỏi làm tôi nhức đầu, khi viết
"Mỗi trường hợp mỗi
khác" là: Tại làm sao ý thức tự vấn của Nguyễn Huy Thiệp lại 'tạm
ngưng', sau khi ông
viết xong Tướng Về Hưu. Hay, nói như Nguyên Ngọc, ngòi bút của Nguyễn
Huy Thiệp cùn rồi, ông ta hết xí oát rồi?
Liệu chiến thắng miền nam là một hồi chuông báo tử cho "cách viết" của
Nguyễn Huy Thiệp?
[Có thể có người bắt bẻ, Tướng Về Hưu xuất hiện sau 1975, nhưng, như
đây là một thứ truyện ngắn vào lúc tận cùng của một thời kỳ. Nó giống
như Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, dính cứng vào biến cố 1954].
Liệu, ý thức của tự vấn của miền đất,
ở nơi NHT, như là một người đại diện của nó, đã không chịu nổi cú "đụng
độ", khi va chạm với cái mà tôi tạm gọi là "thiên tài của nơi chốn",
hay là ông thần miệt vườn, của một miền đất khác? Ngược
lại, miền đất này cũng không thể làm sao hiểu nổi, cái ác của một miền
đất khác, biểu lộ ra bằng hành động, thí dụ như, nhét
'gì gì đó" vào miệng đám sĩ phu, để cho nó thoát ra khỏi cơn mê muội
vong thân, lành nọc độc, là chủ nghĩa cộng sản?
*****
Home is where
one starts from.
In my
beginning is my end.
What you own
is what you do not own.
T. S. Eliot
[Nhà là nơi mà
bạn bắt đầu]
[Trong cái bắt
đầu của tôi là cái tận cùng của tôi]
[Cái bạn sở
hữu là cái bạn không sở hữu]
Indians are
proud of their ancient, surviving civilization. They are,
in fact, its victims.
Người Ấn tự
hào về nền văn minh cổ xưa, còn hoài của họ. Hóa
ra, họ là nạn nhân của nó.
Naipaul: Lần viếng
thăm thứ nhì
[in trong Nhà văn và
Thế giới]
Nguyễn Huy Thiệp đã từng mơ 'đi
hết
biển', nhưng đi
được một đoạn đường, ông quay về. Ông giải thích, 'vì nghĩ đến mẹ'.
Mẹ ở đây, là
'ẩn ngữ', chỉ văn minh lâu đời, dai như đỉa: nền văn minh
đồng bằng sông Hồng?
Nhưng Văn Cao,
chẳng hề mơ giấc mơ này. Như Joseph Roth, đã từng có vé
của PEN, mời đi Mẽo: ông bèn quẳng vào thùng rác, và uống tiếp: Người
đã viết một câu để đời, nói lên nỗi đau của cả một miền đất trong trận
đói khủng khiếp năm đó, "Thề phanh thây uống máu quân thù," người đó
không thể bỏ đi. Vinh quang của một tướng về hưu là như
vậy. Vinh quang đấy, mà thất bại cũng đấy. Thất bại, vì không thể hiểu
được một miền đất
khác. Những người dân ở đó nói tới nghĩa khí ở đời, nói trung hiếu với
bố mẹ, anh em, bằng hữu... chứ không với Dân, hay với Đảng.