Nếu Đi Hết
Biển
VII
Như thể
cái
đài Hà Nội, ở bên trong sông Hồng, đã được dời tới bên bờ sông Ta Mì
rồi!
[NĐHB 5]
Nhắc
tới bờ
sông Ta Mì, với Gấu tôi, là nhắc tới câu chót trong cuốn Gương Soi Gián
Điệp [bản tiếng Pháp Le Miroir aux espions] của Le Carré.
Tay điệp viên Anh, bị Nữ Hoàng bỏ rơi nơi đất địch,
trước khi bị làm thịt, bèn ca vọng cổ:
Có một giống dân khốn kiếp, ở bờ sông Ta Mì, cứ tưởng
chúng là bảnh nhất trong thiên hạ. (1)
Ở một diễn đàn
trên lưới, Gấu tui cũng đọc được một câu "cảm khái" tương tự:
Tại làm sao
chỉ chiếm, một miền nam, mà không thừa thắng xông lên, thu toàn cõi
Đông Dương về một mối?
Nhưng cũng
chính me xừ Le Carré này, vào lúc thoạt đầu của thời kỳ Cởi Trói, đi
Moscow, và khi được mời thăm điệp viên phản thùng Philby, đã từ chối,
và trả lời: Không lẽ trong bữa dạ tiệc tối hôm qua, tôi được đón tiếp
như là người đại diện cho Nữ Hoàng Anh, vậy mà bữa nay, lại đi bắt tay
kẻ thù của Nữ Hoàng?
****
“Chúng
tôi có ba triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai
trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn cộng sản mượn tay một
trường đại
học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu
có tầm cỡ
quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thể để con cháu
chúng tôi
nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng. Ba
triệu
người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra một đồng là chúng tôi có
thừa tiền
để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào...”
Nguyễn Hữu Luyện [Trương Vũ trích dẫn trong bài viết trên
talawas].
"Phát
biểu điều mình tin là quyền của cá nhân đó. Nhưng
tự động phát biểu cho người khác, hay đi xa hơn, áp đặt điều mình tin
hay ý
muốn của mình lên một tập thể ba triệu người, đòi hỏi rất nhiều cẩn
trọng. Ðặc
biệt, khi những phát biểu như vậy được dùng cho một vụ kiện, phát xuất
từ một
đơn khởi tố cá nhân.”
Trương Vũ.
Về
câu của NHL, theo tôi, có tính "khẩu hiệu", như
bất kỳ một khẩu hiệu nào khác, trong thế kỷ "khẩu hiệu" của
"chúng ta".
Bởi
vì, trong ba triệu người đó, ít nhất cũng có
"hai", một ngần ngại, một thẳng thừng lắc đầu, làm cái chuyện móc hầu
bao, dù chỉ chi ra một đồng, cho cái
"vụ án thế kỷ" của "chúng ta".
Về
câu của TV, Gấu tui tự hỏi: Có bao giờ TV đặt ngược lại
câu hỏi của chính mình: Làm sao ba triệu người, cứ tạm cho là như vậy,
đều ngu muội
đến
nỗi, lầm một vụ án cá nhân, thành "vụ án của thế kỷ"?
****
Trí
lớn gặp nhau, trí nhỏ cũng gặp nhau.
Trong
một kỳ trước, Gấu có lèm bèm về mấy ông Yankee, ra đi sau đại thắng mùa
xuân, được đài Bi Bì Xèo tuyển dụng, đã lầm đài này với đài Hà Nội khi
đếch thèm để ý đến miền nam anh em. Không hiểu tình cờ, hay trí nhỏ gặp
nhau, sau đó vài ngày, thấy đài này bèn chiếu cố đến mấy nhà thơ miệt
vườn Sài Gòn.
Gấu tui thật lấy làm mừng, nhưng giá có một vài lời dẫn bài, nhắc một
tí đến cơ duyên nào đưa đẩy, thì thật hay biết mấy.
Bởi vì những chuyện vờ như thế đó, thường xẩy ra.
Một
lần, trên trang net của một biếm gia nổi tiếng, chuyên trị chuyện ở
phiá bên trên đầu gối một tị, trong một bài viết, Gấu tui thấy ông ta
lầm
danh sĩ cởi truồng đánh trống trước thằng đại gian thần Tào Tháo, là Nễ
Hành, với anh chàng có con chim tổ chảng, một khi vận công, có thể làm
ngưng một chiếc xe tứ mã đang phi như bay, là Lao Ái. Bèn đi một đường
email. Ông ta bèn trả lời, cám ơn rối rít, và liền sau đó, thiến luôn
bài viết, không một lời xin lỗi những "bạn ta", của ông ta.
Nhưng
vẫn biếm gia nổi danh này, thay vì phone cho bạn, là một thi sĩ
nổi danh, [hiện đang bị thiên hạ làm thịt], bèn viết một cái thư gửi
bạn ta, mắng xối xả về chuyện nhà thơ lớn này viết một câu tiếng Anh
không nên thân, không hề hiểu rằng, giỏi tiếng Anh thì cũng chỉ suốt
đời đọc tin ở bên trên đầu gối một tị, từ những tờ báo lá cải bằng
tiếng Anh.
Chuyện
thứ hai, là do Đào Nương kể cho Gấu tui.
Bà cũng nổi tiếng phiếm.
Trong
một lần đọc bài viết của một "văn hữu", bà thấy ông này lầm tay VC ngồi
xử án một nhà li khai, với một nhà thơ li khai.
Chả là hai ông này đều tên là Bùi Minh Quốc.
Thì cứ để tên Bùi Minh Quốc trống trơn, là đủ, nhưng ông này không muốn
tỏ ra là mình hơi bị thiếu uyên bác, bèn đi thêm một đường
chú thích, và gọi tay xử án này là nhà thơ li khai BMQ!
Đào Nương bèn đi một đường điện thoại. Ông ta bèn cám ơn. Nhưng cũng
chẳng thèm xin lỗi độc giả của ông.
Và nhà thơ Bùi Minh Quốc.
Và
Đào Nương đã nhã nhặn trả lời văn hữu, "bạn" của bà như vầy:
-Ông đâu cần phải cám ơn tui, mà xin lỗi độc giả của ông. Và xin lỗi
nhà thơ Bùi
Minh Quốc.
Tiện
đây, "thay mặt" ông ta, Gấu tui bèn đi một đường xin lỗi nhà thơ
Bùi Minh Quốc.
Xin lỗi "bạn
ta", tức nhà thơ Bùi Minh Quốc!
Chả là, Gấu đã
từng nhậu thịt rừng với ông nhà thơ này, ở một quán nhậu
Hà Nội.
[Lần
đó, "bạn ta" ngồi cạnh
một ông họa sĩ chuyên vẽ hình "nuy", hình như vậy, còn Gấu già, ngồi
bên một sơn nữ tuổi chắc thua Gấu chừng hơn nửa thế kỷ! Ngồi được
một
tị, ngượng quá, Gấu xin phép chuồn]
Don't tell me how to [clean my
house] do my job... Nhân
tiện xin lỗi, bèn xin lỗi tiếp, nếu Gấu tui phạm vào tội "dạy đĩ vén
váy", nhưng theo
như Gấu tui được biết, đài BBC có một truyền thống rất đẹp, là, sau bầu
cử, nếu Đảng đang cầm quyền thất cử, là tay Giám Đốc, hay thuyền
trưởng, bèn chết theo tầu, nghĩa là về vườn, đuổi gà cho vợ,
nhường Đài cho một tay khác, thuộc Đảng mới lên cầm quyền.
Nói rõ hơn,
không có chuyện vừa đánh trống vừa ăn cướp ở đất nước
Hồng Mao đó.
Nhân nói chuyện thiến, Gấu tui thấy một bài dịch của mình [phỏng vấn
nhà văn Kundera], được đăng lại trên một trang văn học; trang này ghi
chú "nguồn", là từ báo Văn Nghệ [chắc là tờ Văn Nghệ của Tổng Cục, chứ
không phải của miệt vườn Sài Gòn].
Bèn email hỏi, anh em tòa soạn cho biết, tên người dịch được ghi là
Quốc Trụ. Chỉ có vậy.
Nghĩa là thiến mất một mẩu của Gấu.
Mấy ông báo
Văn Nghệ làm như vậy, là không được, không phải với Gấu
tui, mà là với tờ báo đã đăng bài phỏng vấn, và tác giả được phỏng vấn
[Kundera]. Gấu tui, do ỷ y, rằng mình dịch chỉ nhằm thông tin tới độc
giả Việt Nam, nên đã không xin phép xin phiếc gì hết. (1)
Chú thích
(1): Trang Tin
Văn, hoàn toàn do Gấu thực hiện, không nhờ vả một nguồn
tài trợ nào hết. Bài, trừ trang giới thiệu, tha hồ xài, vô tư, thoải
mái, nếu không có ý định kiếm tí tiền bỏ túi.
NQT
(1) Câu ca vọng cổ ở trên, là
Gấu
nhớ mài mại. Mới
đây, lục
mớ sách, thấy The Looking Glass War, hoá ra
câu vọng cổ thực sự như vầy:
"They're crazy people the English! That old fellow by the river: they
think the Thames is the biggest river in the world, you know that? And
it's nothing. Just a little brown stream, you could nearly jump across
it some places."
[Dân Hồng Mao khùng! Cái đám già sống bên con sông, chúng nghĩ con sông
Ta Mì của chúng là con sông lớn nhất trên thế giới! Cứt khô! Chỉ
là một rạch nước vàng lờ lợ những cứt cùng đái, ở một vài chỗ, bạn, để
tránh cái mùi cứt đái đó, bèn vén váy nhảy qua!]
Gấu tui cứ nghĩ đến những trường ca sông Ta sông Mì của đám Hồng Mao
đó, mà cười khùng khục!