*
 
Tạp Ghi




 

Nếu Đi Hết Biển

V

Muốn thống nhất nước Đức, là phải ôm riết lấy Lò Thiêu. Grass đã từng tâm niệm. Những tác phẩm của ông là toan tính đến sau, hoặc ôm riết, hoặc khởi đi từ Lò Thiêu.
Tương tự, Gấu tui cho rằng, mọi toan tính của văn học Việt Nam, là, hoặc ôm riết lấy Lò Cải Tạo, hoặc đau rất đau, Cái Nhục Thắng Trận.

Nhân tiện, cũng xin được tản mạn một tí, về mấy nhà văn trong nước, bi giờ lại ưa xài mốt mới, là lắc đầu quầy quậy, không nhận mình là kẻ chiến thắng. Gấu tui khuyên, đừng làm như vậy, bởi vì, bỏ cái nhục chiến thắng đi, là đếch có viết được gì đâu! I "CAN" U! U "THA" cho "ME".
Vả chăng, oan [từ chữ oán] có đầu, trái [nợ, như trong chữ trái phiếu] có chủ, các văn hữu "bạn" của Gấu đó, nếu cứ lắc đầu quầy quậy như vậy, những oan hồn Lò Cải Tạo, Mồ Biển Cả, hằng năm biết tụ về đâu, để mà húp tí cháo?

Trong bài diễn văn Nobel, Thi Sĩ và Thế Giới, bà Wistawa Szymborska cho rằng, vào những lúc ồn ào bát nháo như thế này, tốt nhất là nhận mình dở ẹt, hơn là nhận mình tài, mình hay, bởi vì cái hay của mình, có vẻ như nó lặn sâu đến nỗi, chính mình cũng không còn tin tưởng vào nó nữa.
Ôm lấy Lò Cải Tạo, ôm lấy Nhục Thắng Trận còn được hiểu theo nghĩa đó: chấp nhận cái đau, cái nhục, cái dở, cái khốn nạn, của bất kỳ một người Việt nào, quẳng bỏ mọi phân biệt giữa những tên Mít đó "mí" nhau. "Bạn" dám nhận, mình là một thằng VC không, khi đọc Nếu Đi Hết Biển? Bởi vì nếu đọc nó, với "vinh quang", hay "hào quang", của "kẻ thua trận", là vứt đi!

Cứ theo như bài viết của Trương Vũ đăng trên talawas, thì cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm tại một Đại Học Huê Kỳ, bữa khai mạc thiếu cao thủ hải ngoại tham dự, là do như sau đây:
"Theo sự giải thích của WJC, sự thiếu vắng các tuyển viên ở hải ngoại là do điều kiện thường trú ở đại học buộc tuyển viên phải sống ở Boston trong thời gian nhận học bổng. Hầu hết các nhà văn, học giả ở hải ngoại đều đang có công ăn việc làm, không ai muốn bỏ công việc của họ. Nhất là, học bổng Rockefeller không nhiều và không ai được hưởng học bổng toàn phần."
Có khác gì VC biểu rằng, bố VC thì con mới được vô đại học!
Nếu thực tình Ban Tổ Chức cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm muốn cao thủ hải ngoại tham dự, họ đã sửa đổi điều kiện - như họ đã làm, sau đó - để có mặt những nhà văn hải ngoại.
Khi mà người ta cố ý thì người ta có đủ cách.
Tôi lấy một thí dụ khác.
Đài Bi Bì Xèo, khi phỏng vấn về tình hình văn học Việt Nam, mấy ông ở trong ban "Tổ Chức", mà theo như Gấu tui được biết, đều là những cao thủ ra đi từ miền bắc, đã chọn một ông ở Hà Nội, và một ông ở Úc, để hỏi, và cả hai ông đều lắc đầu chê, văn học VN bi giờ ẹ lắm. Chẳng một ai chịu ngó một tí xuống miền nam, để mà nhận ra, có một sự khởi sắc, hay nói đúng hơn, có một dòng văn, dòng thơ đang tìm cách tách ra khỏi cái khung giáo điều do Hà Nội áp đặt.
Như thể cái đài Hà Nội đã được dời tới bên bờ sông Ta Mì rồi!
Ai cũng có quyền viết về văn học hải ngoại, nhưng một ông đã từng bỏ chạy cuộc chiến thì thật khó mà mời một thằng thâm niên quân vụ, vô cùng ngồi với mình, bàn chuyện trà dư tửu hậu đã khó, bàn chuyện vẽ lại chân dung của nhau, lại càng khó.
Chính vì thế mà một cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm tương tự, tại một đại học Nhật, ban tổ chức đã mời toàn thứ lính chiến tham dự, như Bảo Ninh, Phan Nhật Nam...
Thử hỏi, một ông ra đi từ miền bắc, sau đại thắng mùa  xuân, được đài Bi Bì Xèo tuyển dụng, có thích thú gì không, nếu mời một ông nhà văn hay một bà văn miệt vườn, ở mãi tít xóm bèo Cà Mâu chẳng hạn, bàn về chuyện văn chương?
Trong thời gian chiến tranh cái đài này chẳng ưa gì Mẽo, và lại  càng chẳng ưa miền nam cộng hòa. Cái hãng tin Roi Từa thì cũng chẳng thèm đặt trụ sở tại Sài Gòn, theo như Gấu tôi được biết. Thành thử cái chuyện tuyển nhân viên ra đi từ miền bắc cũng là chuyện dễ hiểu.

Ngay lần đầu gặp nhau ở Hà Nội, như "linh cảm" được những gì xẩy ra sau đó, vị giáo sư già tặng tui bản thảo bài viết của ông, và một người mới quen cũng lên tiếng nhận xét liền sau đó, đây là một bài viết dở. Nhận xét tương tự như nhận xét của Trương Vũ [TV], trong bài viết đã dẫn, trên talawas.
Vấn đề ở đây là, bài viết hay hay dở không quan trọng. Mà là quan điểm, cách nhìn của người viết mới quan trọng.
Và như nhận ra lời gửi gấm của ông, tui đã lọ mọ gõ bài, và đưa ngay lên trang nhà của tui, trước khi xẩy ra vụ kiện.
Cũng vậy, tôi có thể không đồng tình với vụ kiện, nhưng không phản đối những người khởi xướng và tham gia. Và cũng không tin, một vụ kiện như thế sẽ gây hậu quả nghiêm trọng trong cộng đồng hải ngoại, như lời dẫn bài viết TV  trên talawas, " .... về nguy cơ tự xóa bỏ những giá trị mang theo từ miền Nam của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ."
Sự thực, tôi không tin, những nhà văn miền nam cần phải có tiếng nói ở trong cuộc Hoa Sơn Luận Kiếm đó. Xin trích đăng ý kiến của một độc giả trên talawas.

01.07.2003 - Một độc giả talawas
Quan Hệ Mỹ-Việt?

Trên talawas có bài viết của nhà làm phim Đặng Nhật Minh, trích đoạn sau đây:

.. Bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười bắt đầu một cuộc hành trình rất dài qua màn ảnh của rất nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại không ít thiện cảm cho đất nước Việt Nam, nền điện ảnh Việt Nam. Sau này tôi được nghe kể tại buổi chiếu đầu tiên của bộ phim tại Honolulu (Hawaii) vào tháng 11/1985 như sau: Các thuyền nhân Việt NamHonolulu nghe có một bộ phim của Cộng sản Hà Nội được chiếu kéo đến đầy xung quanh rạp với những biểu ngữ phản đối. Trước giờ chiếu 15 phút cảnh sát nhận được một cú điện thoại báo tin trong rạp bị cài mìn. Lập tức khán giả được mời ra khỏi rạp. Sau một giờ rà soát, cảnh sát xác định tin kia là thất thiệt mới cho khán giả vào lại. Nhiều thuyền nhân cũng vào xem cốt để gây rối trong khi chiếu. Nhưng buổi chiếu đã kết thúc tốt đẹp trong tiếng vỗ tay và những giọt nước mắt đọng trên mi mắt của nhiều người trong đó có cả những thuyền nhân Việt Nam. Họ xúc động xem từ đầu đến cuối quên cả dự định phá rối. Ðó là những ngày căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ - Việt...

Bài viết của ĐNM về những ngày làm phim của ông thật tuyệt, nhưng như câu văn trên, mà người viết bài này nhấn mạnh, cho thấy, liệu có đúng đó là những ngày căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ Việt, hay căng thẳng nhất, giữa những người Việt, "ở" ngoài nước, về phim Việt, "của" trong nước?
Tôi nghĩ là ĐNM đã cố tình viết khác đi, về một quan hệ, giữa người Việt với người Việt, thành một quan hệ Việt-Mỹ. Ông không là người độc nhất, khi phải "nhập nhằng", về một "chính danh" như thế.
Trường hợp sau đây, theo tôi, cũng là nhập nhằng: Một đại học Mỹ mời một số nhà văn trong nước viết về đề tài văn học hải ngoại - đúng ra là về nguyên nhân cuộc bỏ nước ra đi, bởi vì, do có vụ bỏ nước ra đi, mới có cái gọi là văn học VNHN - Tôi nghĩ là đại học Mỹ đã quyết định đúng, khi chỉ mời những nhà văn ở trong nước tham dự đề tài trên, những nhà văn hải ngoại, nhất là những nhà văn của miền nam trước đây chẳng có lý do nào để đòi hỏi, phải có tiếng nói của họ ở trong đó. Bởi vì hai thằng "ăn cướp" nó vào nhà mình, rồi sau đó, nó "tranh công", "buộc tội" lẫn nhau, tao mới là thằng gây nên cái gọi là văn học lưu vong của người Việt hải ngoại, hà cớ gì "khổ chủ" lại cần phải có mặt?
Bởi vì, muốn viết về văn học VNHN, ngồi ở đâu mà chẳng viết được, tại sao lại cứ đòi cho được một chỗ ngồi ở... đại học Mỹ?

NQT