jen 
Tạp Ghi




 
Đọc Hồ Sơ Đệ Tứ, Dưới Chân Golden Gate, S.F.

“Xuất bản tập hồ sơ này, chúng tôi muốn chứng tỏ một thế giới khác (với thế giới của tư bản hiện nay) có thể có.”
Hoàng Hoa Khôi.
Paris ngày 23 tháng Hai 2004.
[Trích lời đề tựa]. 

Vũ Huy Quang, trong lời giới thiệu:
“Một khi đã chống du lịch, vận động duy trì Cấm vận để trả thù Việt Nam lúc trước, thì lúc sau cũng ủng hộ cuộc phát động chiến tranh đánh Iraq. Càng tố ‘Cộng Sản Việt Nam’ bao nhiêu người ta càng thêm tin rằng sự giầu mạnh của Đế quốc là lý tưởng, là trường tồn”.
Anh không còn rảnh để làm tài xế cho tụi này, như lần gặp trước tại Tiểu Sài Gòn. Bà cụ thân sinh bị té, anh phải lo săn sóc.
VHQ coi già hơn trước, nhưng vẫn sôi nổi như trước. Nghĩa là vẫn dư muối, để mặn mà với bạn bè. “Thằng đó thiếu muối, gặp làm gì,” anh trả lời, khi tôi hỏi thăm về một mối bằng hữu đã lâu không gặp.
Hoặc, “Thằng đó chống Cộng theo kiểu Ngô Đình Diệm!”

Hồ Sơ Đệ Tứ, phần điểm cuốn Giọt Nước Mắt Trong Biển Cả, của Hoàng Văn Hoan, có vài chi tiết thú vị về Hồ Chí Minh.

Thí dụ như, [Hoàng Văn Hoan] được giao trách nhiệm thảo một bức thư gửi nhà cầm quyền Trung Quốc... HVH đưa bản nháp cho Hồ Chí Minh duyệt. "Bác Hồ" bôi xóa vài chữ và thêm vào vài chữ khác. HVH lấy làm lạ, vì như vậy, nội dung thư không thay đổi, nhưng văn pháp thì sai. "Bác Hồ" mới trả lời ông rằng:
"Chú chỉ biết viết thư là viết thư, chứ chưa biết chính trị... Người Việt Nam ở những nơi xa xôi hẻo lánh viết chữ Trung Quốc làm sao đúng văn phạm được? Viết như vậy, họ mới tin là do anh em viết.."
HVH kết luận: "Việc tuy nhỏ nhưng đối với tôi, là một bài học rất sâu sắc về công tác quần chúng và công tác thực tế."

Vụ ám sát Tạ Thu Thâu đã giết ra như thế nào?

Ông Hoàng Hoa Khôi nhắc tới câu của Hồ Chí Minh, khi trả lời một nhà văn Pháp, và cũng là đồng chí cũ Tạ Thu Thâu: Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước lớn, chúng tôi khóc cái chết của ông. Nhưng liền sau đó, ông bồi thêm: "Nhưng tất cả những ai không đi theo đường lối do tôi vạch ra đều bị bẻ gẫy." Theo Trần Ngươn Phiêu [sách đã đẫn, HSĐT], ông Hồ có lần trả lời là 'địa phương đã giết lầm một người ái quốc."

"Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9 năm 1945 cũng đều biết đến không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình 'có tinh thần cách mạng cao' ấy".
Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia... cùng vợ con, anh em... được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn sống, thiêu cháy, mổ bụng... mỗi ngày theo chính sách 'tru di tam tộc để trừ hậu họa'. Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng Hội Sinh Viên đã phải lên tiếng rằng, 'ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như sung'.
Hoàng Hoa Khôi cho biết, "sau khi điều tra, chúng tôi biết được ba thủ phạm [sát hại Tạ Thu Thâu]. Họ đều là những người Cộng Sản. Người thứ nhất là Kiều Đắc Thắng, trách nhiệm nghiệp đoàn. Người thứ hai là Nguyễn Văn Trấn, đã từng được đi học tập ở Moscow. Người thứ ba là Nguyễn Văn Tây, cưu bộ trưởng chính phủ Trần Văn Giàu. Cần nói thêm nhân vật Nguyễn Văn Trấn được nhắc đến ở đây...một người Cộng Sản 'phản tỉnh', tác giả cuốn Viết cho Mẹ và Quốc Hội...