Tạp Ghi
|
Biển nhớ
6
Cái mánh
loại trừ là bản
năng tự vệ của mọi chuyên viên
The trick
of elimination
is every expert’s defensive reflex.
Stanislaw Lem:
Imaginary
Magnitude
Vụ
da cam đang nóng, nóng dây chuyền tới những vụ khác, như
thảm sát Mậu Thân, mà những tài liệu từ một diễn đàn trên lưới cho
thấy, không
phải VC mà là CH [Cộng Hoà] gây nên. Rồi ngày nào, là vụ pháo kích vô
một
trường học ở Cai Lậy, cũng pháo CH, không phải hoả tiễn VC.
Nếu có chăng, là độc nhất một tấm hình, chụp một ông xã
trưởng bị VC chặt đầu, rồi dùng chính cái sọ dừa, dằn bản án lên bụng
tử thi,
trên bìa tờ Time của Mẽo ngày nào, mà độc nhất Gấu tui còn nhớ.
Ngoài ra là… chấm hết!
Cả cuộc chiến, VC không gây một tội ác nào khác. Nếu có, là
phải đợi tới sau 1975.
Chúng ta tự hỏi, liệu sau này, lịch sử sẽ phải giải thích
như thế nào, về trường hợp quái dị trên đây?
Cả một dân tộc chạy ra biển cả để trốn VC, mà VC thì tốt như
thế, không hề gây ra tới… “hai” tội ác.
Để giải thích trường hợp quái dị trên đây, Gấu tui đành mượn
một câu, nhà văn Đức Sebald trích dẫn, trong cuốn Về Lịch Sử Tự Nhiên
Của Huỷ Diệt, On The Natural History Of Destruction, của ông:
Cái mánh loại trừ là bản
năng tự vệ của mọi chuyên viên
The trick of elimination
is every expert’s defensive reflex.
Stanislaw Lem: Imaginary Magnitude
Nói rõ hơn, mấy ông VC rất rành về chuyện chùi mép - nghĩa là loại trừ
mọi rủi ro, bị phanh phui, bị bật mí - này.
Chỉ tội ông tướng Loan, nghe nói, đã từng mời báo chí Mẽo tới
chứng kiến ông xử một anh VC ngay tại trận tiền, những ngày Mậu Thân.
Độc
giả Tin Văn đã biết về Sebald, qua bài tưởng
niệm
ông, khi ông qua đời sau một vụ đụng xe. Cuốn Lịch sử tự nhiên về
huỷ diệt, cũng là do một sự ngạc nhiên quái dị liên quan tới Đồng Minh
uýnh nhau với Nazi: Trong thời Đệ Nhị Chiến, 131 thành phố và đô thị là
mục tiêu ăn bom của Đồng Minh, nhiều nơi biến thành bình địa. Sáu trăm
ngàn thường dân bị chết, gấp đôi con số thương vong của Mẽo. Bẩy
triệu rưởi thường dân Đức không còn nhà ở. Sebald ngạc nhiên tự hỏi,
tại làm sao mà lịch sử lại vờ đi một sự kiện như thế, nhất là ở nơi ký
ức văn hoá của chính nước Đức?
Trong
những lời ca ngợi cuốn sách lạ kỳ của ông, có:
Hầu hết mấy ông nhà văn, ngay cả thứ ngon cơm, viết cái điều có thể
viết... Thứ quá sá ngon cơm, nghĩa là thứ đại hảo hạng, viết cái không
thể viết... Tôi nghĩ đến nữ thi sĩ Nga, Akhmatova, và nhà văn Ý gốc Do
Thái, Primo Lévi. Nay có thêm W.G. Sebald.
Nữu Ước Thời Báo
Bí mật của nỗi ngạc nhiên đến phải cầm viết viết, và lên tiếng, của
Sebald, là, ông tự thấy mình cổ lỗ sĩ, khi chọn cho mình thứ tiếng nói
của lương tâm mà hầu như chẳng còn ai nhớ. Đó là thứ lương tâm của
một người nào đó, và người này nhớ đến sự bất công, và nói thay cho
những người không còn có thể nói được.
Điểm Sách Nữu Ước
Trong
bài viết Không Chiến và Văn Chương,
Air War and Literature, ông
có giải thích về cái sự im hơi bặt tiếng, của hồi ức văn hoá Đức: Họ
coi đây là một điều cấm kỵ, một vết thương, vết nhục ở trong gia đình,
[a kind of taboo
like a shameful family secret].
Người
Việt thường tự hào về một Điện Biên Phủ trên không. Chưa thấy ai nói
tới cái tủi nhục như là niềm bí ẩn trong gia đình, về con số thương
vong, thí dụ như trong những ngày Mậu Thân, chỉ ở Sài Gòn không thôi,
bởi những trái hoả tiễn của VC?
****
"Nhà tôi ở
dưới chân cầu
Thị
Nghè, gần Sở Thú, gần Đài Truyền Hình, Đài Mẹ Việt Nam, Đài Phát Thanh
Sài
Gòn, những ngày Mậu Thân trở thành "mục tiêu" của hoả tiễn vi xi. Cũng
là
thời gian bà xã mang bầu cháu gái lớn. Tuy những ngày quá gay cấn phải
"sơ
tán" tới nhà một người bà con ở Trương Minh Giảng, nhưng cái thai đã bị
ảnh
hưởng, cháu sinh ra tưởng bị liệt, cứ nằm hoài trong nôi, chỉ tới khi
ông
bố đi làm về mới mỉm cười và chịu cho bế. Đi bác sĩ Trần Xuân Ninh ở
Tân
Định, ông khám thật kỹ lưỡng xuơng, gân, thần kinh... Sau khi kê thuốc,
ông
mắng vốn: gia đình phải biết yêu thương nó! Ông đâu biết, khi nằm trong
bụng
mẹ, cái thai đã "nghe ra" những tiếng hoả tiễn réo xèo xèo khi bay
ngang
nhà. Nhờ thuốc insulin do ông Ninh kê đơn, cháu đỡ dần, nhưng phải tới
5
tuổi mới biết đi. Và cho tới khi lấy chồng, có con, vẫn còn mắc tật đái
dầm!"
Nhà tôi ở
dưới chân cầu Thị Nghè
|
|