Biển nhớ
4
"...
rất nhiều những bài viết gần đây về Chương trình
Rockefeller/đại học UMASS Boston tại Trung tâm vẫn lập lại một số lập
luận dựa
trên những thông tin thiếu chính xác hay hoàn toàn giả tạo. Tôi rất
ngạc nhiên
là không một người nào viết bài chỉ trích Chương trình đã bỏ công tìm
hiểu,
liên lạc với Trung tâm, dễ dàng qua điện thoại hoặc điện thư, trước khi
dựa
trên những thông tin thiếu trung thực đó. Có quá nhiều những bài viết
như thế
nên WJC đã hoàn toàn im lặng hai năm nay."
NBC
Sự
thất bại của chương trình của WJC, theo tôi, là ở ngay thoạt kỳ thuỷ,
tức là nằm ngay ở trong tim đen của "Ban Tổ Chức", khi
sử dụng hình ảnh lá cờ để mở ra chương trình.
Bảo
rằng phản ứng của cộng đồng, là dựa trên những thông tin thiếu
chính
xác, hay hoàn toàn giả tạo, bảo rằng những người chỉ trích không bỏ
công tìm hiểu... theo tôi, là quá coi thường trí thông minh [có lẽ phải
dùng chữ lương tri] của bất cứ một người nào, khi người này đặt mình
vào
vị trí chống đối WJC.
Bạn
cứ thử
tưởng tượng bao nhiêu con người, vì bỏ chạy lá cờ, mà đến nỗi phải mồ
chôn biển cả, lưu vong xứ người, bao nhiêu năm chưa kịp hoàn hồn, bất
thình lình nhìn thấy đứa cháu của mình, mang chính lá cờ đó về nhà
khoe, cháu kiếm ra lá cờ của quê hương thân yêu của người Việt mình
rồi, làm sao ông nội của nó không điên lên?
Thành
thử những từ mà NHL sử dụng, và NBC trích dẫn, trong bài viết
"Nguyên uỷ một vụ kiện", ["nhục mạ" văn hóa Việt Nam, bôi nhọ cộng đồng
Việt
Nam trước mắt người Mỹ, "đánh gục thế hệ già của CÐVN", "âm mưu
xảo quyệt", thực hiện "chiến lược chính trị thâm độc của VC",
"lưu manh chính trị", v.v. và v.v... ] là oan có đầu, trái có chủ
cả
đấy.
Y
chang vụ Trần Trường, vừa nhìn thấy lá cờ, là như muối chà sát
vào vết thương rồi.
Cũng
cùng một phản ứng như vậy, là của cộng đồng, khi thấy sự có mặt,
ngay ở lần khai
mạc, của những người viết ở trong nước.
Có
gì là "quá ngạc nhiên", khi chẳng một ai thèm tìm đọc những Hoàng
Ngọc Hiến, những Nguyễn Huệ Chi. Họ không đọc, cho dù là mấy ông này
viết hay, là vì họ tin rằng, một nhà văn cộng sản, là vứt đi, là không
cần đọc. Mai Thảo chẳng đã từng tuyên bố như vậy?
Để đả phá một quan niệm, cứng nhắc theo tôi, là cần có thời
gian, cần có cơ may. Một trong những cơ may, chính là internet. Tin Văn
đã sử dụng nó, để đưa bản văn của Hoàng Ngọc Hiến tới tất cả mọi ngưồi
đọc, trong và ngoài nước. Đây là một việc làm nằm trong những mục đích,
khi mở ra trang Tin Văn.
Nói rõ ra, Tin Văn cũng làm cùng một việc của WJC, nhưng không hề có
"tim đen", không hề có "Ban Tổ Chức", "Ban Biên Tập".
Đúng là "Một Mình Một Ngựa" [tên một loạt bài viết của Nguyên Sa, khi
đánh tên sa đích văn nghệ Nguyễn Quốc Trụ ngày nào còn tờ Sống, còn Sài
Gòn].
Chỉ
cần hình ảnh một nhân vật, "y chang" một con người có thật ở ngoài đời,
là xâm phạm đạo hạnh làm nền cho thể loại văn học có tên là tiểu
thuyết. Cho dù bạn có viết hay cách mấy, thì cũng vứt đi mà thôi.
Chỉ
một hình ảnh lá cờ, là đủ để bôi đen tất cả những đóng góp, cho dù
là với thiện ý - hay thiện chí - của bất cứ một người nào tham gia vào
chương trình.
Im
lặng hai năm nay, sau quá nhiều bài viết như thế, bây giờ lại lên
tiếng, là vì tình hình đã biến chuyển, có những bài viết "không" như
thế?
Hay là vì có người mò tới Trái Tim Của Bóng Đen [mượn chữ của Conrad]?
*****
Những
mặt "tiêu cực" của chương trình của WJC:
-Mục tiêu của
nó, là chính trị, coi đây như là một cơ hội để những người viết ở trong
nước, có tiếng nói ở một đại học Mỹ. Chính vì vậy, mà họ đã "quên"
không mời những nhà văn hải ngoại, trong kỳ khai mạc đại hội.