Biển nhớ
3
Một
em bé Việt Nam,
sau khi ở trường tự tìm được lá cờ của quê hương bản xứ của mình, đem
kết quả về nhà khoe ông nội. Không ngờ ông nội em không những không
khen mà còn tỏ ra giận dữ - ‘Ðây không phải lá cờ của nước mình! Mày
không biết lá cờ của nước mình là gì à?’ Em bé rất bỡ ngỡ, cho đến giờ
phút này vẫn chưa hiểu tại sao ông nội của mình lại giận dữ như thế."
Nguyễn Bá Chung
[Trích talawas]
Một
câu chuyện có thật, rất thật như tác giả cho biết, khi được kể lại, là
nó đã không còn ở trong mảnh đất của những sự kiện, mà trở thành... ẩn
dụ, và vì là ẩn dụ, nên mỗi người sẽ cho nó một lời giải thích.
Chẳng có sự kiện, chỉ có dẫn giải, là vậy.
Lá
cờ của quê hương bản xứ của mình, là lá cờ nào?
Tại sao lá cờ của quê hương bản xứ đó, lại làm cho ông nội của em bé
Việt Nam
tỏ ra giận dữ?
Đâu
phải tự nhiên mà câu chuyện trên được sử dụng để mở ra chương trình của
WJC.
Giả như một người khác, có thể người đó sẽ khởi đi bằng một hình ảnh,
không phải của một, hay hai, hay nhiều lá cờ, mà là của tấm bản đồ rách
nát, tỉ lệ xích 1/1 mà người Việt cố mang ra ngoài này, để vá víu lại.
Tôi
thực sự không tin, rằng chương trình WJC, là không có tính chính trị.
Nếu thực sự như vậy - như NBC, thành viên của nó, xác quyết, trong bài
viết trên talawas, "Nguyên uỷ một vụ kiện": " Vì là một chương trình
nghiên cứu có tầm vóc quốc tế, nó không mang, và không thể mang, mầu
sắc chính trị, chống cộng hay theo cộng. Chỉ có thế, những thành quả
nghiên cứu của nó mới có thể có giá trị và tác dụng phổ quát, đối với
mọi bên, mọi phía." - thì nó sẽ vô ích, vô dụng, và là một thất bại.
Chỉ
nội "chi tiết" lá cờ là rõ như ban ngày ý định chính trị của WJC.
Em bé, là đời
thứ ba người Việt lưu vong, tìm ra lá cờ quê hương khiến
ông nội tức giận, chém chết thì lá cờ này là cờ đỏ sao vàng, chứ oong
đơ gì nữa.
Sử dụng một ẩn
dụ như thế, rồi nói là không chính trị, thì lạ thật,
quái dị thật!
Trong
một kỳ trước, tôi có nói, những người đầu tiên lên tiếng giao lưu hòa
giải, đều
là những người có mắc míu với miền nam cộng hòa, theo một nghĩa nào đó.
Một trong nghĩa nào đó, là: Họ đều thù ghét cái chế độ đã
ưu đãi họ.
Tại sao như vậy? Nói rằng họ vô ơn, thì quá đơn giản câu chuyện.
Mãi sau này, tôi mới hiểu ra được rằng, họ đều muốn "sạch", trong một
cuộc chiến không thể nào sạch.
Một cuộc chiến bẩn thỉu, như tụi Mẽo thường nói.
Đó là một cuộc chiến, mà một khi thoát ra khỏi, không có ai còn lành
lặn.
Một khi bạn lành lặn, là có "vấn đề".
Tôi nghĩ mấy ông như NBC đều đau nỗi đau "còn nguyên vẹn" của họ. Thành
thử họ chẳng "thuộc" bên nào cả. VC cũng chê họ.
VNCH, "bẩn" như thế, làm sao dám chấp nhận những người sạch như họ?
Về cái vụ bẩn này, nhà thơ Nobel vừa mới mất, Milosz, có nói tới, trong
một "ẩn dụ" rất ư là tuyệt vời, và chỉ những ai đã từng sống ở trong
một chế độ toàn trị mới viết ra được. Một phần nào, ông được Nobel là
nhờ vậy.
Ông kể chuyện một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình
bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả
những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như
vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả"
đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta. (1)
Là nhà
thơ bẩn của thế kỷ. Sướng thật!
Tôi sợ rằng, vào lúc này, vào những giờ phút nóng bỏng của Lò Luyện
Ngục, mấy ông thi sĩ như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Huy
Cận... và có thể, có cả thi sĩ, tác giả tập Thơ Trong Tù đang rộn rã
bước vào Ngày Hội Thơ, hay Show Bình Bầu Nhà Thơ Bẩn Nhất Thế Kỷ 20 Của
Nền Thơ Ca Của Chúng Ta, cũng nên!
Nhưng phải
những nhà văn sống ở "giữa hai lằn đạn", như nhà văn Do Thái, Amos Oz,
mới ngộ ra, sạch, là nguy hiểm chết người!
Mới sống cái
kinh nghiệm giao lưu hoà giải bi thương nhất của thế kỷ: Ngủ Với Kẻ
Thù. Sleeping with the enemy.
Mời một ông nón cối, hay một cô văn công vô nhà, chưa ăn thua gì
hết.
Phải "ngủ"
với luý, hay với ẻn, thì mới "giải oan cho cuộc biển dâu này" được!
Mấy ông VC sẽ nói: Thì vẫn kinh nghiệm "tam cùng" của tụi tớ!
Nhưng ngủ với luý hay với ẻn, mà không yêu, cũng vứt đi.
"Khi người ta yêu, người ta không phản bội", một nhân vật của Oz phát
biểu.
Nhưng
đâu cần đọc Oz, xa xôi, vẽ chuyện ra. Đọc Mây
Trôi của Thảo Trường cũng được rồi.
Người cháu
nheo mắt nói với ông chú:
-
Thiếu thốn lâu
ngày, chú cứ từ từ, nhẩn
nha, vừa phải, đúng mức…mà hưởng di sản chiến tranh, không có Việt Cộng
nào
đâu, đừng nghe lời mẹ cháu nói mà hãy đề phòng bà thím về…đánh ghen!
Cho đến
năm 1975, tội lớn
nhất của
Việt Cộng là đã thắng trận, và chiến công lớn nhất của Việt Nam Cộng
Hòa là
thua trận!
(1):
Bản tiếng Anh, trong Chó Bên Đường [Road-side Dog]:
To Wash
At the end of his life, a poet thinks: I have plunged into
so many of the obsessions and stupid
ideas of my epoch! It would be necessary to put me in a bathtub and
scrub me still
all that dirt was washed away. And yet only because of that dirt could
I be a
poet of the twentieth century, and perhaps the Good Lord wanted it, so
that I
was of use to Him.
Chúng
ta phải cùng đồng ý với nhau ở điểm này: Chương trình Hoa Sơn
Luận Kiếm của WJC đó, là hoàn toàn mang tính chính trị.
Bởi, chỉ như thế, nó mới có thể có tính văn hóa được, sau đó, may ra.
Vấn
đề là người ta không hiểu chính trị là gì, ở đây.
Nó chính là "the vice" [chữ của Canetti], cái tật xấu,cái khốn khổ khốn
nạn, cái đồi bại, nhưng tối cần thiết, đối với một nhà văn của thời đại
chúng ta. Không có nó, là đếch viết được một cái gì cho ra hồn, là
không có văn học nghệ thuật gì ráo trọi.
Chính
là từ một cái "vice" như thế, mà câu chuyện về lá cờ được sử dụng, để
mở ra chương trình của WJC.
Gần
như cũng theo nghĩa đó, Adam Zagajewski, trong bài viết Trí Tuệ và Bông
Hồng, Reason and Roses, trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, NYRB, số đề ngày 23
tháng Chín, 2004, đã coi thơ của Milosz - như của Cavafy hay Auden -
dậy lên mùi hương của trí tuệ, chứ không phải của bông hồng, và đây là
một thứ chính trị học mang chất thơ [poetic politics].