gau



Viết Cho Ai?

Tôi cứ thử tưởng tượng và tự nhiên có cảm tưởng là, vào đúng lúc mà WJC, qua một nhân viên Mẽo gốc Việt của nó, có ý định sử dụng câu chuyện về một em bé Việt lưu vong, học tại một trường ở Mẽo, mặc khải [khám phá ra] lá cờ quê hương của em, thì cũng là lúc tôi “mặc khải” một điều: internet là cơ may tuyệt vời để làm cho tất cả những ý nghĩ cay đắng về một thân phận lưu vong, ít ra là ở thiểu số những người viết, trở thành ngọt ngào hơn. Khiến nhà văn lưu vong được điểm hơn, không phải với hải ngoại, mà là với độc giả ở trong nước.
Cay đắng.  Như Võ Phiến đã từng cay đắng: Nhà văn lưu vong không mang theo được độc giả của mình.
Một cách nào đó, cùng với internet, viết, với những người viết lưu vong, là viết cho những độc giả còn ở lại trong nước.

Một khi bạn đã xác định được viết cho ai, thì những vấn đề còn lại trở nên dễ dàng. Thí dụ như viết cái gì.

Với riêng tôi, khi cầm viết trở lại, vấn đề không phải viết, mà là dịch, những ai, những gì.
Đó chính  là mặc khải viết như một kẻ lưu vong... muộn của tôi. Và đó cũng là nguyên do tôi làm quen với diễn đàn VHNT trên lưới do Phạm Chi Lan và nhóm Sao Mai chủ trương.
Một cách nào đó, internet làm cho những vấn đề liên quan đến lưu vong / nhà văn / tiếng nước người / tiếng nước mình... cần phải đặt lại.
Như một nhà văn [PTH] đã từng tuyên bố:  Cứ vặn cái computer lên, là thấy ở nhà rồi.