Cao Hành Kiện
Tôi
còn minh
mẫn lắm, chưa tính đến chuyện trở
về đâu.
Nhà
văn ly khai Trung Hoa, quốc tịch Pháp, Cao Hành Kiện (Gao
Xingjian) đã coi đây là một phép lạ, khi được tin Nobel văn chương mở
ra thiên niên kỷ về tay ông.
Ông
sinh ngày 4 tháng Giêng tại Ganzhou, (vùng jiangxi) thuộc phía đông Trung
Hoa. Một con người của nhiều tài năng: viết văn xuôi, dịch giả, kịch
tác gia, đạo diễn phim, phê bình gia, họa sĩ. Trưởng
thành sau cuộc xâm lăng Trung Hoa của quân đội Nhật. Cha là một viên chức ngân hàng, mẹ một nghệ sĩ tài tử.
Bà đã hướng cậu con trai vào nghệ thuật sân khấu và việc viết. Học căn bản tại trường nhà nước, lấy bằng Pháp ngữ tại
trường ngoại ngữ ở Beijing vào năm
1962.
Khi xẩy ra cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-76), bị đưa đi trại cải tạo,
và cảm thấy cần thiết phải đốt bỏ một va li
đầy bản thảo (ông đã nhắc tới sự kiện này trong “Cuốn sách của một
người, Le livre d’un homme seul”). Tới 1979 mới
xuất bản
tác phẩm, và du lịch hải ngoại (Pháp và Ý). Thời
kỳ 1980-87, truyện ngắn, tiểu luận, kịch của ông xuất hiện trên một
số báo chí văn học ở Trung Hoa. Ngoài ra còn bốn tác phẩm, mà
một trong số đó là: Tiểu luận đầu tiên về kỹ thuật tiểu thuyết
hiện đại (bản tiếng Pháp: Premier essai sur
les
techniques du roman moderne, 1981); tác phẩm đã gây nên một cuộc tranh
luận dữ dội về chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện đại trong nghệ
thuật. Ông còn là một dịch giả những tác phẩm của
Prévert (nhà thơ Pháp), Beckett (nhà văn Ái Nhĩ Lan, Nobel văn chương),
Ionesco (người Romania, “giáo
chủ” trường phái Kịch Phi Lý).
Năm
1986, vở kịch “Bến Khác” (L’autre rive) bị cấm, và từ đó không một vở
kịch nào của ông được trình diễn tại Trung Hoa. Để tránh bị làm
phiền, ông thực hiện một cuộc đi bộ mười tháng, vượt 15 ngàn cây
số đường rừng núi tại vùng Sichuan Province, theo dòng sông Yangzi từ
thượng nguồn tới cửa biển. Ông rời Trung Hoa năm
1987, một năm sau định cư tại Pháp. Hiện đang sống tại Bagnolet,
ngoại vi Paris.
Ông
đã trả lại thẻ Đảng vào năm 1989, khi xẩy ra biến cố Thiên An Môn. Sau đó, ông trở thành một “persona non
grata”
(thành phần chống đối), đối với quê hương của chính
ông, sau khi viết cuốn tiểu thuyết Chạy Trốn, bối cảnh là cuộc thảm
sát tại Bắc Kinh.
Chạy
Trốn là vở kịch đầu tiên, viết bằng tiếng Trung Hoa, trên đất Pháp,
(đã được dịch và được dàn dựng qua tiếng Pháp, bởi Michèle Guyot và
nhà biên tập của ông là Emile Lansman), Gao Xingjian bắt đầu viết văn
bằng tiếng Pháp.
Viện
Hàn Lâm Thụy Điển đã ca ngợi ông, “một kẻ hoài nghi và sáng suốt
không có tham vọng có thể giải thích thế giới.” (He is a perspicacious
skeptic who makes no claim to be able to explain the world, bản tiếng
Pháp
dịch là: un spectateur sceptique et lucide sans prétention de pouvoir
expliquer le monde); [tác phẩm của ông được] gợi hứng từ “cuộc chiến
đấu của cá nhân để sống sót lịch sử của đám đông” (is
inspired by “the struggle of the
individual to survive the history of the masses). Nhà
thơ Trung Hoa Bei Ling nói, việc trao
tặng giải thưởng cho Gao là “một biểu tỏ trợ giúp lớn lao cho tất
cả chúng ta những nhà văn độc lập và lưu vong. Ha Jin, một tác giả
gốc Trung Hoa, giải thưởng National Book Award với cuốn Chờ Đợi
(Waiting), cho rằng, [việc chọn lựa Nobel năm nay] nói lên một cách
hùng hồn là văn chương được làm ra bởi những cá nhân con người chứ
không phải bởi những nhóm người”.
Độc
giả Anh ngữ chỉ biết tới tác giả qua cuốn Linh Sơn. Ông đã để
ra 7 năm để viết. Đây là một trong những cuốn sách đẹp nhất của
những thập niên gần đây, trong đó, tâm hồn cổ xưa của Trung Hoa với
những huyền thoại, tập tục, những điệu vũ thiêng, những bức họa
tuyệt vời… gặp gỡ tâm hồn bị thương của Trung Hoa hiện đại, từ sự
tương phản đó bật ra hình ảnh không thể quên được của một Trung Hoa
muôn đời, mặc dù những triều đại những chế độ tiếp nối nhau.
Ký
giả Bruno Corty của tờ Figaro Quotidien là người đầu tiên “ngửi” thấy
mùi vị giải thưởng văn chương về tay Gao, buổi sáng thứ Năm hôm đó
(12 tháng 10, 2000). Ông nói: “Tôi nghi năm nay về tay ông ta. Tôi
phải tới nhà ông ta mới được”. Gao ở từng 18 của một cao ốc gồm
nhiều dân Á Châu. Ký giả đã được gặp nhà văn, sớm hơn một vài
phút, khi tin tức được phổ biến cho công chúng.
Một
con người nhỏ nhắn. Tháng Giêng vừa qua, ông 60 tuổi, nhưng coi bộ
trẻ hơn tới mười năm. Ký giả hỏi xấn tới: “Ông được Nobel?” Nhà
văn mỉm cười: “Năm nào thì cũng đủ thứ tin đồn. Nhưng đúng như
vậy. Mấy phút trước đây, Viện Hàn
Lâm điện thoại cho tôi. Trong khi nói chuyện, chuông điện thoại reo
liên hồi, máy fax liên tục nhả giấy. Hoặc chúc mừng, như của một
nhà thơ đồng hương từ London: “Cuối cùng thế giới có con mắt, có cái
nhìn”. Hoặc hỏi về phản ứng của Toà Đại Sứ. Ký giả hỏi tiếp: “Như
vậy ông là nhà văn Trung Hoa đầu tiên được giải?” “Nhưng tôi nhập
quốc tịch Pháp cách đây ba năm.” Như vậy nước Pháp đã hân hạnh được
vinh dự này, nhờ Gao. “Bây giờ tôi viết văn bằng tiếng Pháp”.
Cuốn
sách tới của ông là về Paris, “một thành phố lý tưởng để sống, như
là một nghệ sĩ.”
“Pháp
là một nước hiền hòa, một xứ sở thật đẹp. Tôi mê nó.”
Căn
nhà của ông, là để nhìn tháp Eiffel, và mặt trời lặn xuống, cùng với
thành phố vào đêm.
Việc
trao giải Nobel văn chương cho một nhà văn chưa được độc giả Tây
Phương biết tới nhiều có thể bị coi như là có tính chính trị. Tuy nhiên
thư ký hội đồng Nobel, Horace Engldahl nói, không có vấn đề địa lý hay
chính trị ở đây (no geographical or political concerns).
Riêng
tác giả cho biết: “Tôi không phải là con người chính trị. Tôi không
dấn mình vào đó, nhưng điều này không ngăn cấm tôi chỉ trích chính trị
tại Trung Hoa cộng sản. Tôi nói điều tôi muốn”.
“Với
tôi, [giải thưởng] là một sự tưởng thưởng cho việc làm của tôi,
tác phẩm của tôi. Và nhận Nobel, đúng là một điều gì đó”.
“Nếu
tôi chọn lựa cuộc sống lưu vong, là để diễn tả chính mình, không bị
trói buộc”.
“Tôi
không bao giờ ngưng viết, ngay cả trong những tình huống thê thảm
nhất. Tôi viết cho chính tôi. Tôi viết không phải để lại một điều
gì sau tôi, nhưng để cho đỡ đau.”
Còn
chuyện trở về Trung Hoa, ông cho biết: “Tôi rất minh mẫn, đừng tính
tới chuyện đó”