Thời Không Mặt
The human face disappeared
and also its divine image. In the classical world a slave was called
aprosopos, 'faceless'; litteraly,
one who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
[Mặt người biến mất và hình ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ
xưa, kẻ nô lệ bị gọi là
aprosopos,
'không mặt'; kẻ không thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong không
mặt.]
Nói cho cùng, đó là thời không mặt. Như một hình ảnh khủng khiếp của
Anna Akhmatova, về Cách Mạng:
As
though, in night's terrible mirror
Man,
raving, denied his image
And
tried to disappear
[Như thể, trong tấm gương kinh hoàng của đêm đen
Con người, rồ dại, chối bỏ hình ảnh của mình
Và ráng sức biến mất]
D.M.
Thomas: Alexander Solzhenitsyn, Một thế kỷ ở
trong ta.
Gấu tui cứ băn khoăn hoài, tại sao tội ác thì có, mà không có thủ phạm?
Cho tới khi được đọc những dòng trên.
Từ đó, tôi "hiểu" Văn Cao, khi ông nhất định "có mặt".
"Hồi nhận viết Tiến Quân Ca, tôi không hề chuẩn bị trước để làm một bài
hát, mà một đặc nhiệm nguy hiểm của đội biệt động. Tôi là đội viên biệt
động vũ trang. Nhiệm vụ của tôi là trong một đêm, cầm một khẩu súng,
vào một thành phố, để giết một người..."
Mùa
Thu, Những Di Dân
Nhưng cũng có thể hiểu câu nói của ông, qua câu của Walter Benjamin: Ở
nền của một tác phẩm lớn, là một đống man rợ. Theo nghĩa, ông có thể ôm
lấy tất cả niềm vinh quang, là tác giả bài hát của cả nước,["Bài Tiến
Quân Ca đã là của dân tộc Việt Nam độc lập kể từ ngày hôm đó"], nhưng
ông
chỉ cho thấy, ở dưới nền của nó, là cả một đống man rợ: tôi đã là một
con mồi, một con thú, bị đẩy đến đường cùng, khi viết nó, trong bài tự
thú
"Tại
sao tôi viết TQC".