*



Cái Chết Của Một Thi Sĩ:
Những ngày sau cùng của Marina Tsvetaeva

For the world's your cradle, and your grave's the world.
Bởi vì thế giới là cái nôi của anh, còn nấm mồ của anh là thế giới.
 

Tsvetaeva: I will win you away from every earth, from every sky
[Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời].
 

Như một lời thú tội huyền hoặc, thơ của bà lùi dần và trở nên bí hiểm, hũ nút, như tín hiệu Morse mà tù nhân sử dụng để thông tin giữa họ, xuyên qua tường phòng giam: “My ‘loneliness’. Dishwater and tears. The underside of everything is terror.” [Sự cô đơn của tôi. Nước rửa chén và những giọt nước mắt. Ở dưới đáy của mọi điều mọi chuyện là nỗi khiếp sợ].
Viết, làm thơ không còn là niềm khuây khoả, lựa chọn cân nhắc từ này, từ nọ, giờ này, thơ ghi nhận sự tiêu ma, huỷ diệt [a record of disintegration]. Thơ của bà, như thế đó, đã trở thành những lời thú tội được mã hoá, coded confessions, như tên bài viết của Catriona Kelly, trên tờ TLS, số đã dẫn.

Ngay cả cuốn Cái Chết Của Một Thi Sĩ của Irma Kudrova cũng bí hiểm chẳng kém. Người đọc cần phải có một số hiểu biết về tiểu sử nữ thi sĩ. Thí dụ như tác giả khẳng định, “Chẳng cần phải bàn cãi, bằng chứng, chúng ta có thể nêu đích danh, chính mật vụ Nga, NKVD là tòng phạm trực tiếp đưa đến việc nữ thi sĩ tự huỷ cuộc đời”. Kudrova còn đưa ra giả dụ, chính NKVD đã ép Tsvetaeva làm điểm chỉ viên, và điều này càng đẩy nhanh tiến trình huỷ hoại và đưa đến tự huỷ mình ngày 31 Tháng Tám 1941. Về những điều này, Kudrova không có được hồ sơ cá nhân của Tsvetaeva và đành dựa vào thông tin gián tiếp [phỏng vấn một người được cơ quan mật vụ yêu cầu hợp tác trong thời gian chiến tranh, và nhật ký của cậu con trai nhà thơ, George Efron, anh này có nói tới những cuộc gặp gỡ bí ẩn của bà mẹ, thời gian hai mẹ con di tản khỏi Mocow, khi xẩy ra chiến tranh Nga Đức, tới Yelabuga, và cuối cùng bà mẹ tự sát tại đây]. Tuy vậy, Cái Chết Của Một Sĩ là một tiếng nói khác, về những ngày cuối đời của nhà thơ thiên tài mệnh bạc của Nga: Tuyệt vọng, tự thương thân, tự trách cứ mình, với những tia lửa, của sự giận dữ, điên khùng không thể đoán trước được, nhưng còn là của sự can đảm, độc lập. Để bổ túc, chúng ta cần phải đọc thêm cuốn Những Số Mệnh Đan Chéo Nhau, của Belkina, một tiểu sử về nhà thơ, và trên hết, là cuốn của cậu con trai viết về bà mẹ, Marina Tsvetayeva: vospomimaniya docheri, mà bản dịch qua tiếng Anh, trong tương lai, của một nhà xuất bản nào đó sẽ cho chúng ta, những độc giả không rành tiếng Nga, được biết thêm về những cuộc đời đầy ấn tượng của một nhà thơ bi thương, khó khăn, thiên tài đặc dị, uniquely gifted poet, này.

Bài thơ sau đây, bà làm cho người chồng và cuộc tình bất hạnh của cả hai.

I will win you away from every earth, from every sky,
by Marina Tsvetaeva 

I will win you away from every earth, from every sky,
For the woods are my place of birth, and the place to die,
For while standing on earth I touch it with but one foot,
For I'll sing your worth as nobody could or would.
I will win you from every time and from every night,
From all banners that throb and shine, from all swords held tight;
I'll drive dogs outside, hurl the keys into dark and fog,
For in the mortal night I'm a more faithful dog.
I will win you from all my rivals, and from the one;
You will never enjoy a bridal, nor I a man.
And in the final struggle I'll take you—don't make a sound!—
From him by whom Jacob stood on the darkened ground.
But until I cross your fingers upon your breast
You possess—what a curse!—yourself: you are self-possessed;
Both your wings, as they yearn for the ether, become unfurled,
For the world's your cradle, and your grave's the world.
[Bản tiếng Anh của Joseph Brodsky] 

Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời 

Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời
Bởi vì rừng là nơi tôi sinh ra, và là nơi để chết,
Bởi vì chỉ một chân tôi đụng đất mà thôi
Bởi vì ngoài tôi ra, không ai nhìn ra chân giá trị của anh
Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ thời nào, bất cứ đêm nào,
Giữa chốn ba quân, giữa cờ biển ngợp trời, giữa rừng gươm tua tủa (1).
Tôi sẽ đuổi lũ chó đó ra ngoài, và ném những chiếc chìa khoá vào trong bóng tối và sương mù,
Bởi vì trong đêm đen chí tử, đọa đầy này, tôi còn hơn một con chó trung thành.
Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ địch thủ, nhất là từ kẻ đó;
Anh đừng bao giờ mong sánh vai cùng một cô dâu, cũng như tôi, chẳng hề mong một thằng đàn ông nào - ngoài anh ra, lẽ dĩ nhiên!
Và trong trận đánh cuối cùng tôi sẽ giật lấy anh - đừng gây một tiếng động! –
Khỏi cái kẻ mà Jacob đứng trên mặt đất tối thui, chiến đấu cùng với hắn (2).
Nhưng cho tới khi tôi đặt chéo hai tay anh lên ngực anh.
Anh chiếm hữu chính anh. Còn lời trù ẻo nào hơn là lời này: Anh là kẻ tự mình nguyền rủa mình;
Hai cánh tay của anh ôm lấy thinh không, và cứ thế xoải rộng ra,
Bởi vì thế giới là cái nôi của anh, còn nấm mồ của anh là thế giới. 

Chú thích:
(1): Chồng nhà thơ là một sĩ quan bạch vệ, sau về với "Cách Mạng": Tôi sẽ đuổi lũ chó đó ra ngoài....
(2) Nhân vật Cựu Ước, con trai Isaac, và là cha 12 người con trai, tổ tiên dân Do Thái.

Tiểu sử nữ thi sĩ
Tsvetayeva, Marina Ivanovna
Tên khi lập gia đình:
Marina Ivanovna Efron
Sinh ngày 26 tháng Chín, 1892, Moscow, Nga.
Mất ngày 31 tháng tám, 1941, tại Yelabuga.

Nữ thi sĩ Nga, ít được biết tới ở nước ngoài, nhưng được coi là một trong những nhà thơ tinh tế nhất (finest) thế kỷ 20, của tiếng Nga. Những vần thơ của bà thật khác biệt, do tính uyên nguyên, do nhịp điệu tách rời, và do tính trực tiếp của chúng.
Bà trải qua những năm niên thiếu ở Moscow, cha giáo sư đại học, giám đốc viện bảo tàng, và mẹ nhạc sĩ dương cầm tài năng. Gia đình thường du ngoạn nước ngoài và vào năm 16 tuổi, bà vào Đại Học Sorbonne, Paris. Tập thơ đầu tay Vecherny albom [Chiều, Evening Album] xuất hiện năm 1910. Những vần thơ tuyệt vời nhất của bà là ở trong trường thi mang tính cổ tích Tsar – devitsa (1922, Tsar-Maiden).
Tsvetayeva tỏ ra thù nghịch với cách mạng Nga. Chồng của bà, Sergei Efron, là một sĩ quan Bạch Vệ, và rất nhiều vần thơ của bà vào thời kỳ này, là để vinh danh lực lượng kháng chiến chống lại Bôn-sê-vích. Trong số đó, có tập thơ thật đáng kể là Lebediny stan [The Swans’ Camp] được sáng tác thời gian 1917-21, nhưng mãi đến năm 1957 mới được xb tại Munich. Đây là một “Chinh Phụ Ngâm” mang tính ký sự, trữ tình, và cảm động, về Cuộc Nội Chiến nhìn dưới cặp mắt và tình cảm của một người vợ sĩ quan Bạch Vệ.
Tsvetayeva rời Liên Bang Xô Viết vào năm 1922, tới Berlin và Prague, và sau cùng, vào năm 1925, định cư ở Paris. Ở đây, bà cho in một vài tập thơ, trong đó có Stikhi k Boky [1922, Những vần thơ gửi thi sĩ Blok], và Posle Rossii [1928, After Russia: Sau Nga xô], đây là tập thơ chót xb khi bà còn sống. Bà cũng làm hai tập thơ lấy đề tài bi kịch cổ điển, Ariadne (1924), Phaedra (1927), một vài tiểu luận thơ, trong có Moy Pushkin [Puskin của tôi, 1937]. Vòng thơ chót của bà, Stikhi k Chekhii (1938-39, Những vần thơ cho Xứ sở Czech), là phản ứng của nhà thơ trước sự kiện Nazi xâm lăng đất nước này.
Vào thập niên 1930 thơ của bà thấm đậm chất hoài hương của người lưu vong, tha phương nơi xứ người, nhớ quê nhà, như Toska po rodine (1935, Homesick for the Motherland, Nhớ Quê Mẹ), và Rodina (1936, Quê Mẹ). Vào cuối thập niên 1930, chồng bà quay đầu về với những người cộng sản, và trở lại Liên Bang Xô Viết, mang theo cùng với ông người con gái. [Cả hai, cha và con, sau trở thành nạn nhân của khủng bố Stalin). Vào năm 1939, nhà thơ theo chồng và con, định cư tại Moscow, ở đây, bà làm công việc dịch thuật. Cuộc di tản tại Moscow trong Cuộc Đệ Nhị khiến bà phải tới ở tại một thành phố xa lạ, không một bạn bè, không một trợ giúp. Bà tự huỷ mình vào năm 1941.
[Tài liệu từ Bách Khoa Britannica, de luxe].
NQT