|
Trong số những hình chiến
tranh, có một bức thật nổi tiếng, Nick Út chụp cảnh cô bé gái Kim Phúc
ngày nào bị bom na pan.
Một cách nào
đó, tôi là người nhìn thấy cảnh đó, trước khi nó xẩy ra.
Tôi nhìn thấy nó, qua cái cửa sổ từng lầu trên cùng, building số 5 Phan
Đình Phùng, Sài Gòn, như hình dưới đây cho thấy.
.
Lúc đó, hai
chúng tôi, tôi [UPI] và ông Hưng [AP] đang gửi hình, ở sát tường. Từ cửa
sổ nhìn ra, thấy trực thăng bắn rốc két, phi cơ thả bom napan,
tại nơi đang xẩy ra trận đánh, thuộc khu Trảng Bom, Trảng Bàng, thời kỳ
Mậu Thân.
Chừng hơn một tiếng sau đó, nhân viên AP mang lên đài, hình cô bé Kim
Phúc. Chuyển đi vào lúc 5, hoặc 6 giờ chiều. Vào thời điểm đó, chưa có
video clip như bây giờ, chuyển một tấm hình theo mạch vô tuyến điện như
thế, mất 15 phút đồng hồ. Qua mạch viễn ấn, nơi nhận, thường là Tokyo,
sẽ cho biết kết quả. Nếu xấu, phải chuyển lại. Tiền, bằng nói chuyện
điện thoại viễn liên, long distance call.
Nick Út, tên thật là Huỳnh Công Út, em trai Huỳnh Thành Mỹ, tên thật
Huỳnh Công Là, nhiếp ảnh
viên AP, người thuộc giới báo chí hy sinh đầu tiên, trong cuộc chiến
VN. AP nhận anh, khi còn là một thiếu niên, và dậy anh chụp hình, sau
khi ông anh tử nạn.
Chú thích hình: Gấu đứng chống nạnh. Người ngồi trên bàn làm việc của
Gấu, là TBT, trưởng đài VTĐ thoại quốc tế.
Bạn nhìn hình, thì thấy. Gấu
khi đó còn trẻ lắm. Tay trưởng phòng hình ảnh AP, Hors Faas, gọi Gấu
bằng tên tiếng Tây... là Gã Chuyên Viên Trẻ.
Ông Hưng, chắc chắn là mất lâu rồi. Nhớ có lần, ông Hưng ghé tai Gấu,
nói, có những bức hình, đề tên người gửi là Tây, là Mẽo, nhưng thực sự
là do nhiếp ảnh viên người Việt chụp.
Để tránh hậu họa.
Trong đó, có bức hình bắn VC ngay trên đường phố Sài Gòn, những ngày
Mậu Thân.
Gấu cứ tính, nếu có dịp gặp lại tay Eddie Adams, hỏi chuyện trên. Nhưng
nay ổng cũng mất rồi.
Xin vĩnh biệt.
Ngay cả tên Nữ Khách ở đây,
cũng chẳng để nói về cuốn tiểu thuyết của
de Beauvoir, mà là về một vị nữ khách của Đài, vào thời gian đó.
Số là BHĐ lâu lâu có ghé Đài, thời gian Gấu bị thương vì vụ mìn tại nhà
hàng nổi Mỹ Cảnh.
Vì bức hình,
Nguyễn Ngọc Loan
sau đó bị VC lên án tử. Ông bị bắn sẻ, bị thương một bên chân, chắc
chắn sẽ bị bắn bồi thêm, may nhờ một phóng viên AFP cõng ra khỏi khu
nguy hiểm. Trận địa ngay trên đưòng phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân,
chắc là đợt hai.
Gấu tôi đã có lần trò chuyện với tay phóng viên này. Anh ta kể câu chuyện trên
cho Gấu nghe, trong
lúc
chờ đọc tin trên Đài.
|
|