gau



The long silence
Amos Oz was the only child of eastern European Jews who struggled to adjust to their new life in Jerusalem, and in 1952 his mother committed suicide. Here, in a series of exclusive extracts from his forthcoming book, the Israeli novelist writes about her illness, and his loss, for the first time.
The extracts below are taken from various chapters of A Tale of Love and Darkness...
Saturday August 21, 2004
The Guardian

Im lặng dài

Amos Os là đứa trẻ độc nhất thuộc Do Thái Đông Âu phải chiến đấu để sống cuộc đời mới tại Jerusalem. Vào năm 1952, bà mẹ ông tự huỷ cuộc đời. Sau một thời gian dài, lần đầu tiên ông viết về căn bệnh của bà, và nỗi mất mát của ông. Những trích đoạn là từ Một Câu Chuyện về Tình Yêu và Bóng Tối, sắp xuất bản...

Trong lời dẫn nhập tập tiểu luận Dưới Ánh Sáng Chói Chang, Amos Oz nhớ lại, đêm 14-15 Tháng Năm, 1948, khi Do Thái tuyên bố độc lập, ông mới chín tuổi, và cha ông đã đến bên giường, nằm kế bên đứa con trai, và trong bóng tối, người cha nói: "Khi  cha còn bé, đi học ở trường Nga, và sau đó ở trường Ba Lan, cha bị đánh đập, vì là một thằng bé Do Thái".... "Con có thể vẫn bị đánh đập ở trường học, nhưng không phải vì con là Do Thái. Do Thái độc lập rồi, và là một quốc gia, là như vậy đấy."
Trong bóng tối, tôi cảm thấy ông đang khóc. Đó là lần độc nhất trong đời, tôi thấy cha mình khóc trước sự hiện diện của đứa con trai.

Tôi cũng có một kỷ niệm hơi giống giống như vậy. Vào năm 1945, một buổi sáng, cha tôi từ đâu chạy về, và la lớn: "Nước nhà độc lập rồi." Khi đó, tôi tám, chín tuổi. Cha tôi là hiệu trưởng trường tiểu học Việt Trì, Vĩnh Phúc.
Tết năm đó, cha tôi bị đám người vũ trang chiếm đóng Việt Trì bắt, và thủ tiêu. Sau này, gia đình tôi lấy bữa cúng đêm ba mươi làm bữa giỗ bố.

Đó là kỷ niệm độc nhất của tôi về cha tôi. Tôi không bao giờ quên được nét mặt hớn hở của ông, khi la lên:
Nước nhà độc lập rồi!
Sau này, tôi đoán là, cha tôi vừa nghe ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình, Hà Nội.
Nước nhà độc lập rồi.
Lần trở lại đất bắc, tôi được biết, cha tôi chỉ là một người có cảm tình với Việt Minh. Ông bị thủ tiêu, và người ra lệnh thủ tiêu ông, một người học trò cũ, và là thủ lãnh đám người chiếm đóng Việt Trì. Họ muốn ông đại diện cho Đảng của họ, trong cuộc bầu cử quốc hội. Nhưng ông từ chối.

Kỷ niệm về người bố kèm kỷ niệm về đám người vũ trang.
Đứa bé nhớ mãi cảnh tượng, đám người vũ trang chặn những người dân quê gồng gánh tụ về thị xã, vào một phiên chợ lớn. Để vòi tiền, và nếu không có tiền, thì cướp đồ. Chỉ là mớ rau, con cá....

Bà mẹ của đứa bé, chỉ vì tham phiên chợ cuối năm, nên đã nán ở lại thị xã, thay vì theo chồng con về làng quê. Ở ngay bên kia sông, làng Thanh Trì, Thanh Lạng, thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.
Làng quê của bà, làng Vân Xa, nổi tiếng với "Lụa Làng Vân", cách Thanh Trì một vài khúc đê.
Trường học đã nghỉ Tết từ mấy ngày trước.
Bọn người vũ trang đưa cho bà một lá thư đem về cho chồng. Nhận đuợc thư, ngay đêm ba mươi Tết, ông chồng vội vàng sang sông, và không bao giờ trở về.
Sau này, bà nội đứa bé cứ day dứt người con dâu, tại làm sao không đốt bỏ lá thư...