11
Rồi có những cuộc tranh luận, không xoay vào tác phẩm, không xoay vào
đề tài mà cãi qua vài ba trận là bắt đầu nói xấu về đời tư của nhau. Đó
là cái rất yếu của người phê bình. Miền Nam trước kia cũng vậy, không
khác gì. Đó chỉ là văn chương thôi, còn chính trị nữa thì không thể
nói.
NMG
Theo tôi, NMG cần phải nói rõ, về một số sự kiện ở trong tác phẩm của
ông,
không liên can đến văn chương, và có thể coi như thuộc về đời tư của
một con người có thật ở ngoài đời.
Thí dụ như:
Tại sao ông chọn cái tên Tường cho một nhân vật chính của ông?
Nhân vật có tên Tường đó, có lần lên tiếng, hỏi đúng câu trên, theo
như tôi được biết. Ông không trả lời.
Tôi nghĩ ông nên trả lời.
Nếu ông không làm như vậy, sau này, nó sẽ trở thành một vết đen bôi
lên tác phẩm của ông, vẫn theo tôi. [NQT]
Và người ta sẽ không đọc nó nữa, không phải vì tác phẩm không hay, mà
vì cái vết đen ở bìa tác phẩm. [NQT].
*
Nabokov đã có lần bực mình, vì cái chuyện có những độc giả đọc tiểu
thuyết lịch sử để học lịch sử.
Cái ông thần đồng thi sĩ, Trần Đăng Khoa, cũng đã trách mắng cụ Nguyễn
Tuân, rằng thì là, nếu người ta theo cách của cụ dậy pha trà như ở
trong Vang Bóng Một Thời, thì chỉ có cách là đổ trà đi. Uống không được!
Muốn học cách pha trà, thì đi tìm sách dậy pha trà, chứ làm sao
lại đọc Nguyễn Tuân?
Nhưng, ngược lại, độc giả sẽ bực mình, phẫn nộ đến cỡ nào, khi đọc ở
trong tiểu thuyết, thấy có những chi tiết thực, của riêng từng cá nhân,
chỉ người đó mới được quyền sử dụng?
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đã toan tính làm việc đó, khi cho nhân vật của
mình [chỉ ông mới có quyền] mang đúng tên khai sinh mẹ đẻ của ông.
Như cố đánh bằng hai vế của một phương trình thực = ảo. Nhưng, như ông
viết, "Trên trang đầu bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est un autre
[Tôi là
kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ", ông biết rõ rằng thì là,
cho nhân vật mượn, ngay cả cái tên của mình, thì Tâm của Bếp Lửa vẫn
không thể nào là Dzư Văn Tâm ở ngoài đời.
Tôi là kẻ khác.
Cái nhân vật Tường trong Mùa Biển Động không thể nào là nhân vật Tường
ở ngoài đời, nhưng nhà văn NMG không thể làm cái chuyện "cho mượn" đó
được, mà chỉ có "Tường" mới làm được.
Làm như vậy, là còn quá đụng vào đời tư của nhau.
Là đụng đến đạo đức, của chính cái gọi là văn chương.
Borges đã từng có một bài viết tuyệt vời về chuyện nhập nhằng này rồi.
"Không phải tôi đâu, mọi chuyện là do gã kia, Borges.
Tôi, tôi đang đi trên đường phố Buenos Aires, nhẩn nha nhìn phố xá. Tôi
nhận được tin tức của Borges, qua bưu điện, nghe đâu ông ta được đề
nghị
một chân nào đó, hay là được đưa vào một cuốn tiểu sử... tôi thích
những
chiếc đồng hồ bằng cát, thích nhâm nhi ly cà-phê, thơ xuôi Stevenson,
ông
ta cũng chia sẻ những sở thích tương tự... Của đáng tội, nếu nghĩ rằng
giao
tình giữa tôi và ông ta tồi tệ, tôi sống và mặc kệ chuyện đời, miễn sao
Borges
tha hồ thêu dệt văn chương của 'ông ta', vậy là đủ cho tôi rồi."
(Borges
và Tôi)
Về cái vụ me-xừ Tường lên tiếng hỏi "anh" NMG, có dính dáng một tí đến
Gấu.
Ông lên tiếng trên một đài phát thanh của Tây, thanh minh thanh nga,
khi xẩy ra vụ Mậu Thân, ông ở trên rừng, không có ở Huế. Nhân
đó, ông hỏi "anh" Giác rằng thì là, cớ làm sao lại lấy tên của ông, cho
nhân vật của mình?
Theo như tôi được biết, NMG "không thèm" trả lời.
"Đó là cái rất yếu" [chữ của NMG] của nhà văn Mít của chúng ta, theo
Gấu tui.
Ông lên tiếng, sau khi có bài của Gấu nhắc đến ông và vụ MT trên một tờ
báo ở Cali, nhưng ông không hề nhắc đến tờ báo, hoặc Gấu.
Có thể chỉ là tình cờ, nhưng sự thực, Gấu không tin có tình cờ ở đây.
Và đây cũng là một cái rất yếu nữa, của nhà văn Mít.
Trên Hợp Lưu, có lần có
một độc giả lên tiếng, về một bài
dịch của NQT
và NTV. Ông/bà độc giả này cho rằng, hai ông dịch giả đã hiếp dâm tiếng
Việt.
KT chuyển mail cho Gấu. Gấu bèn đi một đường hỏi thăm, coi có thực, một
độc giả như vậy. Có, là lo trả lời.
Bắt buộc phải như vậy. Bạn chỉ có thể có quyền không trả lời, khi người
hỏi có tà ý, có tiểu tâm, muốn lôi đời tư của bạn ra để phạng.
Ngay cả khi đó, nếu thấy cần, vẫn nên trả lời, vì, có thể, người đó
chưa hề biết, mà chỉ nghe qua người khác, về một số sự kiện có tính
riêng tư của một tác giả
Điều đó tốt, rất tốt. Ví dụ ở San Jose có
website của Thời Văn...
NMG
Sinh năm 1940 tại Bình Ðịnh Tốt nghiệp
đại học Sư Phạm Huế.
Hiện làm chủ bút tạp chí Văn Học tại hoa Kỳ
Tác phẩm đã xuất bản :
Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung ( tiểu luận Văm Mới SG 1972)
Bão Rớt (truyện ngắn Trí Ðăng SG 1973)
Tiếng Chim Vườn Cũ (Trí Ðăng 1973)
Qua Cầu Gió Bay
(truyện dài Văn Mới SG 1974)
Ðường Một Chiều (truyện dài Nam Giao SG 1974)
Ngựa Nãn Chân Bon (truyện ngắn Người Việt 1983)
Xuôi Dòng (truyện ngắn Văn Nghệ 1987)
Mùa Biển Ðộng (trường thiên tiểu thuyết Văn Nghệ 1984-1989)
Sông Côn Mùa Lũ (trường thiên tiểu thuyết An Tiêm 1991).
Trên đây, là bản tóm tắt tiểu sử NMG
trên Thời Văn. Giả sử
như của bạn, bạn có "đau lòng" không?
"Văm Mới" là nhà xb nào? "Ngựa Nãn Chân Bon", là ngựa ra sao? "hoa Kỳ"
là cái nước nào?
Ôi chao, Gấu bỗng nhớ đến
một nhận xét của một thám tử tư, trong một truyện série noire, tức loại
đánh đấm, của Mẽo. Tay này nói về cảm tưởng, buổi sáng sớm đến một
thành phố lạ, thấy mấy ông cảnh sát giao thông, không ông nào cạo râu,
thế là anh ta ngửi ngay ra rằng thì là, thành phố này có vấn đề.
Cũng chính cái website này, đã có lần
"có vấn đề": Post hình ông mập thành ra ông còm. Khi Gấu, qua lời yêu
cầu của ông mập, báo cho ông trang chủ biết, ông ta bèn lẳng lặng vứt
hình ông còm vào "Recycle Bin", cho mày đi một đường "tái chế biến"
chẳng thèm xin lỗi xin phải gì ai hết!
Điều đó tốt, rất tốt!
NMG.
Gấu cứ tưởng tượng, một độc giả dạo trên net, buổi sáng sớm, lạc vào
trang Thời Văn, thấy mấy hạt sạn kia, là bèn nghĩ, hoặc trang báo, hoặc
trang chủ của nó, có vấn đề!
Điều đó tốt, rất tốt!
*
Không cạo râu?
Có thể, mấy ông hải quan Việt Nam cũng không cạo râu, nên Việt Kiều yêu
nước nào về cũng kẹp tí đô vào tờ visa, passport.
Nhưng, quái quỉ thật, chuyện nọ ra
chuyện kia: Có hai mẹ con cùng giúp việc tại một thư viện. Bữa nọ, ông
chủ biểu cô gái leo cái thang, lên mãi tít trần nhà, lau bụi cho mấy
cuốn sách. Vừa mới lau lau, ông vẫy xuống, đưa tí tiền, biểu đi mua mấy
cái xịp.
Cô gái kể cho bà mẹ. Bả nói, để tao, để tao. Bữa sau, bà mẹ vừa leo
lên, ông chủ vẫy xuống, thay vì đưa tiền chẵn, thì là tiền lẻ, để mua
mấy con dao cạo râu!
Và đây là lời khuyên rút ra từ câu
chuyện talaCu trên:
Nếu có về Việt Nam, bạn chỉ nên cho mấy thằng Công An tiền lẻ thôi, để
chúng mua dao cạo râu.
Đừng cho nó tiền chẵn, để đi mua xịp cho con bồ của nó!