Cái chính là ở chỗ họ xem nhưng họ lại không thông
cảm
được.
NMG
Không thông cảm được cái gì chứ?
Tôi tự hỏi, giả như lúc nhà thơ Brodsky ở Mẽo, nhớ ông cụ bà cụ quá,
bèn viết thư nhà, và lúc đó, có internet, chắc là ông sẽ bèn viết bằng
tiếng Nga, bởi vì tiếng Nga, mà viết ở Mẽo như thế đó, cũng có được cái
mà ông gọi là
'qui tắc ngôn ngữ ngoại về
lương tâm' [a 'foreign
code of conscience'].
Từ đó, suy ra, tất cả những trang net hải ngoại phải cưu mang trong nó
một lời nhắn nhủ với người đọc trong nước, về một ngôn ngữ ngoại của
lương tâm.
Ngôn ngữ ngoại này, may thay, nhờ internet, vẫn là... ngôn ngữ Việt,
đúng như một nhà văn đã từng tuyên bố: Ngồi ở... Bá Linh, cứ bật cái PC
lên, là thấy ở nhà rồi!
Đã có lần Gấu viết về "ba búa Trình Giảo Kim" mà một ông anh chỉ cho,
khi tập tễnh viết văn: Viết văn là phải có thầy. Mày cứ đọc, đọc, đọc,
rồi sẽ có lúc gặp được ông thầy của mày.
Ông thầy, về già, Gấu lại gặp lại, khi cầm cuốn sách của ông, và ngay
lập tức, Gấu hiểu ra, đây là cái lúc trẻ mình đã không may mắn gặp được.
Hồi trẻ, Gấu đã nhập tâm một hai câu văn của Sartre, của Camus, như đã
từng kê khai. (1)
Về già Gấu học được mấy câu.
"Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải
thổi kèn đồng [hãy nhớ những dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu,
chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ
chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất
cả mọi thứ: liệu có còn được không?"
(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak
their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all
things the most human, still possible?)
Điêu tàn là điểm khởi đầu của bất cứ một
suy nghĩ nghiêm túc về văn chương và chỗ đứng của văn chương trong xã
hội. Văn chương đụng - một cách thiết yếu, một cách liên tục - tới hình
ảnh của con người, tới vóc dáng và động cơ hành xử của con người. Bây
giờ, chúng ta không thể xử sự - cho dù là nhà phê bình hay giản dị là
một con người hữu lý - như thể chẳng có một liên quan riết róng nào đã
xẩy ra cho sự cảm nhận của chúng ta, về khả năng của con người; như thể
việc làm cỏ - bằng cái đói và sự hung bạo - cỡ chừng 70 triệu đàn ông,
đàn bà, và trẻ con tại Âu Châu và Nga Xô trong thời kỳ 1914 và 1945:
chuyện như vậy đã không lay động tới gốc rễ phẩm chất nỗi quan hoài,
niềm âu lo của chúng ta. Chúng ta không thể giả đò rằng [trại tù]
Belsen chẳng liên quan gì tới cuộc sống có trách nhiệm của trí tưởng
tượng. Điều con người làm tổn thương con người, vào ngay đúng lúc này,
đã ảnh hưởng tới chất liệu đầu tiên của nhà văn - cái giếng sâu không
thể cạn của hành vi, cách xử sự mang tính người - và nó đè lên não, một
vết đen mới.
Steiner
Điều thiêng liêng và bí ẩn, chữ của một nhà văn trong nước, chứa trong
bất cứ một bản văn ngoại, mà chúng ta muốn người đọc trong nước cảm
nhận, là một cảnh báo. Như những dòng trên cảnh báo chúng ta.
Điều gọi là "ngang tầm thời đại", [chữ của trong nước luôn], cũng
Steiner chỉ ra, khi ông xác định: Thời chúng ta là Thời Chung Cuộc (2).
(1) Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình khi đối diện với tha nhân,
tình yêu, và cái chết.
A chaque époque l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour et de
la mort.
Sartre, Situations.
Câu đó, và một câu nữa, của Camus.
Tôi lớn lên cùng với những người cùng tuổi, cùng với những tiếng trống
inh ỏi của cuộc thế chiến thứ nhất, và lịch sử, từ đó, chỉ là không
ngừng những sát nhân, bất công, và bạo động.
(2) Nous qui vivons à l' "ère de l'Épilogue", sur les ruines de
l'Auschwitz et du Goulag, devons-nous "réapprendre à être humain"?
Faut-il inventer un nouvel humanisme?: Chúng ta sống thời kỳ Chung
Cuộc, trên những điêu tàn của Lò Thiêu và Lò Cải Tạo, liệu chúng ta
phải lại học làm người? Phải phát kiến ra một chủ nghĩa nhân bản mới?
Francois L'Yvonnet phỏng vấn Steiner, trong Man Rợ Dịu Dàng, La
Barbarie Douce, thực hiện tại Paris, ngày 3 Tháng Hai, 2000.
Tôi nghi rằng Steiner cũng tiên đoán ra được sự xuất hiện của con bọ
VC, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai. Ông viết, chủ nghĩa Marx
không giản dị chỉ là một lầm lẫn, mà nó còn là một đánh giá quá cao,
hơi bị quá chắc mẩm có tính cứu thế [une surestimation messianique],
về
những khả năng của con người, [đúng theo cái kiểu của mấy ông VC: Với
sức người sỏi đá cũng thành cơm]. Theo ông đây là từ tư tưởng Do Thái
giáo mà ra. Người Do Thái đã từng lầm lẫn với Chúa Ky Tô, [Le Juif
s'est trompé avec le Christ], như nó lầm lẫn với Karl Marx... Nó cứ
luôn luôn lầm lẫn, tất cả là do, nó đánh giá quá cao con người.
Cái họa con bọ VC theo Gấu là do những "chúng ông" đánh giá quá cao
"chúng
ông", chứ không phải đánh giá quá cao con người, hay nói riêng, con
người Việt Nam.
Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong ý
nghĩa, "chống lại" nó.
Chúng tôi tởm nó, trong khi chúng tôi chỉ có nó, như là phần đời đáng
thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?
NQT:
Thư
gửi bạn ta 2