Xa quê, nhớ nhà.
Christine Brooke-Rose, trong bài viết
Exsul, được in trong
cuốn Lưu Vong và Sáng Tạo [Exile and Creativity, nhà xb Duke
University,
1998], kể về thời thơ
ấu của bà, tại Brussels.
Được nuôi
dưỡng trong khí hậu nhị-ngôn, Pháp-Anh, bà cứ nghĩ, exile
là ex-ile, nghĩa là do chữ “đảo”, ile, tiếng
Pháp, mà ra. Bà chắc chắn như vậy, không phải vì Quần Đảo Anh, là chốn
bà con
họ hàng nơi thường xuyên lui tới của bà, nhưng còn vì, đối với một đứa
trẻ,
những hòn đảo thật diệu kỳ: nào là Đảo Kho Tàng, Đảo Lỗ-bình-sơn, miền
đất
không bao giờ-không bao giờ của Peter Pan (Peter Pan’s never-never
land)... Lưu
vong như thế có nghĩa là một ốc đảo cô đơn, một nơi chốn mà đứa trẻ,
với cuốn
sách, tập làm quen với nỗi cô đơn, thèm được ở mãi trong đó, và sẽ hết
sức bực
dọc nếu bị đuổi ra...
Nhưng không phải vậy.
Exile (La-tinh
exilium, trước đó exsilium; exul, exsul, một người bị bỏ, bị biếm), từ
lâu vốn
được coi như liên hệ với solum, đất (soil), nhưng bây giờ (coi tự điển
La-tinh,
E.A. Andrews biên soạn, nhà xb Harper, 1987), gốc rễ của nó là sal,
tiếng
Sankrit sar (đi, to go), L. saline/saltare;
và L. exsilio có nghĩa là ‘nhẩy lên’ (spring from).
Nhưng sau đó, trong
tiếng Pháp Cổ, exilier hay essilier có
nghĩa là ‘to ravage’, ‘to devastate’, dây mơ rễ má của nó còn nhận thấy
qua từ
exterminate, nghĩa đen là ‘vượt quá biên cương, bờ luỹ’.
Thành thử ngoài nỗi đau khổ vì bị
biếm, còn chuyện lao tới
một cuộc đời mới, vượt ra khỏi những lũy tre làng thân quen (vượt ra
khỏi những
biên cương của một cái đảo tự mình tạo ra cho chính mình). Thí dụ như,
“Ý đại
lợi, thiên đàng của lưu đầy”, Shelly viết, năm 1818.
Đây là nghĩa “đẹp” của nó.
Còn nghĩa ‘đau thương’ thê thảm của
nó, thì có, thí dụ như, lời nói chót của
Đức Giáo Hoàng
Gregory VII: “Tôi yêu sự chính trực, điều phải, thù ghét sự bất công,
cho nên
tôi phải chết trong lưu đầy.”
Vẫn theo tác giả, ngày nay, không một
nhà văn nào thực sự
xứng đáng là một lưu đầy xứ người, so với những chính trị gia. Nhưng
bởi vì là
nhà văn, nên họ thường đưa ra được nhiều vấn nạn hơn là những khuôn mặt
chính
trị. Và được kể là những khuôn mặt chính trị, theo tác giả, có những
thường
nhân, thí dụ như một người nướng bánh, một ông thợ mộc...