Đoán mò, đoán trật.
Trên mục NB, Sổ Tay, của
tờ TLS, số đề ngày 15 tháng Mười, 2004 có bàn v/v Nobel năm nay.
Phóng viên của Tờ Daily
Telegraph, ở Frankfurt, kể lại, anh ta nghe lỏm từ một tay agent số một
trong ngành xuất bản, về việc Elfriede Jelinek
được giải năm nay: "Tớ vừa mới ăn trưa cùng bốn ông trùm ngành xb Anh,
cả bốn trự, không trự nào biết, hoặc đã từng nghe nói đến tên bà này."
Dư luận cho
rằng, Nobel năm nay là một cuộc long tranh hổ đấu giữa ba nhà văn: hai
Mẽo, Philip Roth và John Updike, và nhà văn nữ Canada, Margaret Atwood.
Và đoán mò, đoán trật đưa đến bực bội, khó chịu: "Mấy ông hàn này còn
đợi gì nữa mà không công nhận Philip Roth?" [tờ San Francisco
Chronicle].
Và cũng vẫn tay tổ số một trên tố thêm: "Mấy ông hàn này hết xài rồi.
Họ đâu cần. Ai được Nobel thì cũng vậy thôi!"
Sự
thực, hay đúng ra, phải nói là, giải Nobel, vào năm thứ 104 , là năm
nay của nó, nói lên rất nhiều điều, nếu người ta để ý tới yêu cầu của
người đặt ra giải thưởng, Alfred Nobel, "giải thưởng được trao cho
người nào sẽ
sản xuất ra, trong địa hạt văn chương, một tác phẩm đáng kể nhất, có ý
hướng lý tưởng" [an award to 'the person who shall have produced in the
field of literature the most outstanding work of an idealistic
tendency'].
Có thể viện dẫn yêu cầu này để giải thích những
trường hợp bỏ sót nổi cộm như Tolstoy, Zola, Ibsen, Rilke, Hardy,
và những chọn lựa kỳ kỳ, cũng gây nên thắc mắc chẳng kém, như Sully
Prud'homme, Bjornstjerne Bjornson, Henryk Sienkiewicz, Giosuè Carducci,
R.C. Eucken.
Theo như kể lại, bà Jelinek đã đón nhận tin được giải "với
nhiều tuyệt vọng hơn là bình thản" ["with more despair than calm". Bà
cũng cho biết sẽ không thể tới Stockholm để nhận giải.
Như vậy là bà nhập vào cùng một
băng với những người, được Nobel "đã
chẳng vui mà còn ra vẻ ngần ngại", "reluctant laureates', như Samuel
Beckett, người đã từng la
lên, "Ối giời ơi, đúng là một thảm họa!" ["Quel catastrophe!"], ông này
cũng nhận, nhưng không đi. Hay như Boris Pasternak, than, "Tôi như một
con thú bị mắc bẫy"; và bị nhà nước Xô Viết bắt phải từ chối. Hay
Jean-Paul
Sartre, "Tôi không thể, và không muốn, không phải vào năm 1964, mà vào
bất cứ năm nào, nhận phần thưởng lớn lao đó".
Vì Sartre từ chối cho nên
giải thưởng đã lên tới một triệu Anh Kim. Ông còntố thêm: "Nhà
văn không được quyền cho phép chính mình bị những định chế làm thay
đổi,
biến dạng". [The writer must not allow himself to be transformed by
institutions], câu này đôi khi bị trích dẫn sai, là: "to be turned into
an institution": bị biến thành một định chế.
Tuy nhiên, Hàn Lâm Viện
vẫn để tên ông vào danh sách những nhà văn được giải, vỉ theo họ, nhận
hay không, là quyền của ông ta, và chuyện ông ta từ chối chẳng liên
quan gì tới thế giá của giải, "does not alter the validity of the
nomination."