*



Lại Nói Về Bất Hạnh
2

"Chị ơi, chị không công bằng mí em!"
"Văn chương, như tình yêu, làm sao công bằng, hả em?" 

Nếu nói về công bằng, thì muôn đời, văn học miền nam, hay bất kỳ một thứ văn học nào khác, đều không thể so với văn học Cách Mạng, theo nghĩa, nó còn là bùa hộ mệnh, một thứ trừ tà, giống như gương trừ tà, bùa Lỗ Ban...
Bạn cứ thử tưởng tượng, một anh công an vô nhà một ông nhà văn miền bắc, không nhìn thấy một bộ Lênin toàn tập, Bác Hồ toàn tập... nằm chễm chệ tại tủ sách, anh ta sẽ nghĩ như thế nào? Tên này thuộc đám Nhân Văn Giai Phẩm hả?
Tình cảnh này đã xẩy ra cho nhà thơ Nga, Osip Mandelstam. 

Trong Hy Vọng Chống lại Hy Vọng, Hy Vọng Dù Không Còn Hy Vọng, Hope Against Hope, hồi ký của Nadezhda Mandelstam viết về chồng, nhà thơ Osip Mandelstam đã bị Stalin sát hại, [đoạn "Kệ Sách"], bà kể lại:
Cách đây hơn phần tư thế kỷ, vào ngày kỷ niệm Lễ Lao Động, 1938, tôi trở lại Moscow từ Samatikha, một căn nhà nghỉ gần Murom, nơi M. [Osip Mandelstam, chồng bà], đã bị bắt. Hy vọng có tí đồ thăm nuôi, giúp ông sống qua những ngày chờ đợi số mệnh quyết định, tôi lấy vài cuốn trên kệ sách, và đem bán cho một chủ tiệm bán sách cũ, và dùng tiền để mua tem phiếu thực phẩm gửi cho ông. Gói đồ thăm nuôi đã bị gửi trả lại, với lời ghi, "bởi vì người nhận đã chết".
Tôi vẫn khăng khăng với ý nghĩ làm sao lưu giữ một số sách vở của chúng tôi, như thể nhờ đó mà vẫn còn giữ mãi được ảo tưởng, rằng cuộc sống của vợ chồng chúng tôi chẳng có gì thay đổi, tụi khốn nạn không làm sao làm cho chúng tôi đau khổ, trở thành những nạn nhân của chúng.
Ngoài ra, còn là mối quan tâm của M. đối với thập niên 1930.
Tuy đành phải đem bán, nhưng tôi có ghi tên tất cả những cuốn sách đó, chắc là không đầy đủ, vì hoàn cảnh lúc bấy giờ, làm sao nhớ hết nổi. Số sách còn lại, tức những cuốn tiệm mua bán sách cũ lắc đầu, tôi gửi ở chỗ người anh/em của tôi, là Evgeni, bởi hoàn cảnh như tôi làm sao cất giữ?
Chúng tôi bắt đầu mua sách, khi tôi có việc làm ở cơ quan in ấn For a Communist Education. Mỗi tháng họ cho tôi một phiếu mua sách, “voucher for the acquisition of books”, đây là nằm trong chính sách trồng người của nhà nước. “Chỉ những cuốn quan trọng”, tay sếp của tôi nhắc nhở, lần đưa phiếu mua sách đầu tiên. Ông đặc biệt nhấn mạnh, quan trọng nhất, là bộ sáu cuốn Lênin và tuyển tập Stalin, lúc đó đang ra lò. Tất cả bè bạn của chúng tôi thì đều đã có toàn bộ sách kinh điển của chủ nghĩa Mác xít - Lên nin nít, làm sao không? Chúng nằm thành hàng, một cách uy nghi, trên kệ sách, và là “khuôn mẫu trí thức” của bất cứ một căn hộ nào. Những ông thầy bà thầy của chế độ thì rất minh bạch về chuyện này, khi dậy dỗ những thế hệ tiếp nối. Stalin thực sự tin rằng nếu tất cả những nhà trí thức “cầy nát bấy” tất cả những tác phẩm đó [properly read: đọc tới nơi tới chốn], lập tức, họ thấm nhập, và hoàn toàn “được” thuyết phục, bởi tính lô gíc không thể nào bắt bẻ được ở trong đó, và từ bỏ ba thứ tư tưởng hão huyền mang tính lý tưởng của họ. Văn học cách mạng Mác xít là phải được đòi hỏi ở mức độ đỉnh cao như thế.
Cái anh nhóc mật vụ mặt búng ra sữa, trong lần khám xét căn hộ của chúng tôi, và sau đó, bắt giữ M., đã hết sức sửng sốt, khi không nhìn thấy văn học Mác xít ở trên kệ sách của chúng tôi. Anh ta lõ mắt ra, và hỏi:
“Như vậy là các người bầy những cuốn sách kinh điển Mác Xít ở đâu?”
M. ghé tai tôi nói nhỏ:
“Đây là lần đầu tiên chú nhỏ mầm non cách mạng này đi bắt người, mà không nhìn thấy bùa trừ tà ở trong nhà nạn nhân.”
[This is the first time he’s arrested anybody who doesn’t have Marx”: Lần đầu tiên anh ta bắt một kẻ  không có Marx].
Nói chung, chúng tôi không có những cuốn bùa trừ tà, tức những cuốn sách kinh điển của văn học Mác xít, mặc dù đây là chuyện cần thiết, phải nói là bắt buộc, đúng như bạn bè thường khuyên bảo, và thúc giục. Không chỉ sách Mác xít. Một ông bạn thân đã khuyên M. mua bộ từ điển tiếng Tây, Larousse, vì theo ông, nó rất cần cho việc dịch thuật. Đó là giữa thập niên 1920. khi M. không còn cách nào khác, đành trông vào việc dịch sách để nuôi thân. Bộ Larousse đó vẫn chưa được cởi bỏ những sợi dây buộc, cho tới khi được chuyển giao cho người bán sách cũ, khi M. thất bại trong cái nghề kiếm cơm bằng dịch sách.
Không chỉ dửng dưng với những bộ sách kinh điển của chủ nghĩa Mác, M. còn dửng dưng cả với chuyện sưu tầm sách. Ông chẳng bao giờ mò tìm sách quí, sách hiếm, và chẳng bao giờ mê có đủ nguyên bộ, một tác giả nào đó. Tất cả những cuốn sách mà ông cần, chúng đều liên quan tới một liên hệ bạn bè, hay tình cảm rất đỗi tư riêng, của riêng ông. Ngoài ra, còn những cuốn, tuy có giá trị tình cảm nhưng không vì thế mà cứ khư khư ôm giữ chúng. Thí dụ như một lần ông để Katayev lấy đi cuốn My Sister Life của Pasternak, chỉ ít lâu sau khi cuốn này được xuất bản. “Cái tôi cần thì đã nhớ. Anh ta cần hơn tôi”. M giải thích.
M. ít khi tỏ ra thích thú, về cái chuyện tìm tòi sách cũ sách hiếm của tôi. Một lần, tôi kiếm được cuốn Cor Arden của Ivanov, trong đống sách cũ. Chúng tôi đã từng có nó, nhưng đã làm mất, hoặc đã cho ai. M. hoàn toàn dửng dưng, “Tại sao lại làm lại một chuyện đã từng làm, Why the same thing again?”. Đó là một điều đã thuộc về quá khứ, và M không muốn, chẳng bao giờ muốn trở lại, có lẽ phải nói, lập lại. Nhưng có lúc, ông tỏ ra rất hài lòng, thí dụ như với bộ sách của Burger. “Em luôn biết làm hài lòng anh, luôn biết điều anh cần!” Nhưng điều này không đúng, ngoại trừ với bộ sách của Burger. Nghĩa là, ông dửng dưng với vô số điều mà tôi tặng ông.
[… ]
Trong số những tác phẩm chúng tôi có hồi thập niên 1930, không có những nhà thơ của thế kỷ 20 ngoại trừ Annenski, hai tay Acmeists, Gumilev và Akhmatova, cộng thêm ba thứ lính tinh. M để ý tới thơ ca thế kỷ 20 vào năm 1922, khi có hai tay còn trẻ tính thử vận may của họ bằng nghề xb tư, họ tới gặp ông, đề nghị làm một tuyển tập thơ Nga, từ đám thi sĩ Biểu Tượng “cho tới bi giờ”…. Cuối cùng tuyển tập thơ bị kiểm duyệt ngăn chặn không cho xb, vì không chịu đưa vào trong đó những nhà thơ “vô sản", những nhà thơ đã được nhà nước bảo trợ [sponsored by the State]. Tên tuổi của mấy ông này bây giờ hoàn toàn đi vào quên lãng, và tôi không thể nào nhớ nổi, những ông nào đã được kiểm duyệt khuyến cáo phải đưa vô tuyển tập. Tay kiểm duyệt còn khuyến cáo, cần phải đưa ra khỏi tuyển tập rất nhiều nhà thơ lớn, mà anh ta kết án là “trưởng giả và xa lạ, ngoại lai, nhìn từ quan điểm giai cấp”.
“Cái đó nghĩa là gì?” Đó là câu M. hay hỏi, khi đụng một câu thơ làm ông bực mình. Thí dụ như lần ông đụng câu thơ nổi tiếng của Mayakovski: “Thần thánh của chúng ta là vận tốc; của trái tim, cái trống”. Bản thân tôi, rất mê sự réo rắt của câu thơ, vì M. mà tôi đâm ra tư lự, và tìm hiểu ý nghĩa của nó.
Đại thể, M. nghĩ tốt về Mayakovski, và có lần ông nói về hai người đã quen nhau trong trường hợp nào, và lý do nào lại rã ra: chỉ là vì, “ích chi đâu”, những nhà thơ của những trường phái đối nghịch kề vai bá cổ nhau?
3
[còn tiếp]
NQT
tanvien.net